Wednesday, August 24, 2011

Đoàn Công Tác 72

Những con sóng nhỏ tung tăng dưới dòng nước trong queo, từng đợt và từng đợt thật nhẹ, những viên sỏi vàng, nâu, đen, đục màu nằm yên lặng và hững hờ theo năm tháng, bải biễn ngắn và thật vắng vì đây là khu quân sự.
Chiếc cầu tàu dài bằng gổ thông cũng ngả màu xám đục, nằm phía trên mặt nước khoảng vài gang tay, bên hông một vài vỏ xe và những cuộn dây thừng làm vật đệm cho tàu cập bến. Tiếng đưa kẽo kẹt lung linh phãn hồi theo dòng nước, những ngọn gió nhè nhẹ kéo về từ đèo Hãi Vân theo sóng nước về đây từng chập, phía trên ôm theo sườn núi, con đường tráng nhựa đen, những hơi nóng bóng loáng trên đường của buổi trưa, không xa là lối lên núi của đài kiễm báo Sơn Trà ngự trị tại vùng này không biết từ bao giờ hướng về phương Bắc cảnh báo không phận và gìn giữ cho an sinh của miền Nam.
Bên tay phải cây cầu này là Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, sau những chuyến công tác xâm nhập miền Bắc Việt Nam giờ đây yên lặng và nhộn nhịp hẵn lên với những chuyến xe Jeep chạy thật nhanh vào xế chiều, đầy nhóc những anh em Biệt Hải từ Hoàng Sa và Trường Sa mới về, một số băng bó trên người mang những thương tích trong trận kịch chiến với Hải Quân Trung Cộng từ những hòn đảo xa vừa về.
Phía cuối con đường nhìn về những dãy trường sơn đâm ra biễn trùng điệp, là Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải, một mình một cỏi, phía bên phải của con đường trước khi đến bải biễn Tiên Sa nhìn về phía đồi hoa Sim là doanh trại Biệt Hải. Những tóan Hải kích một thời chế ngự các mật khu đường biển khắp mọi miền đất nước.
Đối diện với cầu tàu, băng qua đường là nơi đồn trú của Đoàn Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật vì triền núi dốc thẵm mới nhìn vào như lối kiến trúc 2 tầng. Cột cờ ngay cổng bước vào cũng là nơi tập họp điểm danh và chào cờ, phía tay phải dẫy văn phòng các ban tham mưu, phía sau là khu truyền tin với những cột antenna dù căng cao, trên đồi cao phía sau Đoàn là bải đáp trực thăng, cho các Toán xâm nhập hành quân, bên tay trái dãy nhà tiếp liệu ban 4, nơi trang bị và tiếp liệu cho các toán Công Tác xâm nhập,  trên cao sau con đường dốc là Câu lạc bộ và cạnh đó cũng là nơi phòng ngủ của các Liên Toán Trưởng và Sỉ Quan tham mưu trong đoàn, dẫy nhà kế tiếp nơi phòng ngủ của các Toán Trưởng kế tiếp là Bệnh Xá của Sở Công Tác, bên cạnh có một cái miếu có ghi tên cửa các Chiến Sĩ Biệt Hải đã Hy Sinh khi thi hành Công Tác tại miền Bắc.
Đối diện phía dưới là phòng ngủ của các toán chính giữa khu với dãy nhà tiếp liệu là khu giặt đồ với một hồ nước thật lớn một ngưòi đàn ông trạc tuổi ủi áo quần và một cháu gái phụ giúp giặt giũ. Đằng sau dẫy phòng của anh em Toán là khu gia binh .
Sau những chuyến công tác dài trút bò những nặng nhọc từ balô, súng, dây đạn, áo mưu sinh, đồ xâm nhập, giày map, dội vào người một nón sắt nước lạnh từ thùng phuy xăng loại 50 gallons cắt miệng, nước lạnh và đục màu rong phía đáy, mùi nước suối núi Sơn Trà, dư âm của rừng rú dội vào người như trút bỏ mọi hiễm nguy sau lưng, bỏ lại rừng hoang với tiếng chim kêu buổi sáng, tiếng côn trùng gào thét suốt đêm thâu, tiếng súng A.K tín hiệu liên lạc của địch quân, và cuối cùng là tiếng động cơ trực thăng theo gíó đưa về trong những ngày triệt xuất, tiếng hò hét của địch quân tràn xuống sườn đồi cố bắt sống Toán và cuối cùng tất cả đều bỏ lại sau lưng trở lại căn phòng nhỏ bé này và cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.






Và ..... cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.
Phụ trách Quân Sự tình báo chiến lược Quân Khu 1 , trách nhiệm 3 đoàn công tác 11, 71 và 72 , tin tức và lệnh hành quân trực tiếp từ phòng 3 hành quân Quân Khu 1, thời gian này do Trung Tướng Ngô Quang Trưỡng làm tư lệnh. Các Phi Đoàn trực thăng 253, 239, 233 và 213 Phi Đoàn quan sát 110 và 120 thời gian này phi đoàn 219 đồn trú ở Nha Trang .
Hành quân tiêu chuẩn cho Quân Đoàn 1 là 10 ngày và lương thực mang theo là 15 ngày vì thời tiết xấu quanh năm, đôi lúc trong một ngày chỉ có 1 giờ đồng hồ thời tiết khả dĩ để đổ và bốc toán, sau đó mây mù lại kéo vào và tất cả phi hành đoàn phải chờ đến ngày hôm sau.
Các Liên Toán Trưỡng thường theo học các khóa Sĩ Quan Tiền Không Sát và đi bay với Phi Cơ Quan Sát, trách nhiệm tìm bải đáp để thả và bốc toán, hướng dẫn phi hành đoàn trực thăng vào vùng, liên lạc trực tiếp với Chỉ Huy Trưỡng Đoàn hoạc trưởng ban 3 hành quân để nhận lệnh, tùy theo khu vực hành quân đơn vị có thể dùng một đỉnh núi cao dùng làm đài tiếp vận để liên lạc với phi cơ và liên lạc với Toán trong vùng hành quân.
Thức ăn gồm gạo sấy mỗi ngày 3 bịch, 1 bịch nhỏ cho buổi sáng và 2 bịch lớn còn lại cho buổi trưa và buổi chiều đó là cấp số nhưng thường chỉ ăn 1 bịch lớn cho một ngày, số gạo và thức ăn dư đem đổi lấy thuốc lá, tiền cafe hoạc tiền mặt, thức ăn gồm những thịt gà hộp và mang ra để làm chà bông mang cho nhẹ vì phải mang thức ăn 15 ngày không tiếp tế, phụ trội thêm là cá lòng tong khô, loại cá của ngưòi Đại Hàn ăn rất phổ thông và nhẹ nhàng mang theo hành quân trong túi quần mưu sinh lúc nào củng có bịch gạo sấy và bao cá khô này .


 
 
Doanh trại Đoàn 72 nằm trên sườn đồi nhìn về biễn Đà Nẵng, trên đồi nơi bãi đáp trực thăng, nhìn qua đèo Hải Vân và đường bay xuyên qua vùng lữa đạn, Thường Đức, Nông Sơn, đỉnh 1062, đỉnh Đồng Đen, đỉnh 1192 và thẳng về hướng tây là biên gìới Lào, vùng tữ địa với dãy Trường Sơn trùng điệp và cũng là nơi những nhánh đường xâm nhập và những căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt, căn cứ địa 604, 611, 607 và 609 gần Kontum  trên đường 92 xuyên qua Lào và đến những nơi xuất phát xâm nhập miền nam từ Vinh, Quảng Bình của Bắc Việt Nam.
Năm 1974 tình hình chiến sự trong vùng gia tăng mạnh mẽ Cộng Quân tràn ngập quân số hàng Sư đoàn với những căn cứ phòng không thiết trí hiện đại nhất trong cuộc chiến Việt Nam, khu vực này chiến lược quyết định cho vận mạng của Cao Nguyên và kết thúc chiến trường Việt Nam cho những ai thống lĩnh khu vực này .
Quân số mỗi Đoàn công tác gồm có 9 toán công tác, chia làm 3 Liên toán và mổi liên toán có 3 toán Thám sát. Thời gian hành quân của mổi Toán là 10 ngày với 5 ngày dự bị cho thời tiết xấu khi chờ đợi tìm bãi khi triệt xuất , trong những mục tiêu đặc biệt toán cần thêm thời gian để di chuyễn, những công tác đặc biệt chu kỳ công tác là 20 ngày và 5 hay 7 ngày dự bị, trường hợp này toán mang theo trang bị và thức phẩm trong những thùng đặc biệt plastic màu đen và tàng trữ và chôn dấu khi xuống bải và số nhân viên toán củng gấp đôi là 12 người, trang bị toán và mọi thứ cần thiết để xâm nhập, nhưng thiết yếu vẫn là vấn đề thời tiết , đôi lúc Toán phải chờ cả tuần lễ hoạc 10 ngày mới xâm nhập vì thời tiết xấu, mây mù quanh năm. Núi rừng Trường Sơn trùng điệp mây mù quanh năm chiều về khi mặt trời xuống, khí lạnh kéo vào ngay, đôi lúc phải mặc thêm áo quần nhái ( thermal) bên trong để giử hơi ấm và là bộ áo quần duy nhất trang bị trong suốt thời gian hành quân cho dù 10 hay 20 ngày.
Sau ngày ngưng bắn tháng 1 năm 1973, quân lực Hoa Kỳ đã rút khỏi chiến trường Việt Nam, những yễm trợ về không quân như Phi Cơ Phản Lực chiến đấu không còn nửa, những gunship loại bán phản lực Cobra củng vắng bóng và không lực di chuyển và yễm trợ phải xử dụng cơ hửu và bằng mọi cách phải Xâm Nhập toán vào vùng, củng như khi triệt xuất với những trang bị hỏa tiển tầm nhiệt loại mới và hệ thống phòng không với Đại Liên phòng không 37mm và 12.7 mm, và những bải đáp do cộng quân thực hiện và phục kích toán ngay tại bải đáp, những Trực Thăng thả toán tránh né những đường bay lữa đạn trong giai đoạn này thật cam go và nhiều thử thách khi thả và bốc toán.
Sau tháng 30 tháng 4 năm 1972 cơ quan MACV-SOG chính thức ngưng các hoạt động trên chiến trường Việt Nam. Các toán nhảy Nha Kỹ Thuật tự lực cánh sinh và trong thời gian sau ngưng bắn tháng giêng năm 1973, sự hiện diện của các hoạt động quân sự của Việt Cộng gia tăng, các đoàn Công Tác và Đoàn Liên Lạc chịu trách nhiệm cho 3 quân khu 1,2 và 3 hành quân liên tục cho đến 30 tháng 4 năm 1975
Chuyen Tau Hoang Hon - Giao Linh

Neo Duong Ky Niem / Giao Linh
 
Cho Nguoi Vao Cuoc Chien / Hoang Oanh
Chiếc Xà Lan định mệnh

Đòan tàu từ Việt Nam trên đường di chuyễn đến Vịnh Subic Phi Luật Tân 
2 tháng Năm 1975
38 năm trôi qua, tưởng chừng như giấc mơ, mới đó đã hơn 38 năm, những gì đã đi qua trong quãng đời của anh em Nha Kỹ Thuật tại Hoa Kỳ, từ những ngày đầu tứ cố vô thân, không bà con, không anh em, không họ hàng, không quê hương, nhưng còn tổ quốc, quay qua quẩn lại, mấy thằng trời đánh trật búa, những anh em ngày nào cùng trên chuyến tàu quân vận LCM trên sông Sàigòn tối 29 tháng 4 không trăng sao, không sống vổ bập bùng, bầu trời thật đen, nhưng nên trời vẫn màu xám của khói và mây quyện vào nhau, bầu trời tuy tối nhưng ánh sáng màu vàng ửng lên của Thành Tuy Hạ đang cháy ngọn lữa thật sáng và thỉnh thỏang kéo theo nhiều tiếng nổ ầm ỉ. cho đến đòan tàu đi qua và mờ khuất trong màng đêm, tâm tư của đòan tàu di tản ra Phú Quốc, chờ ngày trở về lấy lại Sài gòn, nhưng sự thật và những gì xảy ra không hẳn như thế, đòan tàu tiếp tục di chuyển ra khỏi sông Sàigòn và trực chỉ ngòai biển khơi, tối đêm đen như mực và tiếp tục di chuyển ra ngòai hải phận quốc tế hồi nào cũng không hay, một đêm trôi qua, buổi sáng thức dậy, như những đêm trước, không có gì mới mẻ, đời lính nay đây mai đó là chuyện thường, không có gì phải chú ý, đời nhảy tóan chỉ có 2 ngày quan trọng nhất là ngày xâm nhập vào LZ và ngày triệt xuất ra khỏi vùng và chờ cho máy bay thật sự ra khỏi vùng và đốt một điếu thuốc biết mình còn sống, bây giờ lang thang ngòai biển, không có gì để gây ấn tượng vã lại chuyến đi vô định nên chẳng có gì phải nao núng, càng trưa càng đông những tàu bè qua lại, ghe lớn ghe nhỏ, nhìn vào trong đất liền, mờ mờ xa và khói đục, mây xám bao phủ âm u và ảm đạm, không còn phân biệt mây và khói, rồi ánh sáng chói chang, bây giờ khõang 10 giờ sáng 30 tháng 4 những người quây chung quanh những radio nhỏ nghe lời kêu gọi buông súng của ông Dương Văn Minh, nhìn qua nhìn lại tất cả đều án binh bất động, không có phản ứng nào cụ thể, những nét mặt đăm chiêu tê tái, chai lì không tỏ vẻ nao núng họac xúc động, những tuyên bố của những lãnh tụ, đảo chánh, lật đổ, tuyên bố chúc tết thường nghe vào dịp đầu xuân, bây giờ thêm một tuyên bố nửa củng chẳng đi vào đâu, đời sống của những người nhảy tóan mạng sống đếm từng ngày còn tâm tư đâu mà để ý đến những lời tuyên bố này nọ. Con tàu tiếp tục trôi với biễn cả mênh mông và vận tốc trôi của con tàu, không hình dung nó đang thả nổi hay chạy chậm, lâu lâu có một vài con tàu dân sự lọai lớn ghé ngang nhưng không có phản ứng nào, rồi tiếp tục trôi, buổi xế chiều một chiếc tàu khác cập đến nhưng khác hơn là có một xà lang nhỏ trần truồng không có bao cát chung quanh, nhìn quanh một chiếc xà lan lớn có bao cát chung quanh bao bọc bởi hàng rào B40 thật cao, qua khỏi đầu, sau này mới biết là những xà lan này dùng tải đạn cho trận chiến Kampuchia và những trận đánh yễm trợ vùng 4 hay vùng duyên hải, người ta rỉ tai phải di chuyển qua xà lan này thì tàu mới bốc, chẳng biết đi đâu và làm gì, nhưng phải qua tàu lớn rồi hẵn tính, rồi một chiếc tàu khác vừa đến, những người lính TQLC Mỹ súng M16 cầm tay và dàng hàng ngang trên boong tàu, một chiếc thang chéo ngang thả xuống bên hông tàu, đòan người bên xà lan dành dựt nhau, chen lấn lên cầu thang, những tiếng loa kêu gọi trật tự và sắp hàng một, thật xa và âm thanh bị đứt khỏang, chiếc thang lại kéo lên và con tàu rời xa xà lan bỏ lại đòan người chơ vơ và những tin đồn bắt đầu len lỏi trong số người còn lại, "người ta chỉ đem đi con nít và đàn bà thôi".
Một chiếc tàu khác cập Xà Lan đòan người trên xà lan nhào đến leo qua những bao cát và hàng rào B40, số người quá đông và sức nặng làm cho hàng rào sập xuống, những người bị thương và hàng rào cát đè lên người không ai biết số phận những người ấy thế nào
có lẽ họ chuyễn lên tàu cấp cứu. Sau khi bốc thêm một số người chiếc thang lại kéo lên và chiếc tàu rời cái xà lan con và dần xa. Chiều hôm ấy và trời đã tối một chiếc tàu khác cập và cố gắng đưa tất cả những người còn lại lên tàu va cuộc hành trình về vùng Vịnh Subic của Phi Luật Tân. 
 
Chiếc Green Port đang chuyển người Việt Tỵ Nạn qua American Racer
trong Vịnh Subic của Phi Luật Tân 
Khoảng cách từ Sài gòn đến Subic bay là 1011 Nautical Miles nếu di chuyển vận tốc 10 knots / hour sẽ đến Phi Luật Tân trong 4 ngày

 Trong thời gian này Quốc Hội Phi Luật Tân chỉ cho số người Tỵ Nạn trên Vịnh Subic tối đa là 5,000 người do đó tàu không được cập Vịnh và một số người phải qua những hòn đảo nhỏ của Phi Luật Tân trong vùng chờ phương tiện để đem về đảo Guam làm thủ tục. 
Chiếc American Racer bây giờ đã đầy ấp số người khả năng vận tải của chiếc tàu này có thể lên đến 5,000 người và trên đường sang đảo Guam 

 Chiếc American Racer sau mấy ngày đêm đã cập bến tại Đảo Guam giửa Thái Bình Dương, mang theo hàng ngàn người Tỵ Nạn Cộng Sản vào đầu tháng 5 năm 1975

Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, chiếc American Racer chở đầy người tỵ nạn cập bến đảo Guam, đa số anh em Sở Công Tác trên chuyến tàu định mệnh này, Subic Bay Phi Luật Tân chỉ là trạm để chuyển đổi vì Quốc Hội Phi không cho phép số người tại Subic Bay trên 5,000 người, tại Guam những dãy lều dã chiến san sát bên nhau, người ta bắt đầu tìm kiếm những thân nhân thất lạc, những mẩu nhắn tin nhỏ thấy dán mọi nơi, số người ở Guam cũng đã đông và những chuyến bay C141 chở người tỵ nạn qua đảo Wake và một số khác đang làm thủ tục để vào các trại tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Chiếc tàu American Racer đã đưa người tỵ nạn từ Subic Bay đến đảo Guam chính giữa Thái Bình Dương
sau năm 1975 những chiếc tàu này không còn hoạt động và nằm ở khu phế thải tàu gần Livermoore, California


Following the fall of Saigon in the summer of 1975 hundreds of thousands of refugees fled Vietnam. Thousands of these refugees were rescued at sea by U.S. Navy ships and taken to Subic Bay. A temporary processing center that handled thousands of refugees was set up on Grande Island in 1975. They were later taken to the Philippine Refugee Processing Center in Morong, Bataan. The Military Bases Agreement of 1947 was amended in 1979, changing the role of the Americans at Subic Bay from landlord to guest. The amendment confirmed Philippine sovereignty over the base and reduced the area set aside for U.S. use from 244 to 63 square kilometres. Philippine troops assumed responsibility for the perimeter security of the base to reduce incidents between U.S. military and Philippine civilians. The unhampered operation of U.S. forces was assured. The U.S. granted the Philippines $500 million in military sales credits and supporting assistance.


 Trại tiếp đón người Tỵ Nạn được dựng lên vội vàng, những căn lều vải của Quân Đội và những thiết kế tạm thời sau khi lập thủ tục môt số qua đảo Wake và số khác vào các trại Tỵ Nạn trong đất liền
 The distance from Guam to Subic Bay Philippine is 2538 km 
or 1577 miles.

Distance Guam (Hagåtña) – to  Wake Island - Wake Island
 2424 km, 1506 miles, 1309 nm, .

 Wake Island – U.S.A. to Hawaii - Honolulu, 
3707 km, 2303 miles, 2001 nm

Ở đảo Wake có những dãy nhà đã xây sẵn từ lúc nào dành cho quân nhân và những người làm việc tại đây cư ngụ. Trong những dẫy nhà có một nhà ăn và những người tỵ nạn thời bấy giờ phân biệt khu này hay khu khác bằng màu sơn của nhà ăn, khu anh em NKT ở đông nhất là khu nhà ăn xanh, anh em các đòan Công Tác như 72, 71, là đông nhất có luôn cả cựu Đại Tá Ngô Xuân Nghị CHT/SCT ở cùng nhà với anh em, một thời gian sau đó tuần tự được đưa về những trại tỵ nạn trong đất liền, trong 2 trại lớn nhất và có nhiều anh em nhất đó là Camp Pendleton ở Oceanside California và Trại khác ở Arkansas . Trong thời gian ở Đảo Wake anh em Nha Kỹ Thuật đa số là 2 Đòan 71 và 72 có một vài anh thuộc Đòan 11 như Lê Văn Thắng và Đòan 68 có anh Võ Tấn Y và Tr/Sỉ Lâm, khi qua đến Camp Pendleton Oceanside California anh em ở gần nhau chung một lều và cũng là tháng ngày đầu tiên anh em sinh họat Nha Kỹ Thuật tại Hoa Kỳ, Ở đảo Wake khõang vài tháng lúc này những người Việt tỵ nạn tại đây cũng thưa dần và lúc gần đóng cửa, anh em chúng tôi chia làm hai, một số về Arkansas, số còn lại về California

Honolulu – Hawaii – U.S.A. measured in .California - Los Angeles *, 4123 km, 2562 miles, 2226 nm ...

Trung Vịt bầu 71, Thanh Đen 71, Phạm Hòa 72, Bùi Hai ND, 
Châu Rè 71 và Huệ Râu, 71, 68

Những tháng ngày đầu tiên tại Hoa Kỳ Camp Pendleton Oceanside California, bây giờ có lẽ khõang tháng 8, cho dù là mùa hè tại địa phương, ban ngày ấm áp nhưng ban đêm nhiệt độ hạ xuống thật lạnh, những căn lều dã chiến của quân đội không đủ ấm, ban đêm tất cả mọi người co ro nơi cái ghế bố mặc dầu đã lót vài cái mền thật dầy ở phía dưới, cái giường bố lọai xếp, một cái nệm phao bằng hơi, cái mền lính , tấm drap trãi giường và một cái gối, gia tài vỏn vẹn bao nhiêu đó. Không khí ở đây ban đêm thật lạnh, mỗi người tỵ nạn được cấp phát một cái áo lạnh loại nylon dầy cộm, sau này khi ra trại, người Việt tỵ nạn nhận dạng nhau qua chiếc áo lạnh này. Trong thời gian này tâm tư xáo trộn nhất vì không có tin tức của người thân nơi quê nhà, đời sống mới mù tịt như bóng đêm dày đặc, không bà con thân nhân, quê hương xa vời vợi, tổ quốc như vượt khỏi tầm tay, thật khó hình dung những tâm tư trong lúc này, hàng ngày Thiếu Úy Huệ đi làm việc trên Processing Center nó mang về mấy cái áo quần hoạc giày dép củ, mặc thử vào cái nào vừa có quyền sở hữu chủ, mổi ngày sắp hàng ăn cơm hai lần, chiều về tắm rửa và màng đêm cũng vừa buông xuống, rồi một ngày lại đi qua, tương lai dầy đặc sương mù. Tin tức chuyền miệng nhau qua tin đồn, anh em Nha Kỹ Thuật có mấy đứa biết nhau từ trước nếu có tìm thêm ai quen, thì giới thiệu và nhập bọn, từ ngày rời đảo Wake để vào đất liền đa số anh em về Arkansas nhiều hơn là California và số anh em được đưa về trại Tỵ Nạn Arkansas đa số hiện nay định cư tại Miền Trung Hoa Kỳ.

Những chuyến bay chở người tỵ nạn từ Guam, Wake và Philippine vào Camp Pendleton đều đáp xuống Phi Trường vào ban đêm, và xe Bus chuyên chở vào trại làm thủ tục trong đêm tối, sau này mới biết chính phủ Hoa Kỳ rất dè dặt khi mang hơn 130 ngàn người Tỵ Nạn từ Việt Nam vào Hoa Kỳ, thời điểm 1975 sau chiến tranh Việt Nam, nạn thất nghiệp tại Mỹ rất cao vào thời bấy giờ và cao trào chống Chiến Tranh Việt Nam tuy chấm dứt nhưng vẫn còn đang âm ĩ vì những tin đồn chính phủ Hoa Kỳ vẫn bí mật yễm trợ chiến tranh Việt Nam mặc dầu đã rút quân toàn bộ sau Hiệp Định ngưng bắn vào ngày 27 tháng giêng năm 1973


Sau tháng tư đen 1975 những chiến hữu Nha Kỹ Thuật di tản sang Hoa Kỳ, đông đảo nhất là Quân Nhân thuộc Sờ Công Tác Nha Kỹ Thuật Bộ Tồng Tham Mưu. Đơn vị sở Công Tác gồm có 5 Đoàn Công Tác, Đoàn 11 và 71 đóng tại Sơn Trà, Đà Nẵng, Đoàn 72 căn cứ Tiên Sa trước Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải NKT, cạnh Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải phiá bên kia là đèo Hải Vân, Đoàn 75 căn cứ tại Phi Trường Cù Hanh Pleiku và Đoàn 68 nằm trong khu cấm tại Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế, Long Thành, Biên Hòa.
Cuối tháng 3 năm 1975 sau biến cố Di tàn miền trung Bộ Chỉ Huy Sờ Công Tác từ Sơn Trà Đà Nẵng xuôi Nam về Sàigòn bằng "Hải Lộ Kinh Hoàng" theo những chuyến xà lan, những chuyến tàu đủ loại, những chiếc tàu kéo về đến Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Làng Cô Nhi Long Thành và cuối cùng là Kho 18 Khánh Hội, Quân 4 Sàigòn chứng kiến hàng ngàn quân nhân và đồng bào đã bỏ mạng trên đoạn đường Hải Lộ Kinh Hoàng này.
Tháng 3 năm 1975, Đoàn Công Tác 75 đóng tại Pleiku chịu chung số phận với cuộc triệt thoái lịch sữ Cao nguyên, bằng đủ mọi phương tiện, Bộ Chỉ Huy, các Toán cùng khu gia binh, đi tản đường bộ băng rừng những phụ nữ và trẻ em chân tả tơi, giày dép rách nát còn lại những đôi vớ rách nát bao chân, không tiếp tục hành trình, cuối cùng tá túc lại những buôn Thượng, một số khác đã được Phi Đoàn 219 đón giữa rừng và đưa về Tuy Hòa. rồi gặp nhau tại Nha Trang, có người tìm đủ mọi phương tiện cuối cùng số quân nhân còn lại về tập trung tại kho 18 và sát nhập vào các Đoàn thuộc Sở Công Tác tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm hành quân thu thập tin túc cho Quân Đoàn 3 cũng như Biệt Khu Thủ Đô.
Vòng đai thủ đô Sàigòn lúc này đã bị vây chặt bỡi nhiều sư đoàn của cộng quân, cùng chung số phận này Đoàn Công Tác 68 đồn trú tại Long Thành cũng về tại Kho 18 Khánh Hội và tiếp tục hành quân với tất cả các Đoàn khác của Sở Công Tác khu vực hành quân trong thời gian này là vòng đai của Sàigòn giáp ranh vơí Tỉnh Bình Dương, như Ấp Đồn, Bình Triệu, và một số công tác khác thuộc Quận Gò Vấp tỉnh Gia định khu vưc vòng đai Phi Trường Tân Sơn Nhất, phía ngoài Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Hốc Môn và Xa Lộ Đại Hàn. Ngoài một số toán chịu trách nhiệm bảo vệ yếu nhân thuộc Bộ Tổng Tham Mưu và một số toạ độ bí mật được giao phó tại Biệt Khu Thủ Đô và các quận của Tỉnh Gia Định.
Tối 29 tháng 4 năm 1975 BCH Sở Công Tác cùng các Đoàn Công Tác rời sông Sàigòn bằng Đoàn tàu Quân Vận tại Kho 18 cùng với đoàn tàu của Hải Quân, một số toán trong vùng Hành Quân vẫn chưa có phương tiện để về cùng triệt xuất cùng đi, cũng như lần di tản miền Trung khi đoàn tàu rời bải biển Tiên Sa ra khơi một số toán vẫn còn hành quân trên đèo Hãi Vân và sau này hình ảnh lại được xuất hiện trên phim “Mưòi Ngàn Ngày Chiến Tranh Việt Nam” hai tay trên đầu từng ngưòi một ung dung trong thân phận tù binh chiến tranh. Những hình ảnh này về sau lưu lại trên tập Sách Lịch Sữ Chiến Tranh Việt Nam toàn tập 20 cuốn sách loại dầy có bìa cứng tìm thấy trong các Thư viện Hoa Kỳ. lần này tất cả đoàn tàu trong đêm tối âm thâm di chuyển không một ánh sáng ngoại trừ những ánh sáng lóe lên và tiếng nổ chập chùng của kho đạn thành Tuy Hạ bên kia sông Sàigòn. Trên những chiếc LCM loại đổ bộ của Quân Vận QLVNCH có hầu hết Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác cùng các đoàn Công Tác được lệnh di tản ra khỏi khu vực Sàigòn đi đến Hải Phận Quốc Tế.
Vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tất cà được di chuyễn qua các xà lan (loại vận tải tiếp tế đạn dược cho trận đánh vượt biên Cam Bốt ) chung quanh có bọc bao cát và lưới kẽm cao quá đầu, cũng vừa lúc ông Dương Văn Minh trên hệ thống truyền thanh tuyên bố bàn giao với chính quyền phía bên kia ( Việt Cộng) lúc ấy vào khoãng 10 giờ sáng. Chấm dứt 5 năm từ ngày thành lập Sở Công Tác tại Nha Trang , 11 năm từ ngày thành lập Nha Kỹ Thuật Tại Thủ Đô Sàigòn và 10 năm trưóc đó của Sở Kỹ Thuật cũng như các hoạt động Quân Sự Tình Báo của đơn vị này từ ngày chia cắt đất nưóc 20 tháng 7 năm 1954 và trước đó.
Sau những tai nạn như sập xà lan ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài biễn đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái chạy hình chử Z ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng hoa kỳ phải bắn chìm xuống vực sâu trước khi gây tai nạn cho những tàu bè trong vùng, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu, những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ di tản từ chiến trường Xuân Lộc và lân cận Vũng tàu tìm cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ.
Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên những tàu lớn trên đó có sự bào vệ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trực chỉ xuôi nam về Subic Bay căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân một trong những chuyến tàu đó là chiếc GREEN FOREST sau khi cập bến Subic Bay một số tàu có vận tải lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang chiếc tàu mới Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người, và tiếp tục hành trình từ Subic Bay đến đảo Guam, trong vịnh này một số các tàu Hải Quân VN vừa cập bến làm lễ Hạ Kỳ VNCH và bàn giao cho tàu Hải Quân Hoa Kỳ, Chính phủ Phi Luật Tân hạn chế số ngưòi trên Subic Bay là 5,000 ngưòi, trong lúc chờ đợi lên Tàu để về Guam số còn lại phải di chuyển qua những hòn đảo khác lân cận.
Chặng đầu tiên chiếc American Racer cập đến Đảo Guam, thuộc lãnh thổ của Hoa Kỳ thuộc Quần Đảo Thái Bình Dương nơi đây những căn lều dã chiến được dựng nên và cũng là trung tâm lập thủ tục cho ngưòi tỵ nạn như thẻ I94 , khai báo thân nhân, gia cảnh đây là một loại thẻ đặc biệt cho ngưòi tỵ nạn như thẻ căn cước thời bấy giờ (không có hình) và có đóng dấu có thể làm việc tại Hoa Kỳ, nơi đây dấu tích của Căn cứ Không Quân Anderson và những phi vụ B52 oanh tạc trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi thiết lập thủ tục và thẻ căn cước một số người tỵ nạn được đưa thẳng đến các trại tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Một số khác được vận chuyển bằng phi cơ quân sự C141 đến Đảo Wake (khoảng cách giữa Guam và Hawaii) có khỏang vài ngàn ngưòi tạm trú tại đây trong khi những trại tỵ nạn tại những căn cứ Quân Sự Hoa Kỳ tìm những ngưòi bảo lãnh để có chổ trống di chuyễn những ngưòi bên đão vào đất liền, thời gian ở đảo wake có ngưòi ở khoảng vài tháng.
Vào thời điểm này có 4 trại tiếp nhận ngưòi Tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam chính là:
Eglin Air Force Base in Florida,
Fort Chaffee in Arkansas,
Fort Indiantown Gap in Pennsylvania
và trại lớn nhất là Camp Pendleton in California
Đã có 50,424 ngưòi đi qua trại nầy và có một lúc trại này đã tiếp nhận 19 ngàn ngưòi, tồng số ngưòi tỵ nạn Cộng Sản vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 là 133,000 người và người tỵ nạn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ đầu tiên vào ngày 2 tháng 5 năm 1975, riêng các em bé mồ côi Việt Nam và Cam Bốt đã được di chuyển bằng những chuyến bay đến các căn cứ Bộ Binh Hoa Kỳ tại Presidio of San Francisco, California Fort Benning, Georgia và Fort Lewis, Washington State cũng như căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Camp Pendleton, California .
Trong các trại này người tỵ nạn Cộng sản hoàn tất các thủ tục giấy tờ và được bảo lãnh bởi những ngưòi Hoa Kỳ giàu lòng nhân ái và qua trung gian của những Cơ Quan Thiện Nguyện gọi là VOLAG như:
Tolstoy Foundation,
American Fund for Czechoslovak Refugees,
YMCA,
United States Catholic Conference (USCC),
Church World Services (CWS),
Lutheran Immigration Aid Society (LIRS),
Hebrew Immigrant Aid Society (HIAS),
International Rescue Committee (IRC),
World Relief Services,
American Council for Nationalities Services (ACNS)
và cơ quan cuối cùng là Persons Granted Asylum.
Hai trại tỵ nạn đông đảo Quân nhân Sở Công tác Nha Kỹ Thuật và gia đình là Fort Chaffee Tiểu bang Arkansas và Camp Pendleton Oceanside, California .
Tiêu chuẩn xuất trại cho những ngưòi có thân nhân và gia đình được ra trại sớm, số còn lại đa số hoàn tất vào lức trại sắp đóng cửa, có người mãi đến tháng 9 hoặc tháng 10 năm 1975 mới ra khỏi các trại tỵ nạn, vào thời điễm năm 1975 vì không có sự chuẩn bị trước của Chính Phủ Hoa Kỳ để tiếp đón ngưòi tỵ nạn nên tất cả đều thực hiện tùy cơ ứng biến, ngay khi cả người tỵ nạn đã đến các đảo ngoài Thái bình dương lúc ấy các quân nhân Hoa Kỳ trong các căn cứ mới mới bắt đầu mua vật liệu thiết kế lều và những khu vực vệ sinh, cũng như nhà ăn và những phương tiện cần thiết khác để người tỵ nạn và gia đình có thể tạm trú trong khi chờ và tìm kiếm ngưòi bảo lảnh. Những trại như Fort Chafee Arkansas ở trong những doanh trại đã có sẳn, còn những doanh trại như Florida và California phải thiết kế lều dã chiến nên đòi hỏi nhiều thời gian hơn, vì qúa nhiều khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán nên hầu hết gặp trở ngại khi phải sống chung, một số có gia đình và được tạm trú biệt lập trong những nhà hoạc chung cư thì đời sống tạm ổn định hơn.



Tư Gia Phạm Hòa, Thanh Đen 71, Tuyên 71, Ngô Lý BCH/SCT, 
Phạm Đức Trung 72, Lê Khắc Trung 11, Đào Văn Thọai 75, Mạnh Tử 71, Bác Sỉ Hưng NKT, Nguyển V Hòa em anh Hưng 11, Hùynh Văn Đức 71, Nguyễn Đa 71, Võ Văn Hương 72, Vũ Ngọc Doanh 71, BCH/SCT, 
Hùng ban lương SCT

Hình trên là em trai thật kháu khỉnh khoảng 13 hay 14 tuồi bây giờ em đã ngoài 50 em đi một mình và từ khi ra trại đến nay không hề gặp lại em, hy vọng một ngày nào đó em tìm lại tấm hình ngày xưa và liên lạc nhau thì vui biết mấy

Một người bạn khác là anh Bùi Văn Hai trong Binh Chủng Nhảy Dù, anh xuất trại chung và về ở vùng Daily City San Francisco sau này anh gia nhập Bộ Binh Hoa Kỳ và ở trong quân đội cho đến ngày giải ngủ

Ông bác này hớt tóc trong trại tỵ nạn Camp Pendleton, vào lúc này thời tiết lạnh và hớt tóc ở ngoài sân cỏ, trời lạnh nên mặc áo Jacket M65 không cởi áo cho dù tóc con rơi xuống.

Group 62 người trong chương trình xuất trại để đi làm việc với hảng Urban Security tại San Francisco, hình chụp ở trước nhà Bà Carmilla Andrea tóc trắng, ngồi phía trước Phạm Hòa ( áo Hawaii) đứng chính giữa
trong hình có Nguyễn Văn Tựu đoàn 11 mặc áo Jean đứng bên tay phải, Nguyễn văn Ngọc là anh ruột của Nguyễn Văn Ẩn Đoàn 11/Biệt Hải ngồi phía tay phải của bà Carmilla Adrea
Hình chụp ở nhà Bà Delaney tại Hayward, California.
Bà là người đầu tiên phát giác 62 anh em độc thân bị bỏ đói hơn một tháng tại đường foothill Oakland và chính bà đã liên lạc với Báo Chí và TV địa phương tìm sponsor cho số anh em tại địa điểm này và giới thiệu trực tiếp với những nhà thờ tin lành địa phương giúp đở cho nhóm tỵ nạn Việt nam đầu tiên tại Bắc California.
Sau khi ra trại Camp Pendleton chúng tôi theo chương trình của Hội thiện nguyện Tolstoy, những cơ quan này họ liên lạc và tìm kiếm người Sponsor "Bảo lảnh" để ra trại, có khoãng gần 10 cơ quan thiện nguyện làm việc tại Pendleton để xúc hoàn tất việc giải tỏa và hoàn tất chương trình tỵ nạn của chiến tranh Việt Nam
vào thời điểm này khoãng hơn 130 ngàn người đã rời khỏi Việt Nam.
Buổi sáng chiếc xe Bus đã chờ sẵn tại khu vực Processing Center, 62 anh em chúng tôi đa số là CQN độc thân xuất trại với chương trình làm việc cho cơ quan Urban Security, trên đường rời trại, những âm thanh ồn ào náo nhiệt, những câu dặn dò lúc chia tay và hẹn ngày tái ngộ và tất cả hăm hở ra đi.
Lộ trình từ Camp Pendleton Oceanside đến Dos Palos thành phố nằm giữa San Jose và Fresno cạnh quốc lộ 152 trên xa lộ số 5 sẻ thấy bảng exit Los Banos và theo hướng dẫn sẽ vào Dos Palos. Khu vực nông trại này đa số cư dân là người Mễ Tây Cơ và không nói tiếng Anh, những nông trại nghèo nàn và những dẫy nhà đường vào đầy dẫy những phân ngựa, buổi chiều nơi này muỗi đầy dẫy và bay từng cột đen, ban đêm chúng tôi đắp chăn thật chặt không phải vì lạnh mà sợ muỗi cắn, mỗi buổi sáng thức dậy tay chân đứa nào đứa nấy với những nốt đỏ vì bị muỗi cắn suốt đêm qua.
Ban ngày chúng tôi theo bọn trẻ con ra đồng bắt những con tôm, cá bị mắc cạn theo những đường thóat nước và đem về nấu ăn bằng một cái bếp ga củ phế thải, thỉnh thõang mấy đứa bé trong xóm mang đến một con gà và mang ra làm thịt, tụi nhỏ chặt đầu con gà vì ở đây chẳng ai ăn tiết của gà, lần đầu tiên thấy lạ nên nhớ hòai hình ảnh này.
Khu vực nầy chẳng ai nói tiếng Mỹ, tất cả đều dùng tiếng Tây Ban Nha cũng may lúc còn trong trại, có học chút đỉnh nên đem ra xài tạm, ngay cả những phi công lái máy bay xịt thuốc và phân bón không người nào nói tiếng Mỹ cả. 
Buổi chiều những người Mể Tây Cơ nầy sau một ngày làm việc ngòai đồng án họ về nhà tắm rửa và thay vào những bộ áo quần như những phim Cowboy hoang dã miền tây ngày xưa, áo quần gắn những kim tuyến và ngôi sao lóng lánh như y phục của danh ca Elvis và họ tập trung vào những Bar uống bia và nghe nhạc, thỉnh thỏang nhảy những điệu vũ của người Mể Tây Cơ.
Tại đây chúng tôi tìm cách tự lực cánh sinh, một số khác không xoay sở nổi nên đã tìm cách liên lạc với các trường học và xin phương tiện trở lại Trại Tỵ Nạn Camp Pendleton.
Cứ khõang một tuần khi chúng tôi bị đói 3,4 ngày lại thấy vài người Mỹ trắng xuất hiện, họ hỏi ai là nguời lo lắng cho các anh ? anh em Thông Dịch Viên đối thọai vấn đáp và sau đó chúng tôi được đến một nhà hàng gần đó để ăn và mua một ít thức ăn tại những chợ gần đó, sau đó những người này biến mất. Một vài tuần sau lại có vài người xuất hiện và cứ như thế tiếp tục. 
Một hôm một nhóm người khác lại đến, nhưng lần này có một xe bus lớn và họ đưa tất cả chúng tôi về thành phố Oakland của người Mỹ da đen, có thể nói thành phố này hơn 90% là ngừơi da đen và chúng tôi được chở đến một căn nhà củ lọai nhà cổ xưa, mổi phòng nhỏ lọai Studio chúng tôi ở 10 người, chúng tôi nằm ngủ ở dưới thảm vì không có bàn ghế và giường nên củng tạm ổn.
Rồi thời gian trôi qua, những người bảo trợ không còn đến như trước, một hôm có một đàn ông tên Jacobson là nhân viên của của công ty Security Guard và muốn huấn luyện để đi làm công việc gác gian, nhưng đa số không hiểu tiếng anh và sau đó mỗi buổi sáng một người đàn ông da đen đến đón vài người đi làm, công việc mang những bịch báo quảng cáo và đi bỏ báo từng nhà bên San Francisco, chỉ được vài ngày những người này không còn xuất hiện, hàng đêm một số anh em tìm kiếm những trường dạy sinh ngữ cho người ngọai quốc và đến để gặp cô và thầy giáo không phải để học tiếng Anh, mà cho họ biết đang bị bỏ đói và cần thức ăn, những đêm học sau đó, những người học trong lớp mang đến những ổ bánh mì và thức ăn nhẹ có thể mang về cho những người còn đang ở trên căn nhà cổ trên đường Foothill
Khõang chừng một tháng sau đó, mỗi ngày chúng tôi thường xuống ngồi hai bên lề đường, một hôm có một người Phụ nữ da trắng củng trạc hơn 60 dừng xe và hỏi thăm chúng tôi từ đâu đến ? qua cuộc trao đổi ngắn, Bà biết chúng tôi bị gạt và bị bỏ đói hơn tháng nay, Bà liên lạc với cơ quan truyền thông và ngày hôm sau, báo chí và TV liên tục chiếu hình và tin tức trên báo với hàng tít S.O.S. Trong căn nhà này chúng tôi chừa một phòng trống làm phònh hội họp và anh em sắp hàng thành nhiều lớp, ngồi, đứng chòm hỏm và đứng thẳng với hàng số điện thọai liên lạc ở phía dưới. 
Những người bảo trợ, những nhà thờ trong vùng Hayward, San Leandro, Daily City, San Francisco bắt đầu làm thủ tục bảo lãnh và chúng tôi thêm một lần chia tay hẹn ngày tái ngộ. Trong số anh em có nhiều người gặp nhà thờ và những gia đình tốt giúp đở, một số khác gặp trở ngại có nhiều anh em phải mấy lần bảo lãnh mới ổn định cuộc sống, đa số nếu có nhà thờ thuê 1 căn apartment và 3,4 anh em ở chung đi học anh văn và đi học ở những trường College địa phương, ở những thời gian này người dân á châu rất hiếm lâu lâu mới gặp một người và người ngọai quốc di dân cũng rất hiếm thấy, đa số là Mỹ trắng họac Mỹ đen, ngay cả người Mể Tây Cơ họ củng sống khu riêng biệt làm nghề nông và cũng ít ở trong khu Mỹ đen hay Mỹ trắng.
Tôi về ở với Bradd Shore một Giáo Sư Nhân Chủng Học một thời gian và đi học ở Cabrillo College và sau này về học tại Santa Cruz University


Một số lớp nhìn ra biễn Thái Bình Dương, những buổi nghĩ trưa ngồi nhìn ra biễn lòng bỗng chùn xuống, vì quê hương mù mịt phía bên kia, đời sống bên này chưa ổn định, tin tức quê nhà mù tịt, tất cả như mây mù che phủ, những ngừơi có gia đình đời sống mau ổn định hơn, những anh em độc thân long bong theo tháng ngày đời vô định. 
Tôi về San Leandro sống với Minh và Ngọc một thời gian, Minh là em của Ẩn và Ngọc là Anh lớn, Ẩn trước ở Biệt Hải sau về Đòan 11 và lúc di tản về Kho 18 Ẩn ở Đòan 72. Sau này Ẩn cũng đòan tụ và nay cũng ở Hayward quê hương thuở ban đầu của anh em chúng tôi.
Một thời gian sau đó tôi liên lạc được với Châu và Trung cùng Đòan 11 và kiếm được việc làm ở Bel-Air Country Club trên vùng Beverly Hill gần Los Angeles
Chúng tôi 3 anh em Nha Kỹ Thuật và Ông Bày từng là Đại Úy Cảnh Sát ở Cần Thơ. Công việc làm thời bấy giờ lương căn bản tối thiểu $2.10 / mỗi giờ, ăn uống và trả tiền phòng khõang vài chục một tháng, tiền để dành anh em gom lại và mua một chiếc xe Capri và hàng ngày sau giờ làm việc, tự tập lái xe và một thời gian sau thi lấy bằng lái tại Santa Monica. Công việc nhà hàng cũng cực nhọc, Ông Bày rửa chén, Trung làm Bus boy chạy bàn, tôi làm Waiter hàng đêm vài trăm người khách hội viên của Club ăn uống và dạ vũ. Những phút giây yên lặng qua tấm kiếng của Phòng ăn, trên đồi cao nhìn ra biễn về Thái Bình Dương lòng buồn vời vợi mỗi đêm.
Sau này Ông Bày liên lạc với anh Lê Khôi trước là Đại Úy thuộc đòan Công Tác 11 và thuyên chuyển về TK Phong Dinh với cấp bậc Thiếu Tá, hiện đang sinh sống ở Arleta Vùng San Fernado Valley và đi làm hảng điện tử. Chúng tôi nhận lời ngay và dọn về vùng này và đi làm ở Vannuys gần phi trường. Thời gian này cũng tạm ổn về đời sống và ban đêm đi học thêm. 
Một thời gian sau đó vốn liếng về điện tử khá hơn tôi xin về hảng IEE làm display Electronic trong vùng Vannuys và thời gian sau này tôi về làm việc cho hảng Litton Aero Products, công việc ban đêm và lương củng khá hơn vì làm những sản phẩm cho máy bay và ban ngày có thể đi học tòan thời gian "full time" Tôi bắt đầu học thêm những lớp tóan về Điện Tử, học về TV và một số lớp cần thiết cho công việc làm hiện tại, lúc này đã dọn nhà về vùng Canoga Park và gặp Lương Văn Lập, Giáp Tý đòan 72, Tuyên Đòan 71 và Đại Úy Nguyễn Đa đòan 71



 

Đoàn Công Tác 72


Những con sóng nhỏ tung tăng dưới dòng nước trong queo, từng đợt và từng đợt thật nhẹ, những viên sỏi vàng, nâu, đen, đục màu nằm yên lặng và hững hờ theo năm tháng, bải biễn ngắn và thật vắng vì đây là khu quân sự.
Chiếc cầu tàu dài bằng gổ thông cũng ngả màu xám đục, nằm phía trên mặt nước khoảng vài gang tay, bên hông một vài vỏ xe và những cuộn dây thừng làm vật đệm cho tàu cập bến. Tiếng đưa kẽo kẹt lung linh phãn hồi theo dòng nước, những ngọn gió nhè nhẹ kéo về từ đèo Hãi Vân theo sóng nước về đây từng chập, phía trên ôm theo sườn núi, con đường tráng nhựa đen, những hơi nóng bóng loáng trên đường của buổi trưa, không xa là lối lên núi của đài kiễm báo Sơn Trà ngự trị tại vùng này không biết từ bao giờ hướng về phương Bắc cảnh báo không phận và gìn giữ cho an sinh của miền Nam.
Bên tay phải cây cầu này là Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, sau những chuyến công tác xâm nhập miền Bắc Việt Nam giờ đây yên lặng và nhộn nhịp hẵn lên với những chuyến xe Jeep chạy thật nhanh vào xế chiều, đầy nhóc những anh em Biệt Hải từ Hoàng Sa và Trường Sa mới về, một số băng bó trên người mang những thương tích trong trận kịch chiến với Hải Quân Trung Cộng từ những hòn đảo xa vừa về.
Phía cuối con đường nhìn về những dãy trường sơn đâm ra biễn trùng điệp, là Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải, một mình một cỏi, phía bên phải của con đường trước khi đến bải biễn Tiên Sa nhìn về phía đồi hoa Sim là doanh trại Biệt Hải. Những tóan Hải kích một thời chế ngự các mật khu đường biển khắp mọi miền đất nước.
Đối diện với cầu tàu, băng qua đường là nơi đồn trú của Đoàn Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật vì triền núi dốc thẵm mới nhìn vào như lối kiến trúc 2 tầng. Cột cờ ngay cổng bước vào cũng là nơi tập họp điểm danh và chào cờ, phía tay phải dẫy văn phòng các ban tham mưu, phía sau là khu truyền tin với những cột antenna dù căng cao, trên đồi cao phía sau Đoàn là bải đáp trực thăng, cho các Toán xâm nhập hành quân, bên tay trái dãy nhà tiếp liệu ban 4, nơi trang bị và tiếp liệu cho các toán Công Tác xâm nhập,  trên cao sau con đường dốc là Câu lạc bộ và cạnh đó cũng là nơi phòng ngủ của các Liên Toán Trưởng và Sỉ Quan tham mưu trong đoàn, dẫy nhà kế tiếp nơi phòng ngủ của các Toán Trưởng kế tiếp là Bệnh Xá của Sở Công Tác, bên cạnh có một cái miếu có ghi tên cửa các Chiến Sĩ Biệt Hải đã Hy Sinh khi thi hành Công Tác tại miền Bắc.
Đối diện phía dưới là phòng ngủ của các toán chính giữa khu với dãy nhà tiếp liệu là khu giặt đồ với một hồ nước thật lớn một ngưòi đàn ông trạc tuổi ủi áo quần và một cháu gái phụ giúp giặt giũ. Đằng sau dẫy phòng của anh em Toán là khu gia binh .
Sau những chuyến công tác dài trút bò những nặng nhọc từ balô, súng, dây đạn, áo mưu sinh, đồ xâm nhập, giày map, dội vào người một nón sắt nước lạnh từ thùng phuy xăng loại 50 gallons cắt miệng, nước lạnh và đục màu rong phía đáy, mùi nước suối núi Sơn Trà, dư âm của rừng rú dội vào người như trút bỏ mọi hiễm nguy sau lưng, bỏ lại rừng hoang với tiếng chim kêu buổi sáng, tiếng côn trùng gào thét suốt đêm thâu, tiếng súng A.K tín hiệu liên lạc của địch quân, và cuối cùng là tiếng động cơ trực thăng theo gíó đưa về trong những ngày triệt xuất, tiếng hò hét của địch quân tràn xuống sườn đồi cố bắt sống Toán và cuối cùng tất cả đều bỏ lại sau lưng trở lại căn phòng nhỏ bé này và cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.






Và ..... cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.
Phụ trách Quân Sự tình báo chiến lược Quân Khu 1 , trách nhiệm 3 đoàn công tác 11, 71 và 72 , tin tức và lệnh hành quân trực tiếp từ phòng 3 hành quân Quân Khu 1, thời gian này do Trung Tướng Ngô Quang Trưỡng làm tư lệnh. Các Phi Đoàn trực thăng 253, 239, 233 và 213 Phi Đoàn quan sát 110 và 120 thời gian này phi đoàn 219 đồn trú ở Nha Trang .
Hành quân tiêu chuẩn cho Quân Đoàn 1 là 10 ngày và lương thực mang theo là 15 ngày vì thời tiết xấu quanh năm, đôi lúc trong một ngày chỉ có 1 giờ đồng hồ thời tiết khả dĩ để đổ và bốc toán, sau đó mây mù lại kéo vào và tất cả phi hành đoàn phải chờ đến ngày hôm sau.
Các Liên Toán Trưỡng thường theo học các khóa Sĩ Quan Tiền Không Sát và đi bay với Phi Cơ Quan Sát, trách nhiệm tìm bải đáp để thả và bốc toán, hướng dẫn phi hành đoàn trực thăng vào vùng, liên lạc trực tiếp với Chỉ Huy Trưỡng Đoàn hoạc trưởng ban 3 hành quân để nhận lệnh, tùy theo khu vực hành quân đơn vị có thể dùng một đỉnh núi cao dùng làm đài tiếp vận để liên lạc với phi cơ và liên lạc với Toán trong vùng hành quân.
Thức ăn gồm gạo sấy mỗi ngày 3 bịch, 1 bịch nhỏ cho buổi sáng và 2 bịch lớn còn lại cho buổi trưa và buổi chiều đó là cấp số nhưng thường chỉ ăn 1 bịch lớn cho một ngày, số gạo và thức ăn dư đem đổi lấy thuốc lá, tiền cafe hoạc tiền mặt, thức ăn gồm những thịt gà hộp và mang ra để làm chà bông mang cho nhẹ vì phải mang thức ăn 15 ngày không tiếp tế, phụ trội thêm là cá lòng tong khô, loại cá của ngưòi Đại Hàn ăn rất phổ thông và nhẹ nhàng mang theo hành quân trong túi quần mưu sinh lúc nào củng có bịch gạo sấy và bao cá khô này .


 
 
Doanh trại Đoàn 72 nằm trên sườn đồi nhìn về biễn Đà Nẵng, trên đồi nơi bãi đáp trực thăng, nhìn qua đèo Hải Vân và đường bay xuyên qua vùng lữa đạn, Thường Đức, Nông Sơn, đỉnh 1062, đỉnh Đồng Đen, đỉnh 1192 và thẳng về hướng tây là biên gìới Lào, vùng tữ địa với dãy Trường Sơn trùng điệp và cũng là nơi những nhánh đường xâm nhập và những căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt, căn cứ địa 604, 611, 607 và 609 gần Kontum  trên đường 92 xuyên qua Lào và đến những nơi xuất phát xâm nhập miền nam từ Vinh, Quảng Bình của Bắc Việt Nam.
Năm 1974 tình hình chiến sự trong vùng gia tăng mạnh mẽ Cộng Quân tràn ngập quân số hàng Sư đoàn với những căn cứ phòng không thiết trí hiện đại nhất trong cuộc chiến Việt Nam, khu vực này chiến lược quyết định cho vận mạng của Cao Nguyên và kết thúc chiến trường Việt Nam cho những ai thống lĩnh khu vực này .
Quân số mỗi Đoàn công tác gồm có 9 toán công tác, chia làm 3 Liên toán và mổi liên toán có 3 toán Thám sát. Thời gian hành quân của mổi Toán là 10 ngày với 5 ngày dự bị cho thời tiết xấu khi chờ đợi tìm bãi khi triệt xuất , trong những mục tiêu đặc biệt toán cần thêm thời gian để di chuyễn, những công tác đặc biệt chu kỳ công tác là 20 ngày và 5 hay 7 ngày dự bị, trường hợp này toán mang theo trang bị và thức phẩm trong những thùng đặc biệt plastic màu đen và tàng trữ và chôn dấu khi xuống bải và số nhân viên toán củng gấp đôi là 12 người, trang bị toán và mọi thứ cần thiết để xâm nhập, nhưng thiết yếu vẫn là vấn đề thời tiết , đôi lúc Toán phải chờ cả tuần lễ hoạc 10 ngày mới xâm nhập vì thời tiết xấu, mây mù quanh năm. Núi rừng Trường Sơn trùng điệp mây mù quanh năm chiều về khi mặt trời xuống, khí lạnh kéo vào ngay, đôi lúc phải mặc thêm áo quần nhái ( thermal) bên trong để giử hơi ấm và là bộ áo quần duy nhất trang bị trong suốt thời gian hành quân cho dù 10 hay 20 ngày.
Sau ngày ngưng bắn tháng 1 năm 1973, quân lực Hoa Kỳ đã rút khỏi chiến trường Việt Nam, những yễm trợ về không quân như Phi Cơ Phản Lực chiến đấu không còn nửa, những gunship loại bán phản lực Cobra củng vắng bóng và không lực di chuyển và yễm trợ phải xử dụng cơ hửu và bằng mọi cách phải Xâm Nhập toán vào vùng, củng như khi triệt xuất với những trang bị hỏa tiển tầm nhiệt loại mới và hệ thống phòng không với Đại Liên phòng không 37mm và 12.7 mm, và những bải đáp do cộng quân thực hiện và phục kích toán ngay tại bải đáp, những Trực Thăng thả toán tránh né những đường bay lữa đạn trong giai đoạn này thật cam go và nhiều thử thách khi thả và bốc toán.
Sau tháng 30 tháng 4 năm 1972 cơ quan MACV-SOG chính thức ngưng các hoạt động trên chiến trường Việt Nam. Các toán nhảy Nha Kỹ Thuật tự lực cánh sinh và trong thời gian sau ngưng bắn tháng giêng năm 1973, sự hiện diện của các hoạt động quân sự của Việt Cộng gia tăng, các đoàn Công Tác và Đoàn Liên Lạc chịu trách nhiệm cho 3 quân khu 1,2 và 3 hành quân liên tục cho đến 30 tháng 4 năm 1975



Toán Công Tác Đặc Biệt thuộc Đoàn Công Tác 72 gồm 3 Sĩ Quan và 9 Hạ Sĩ Quan công tác 
20 ngày khu vực Tỉnh Quảng Nam gần ngả ba tam biên

Qua những tài liệu phổ biến về các đơn vị nhảy toán của Nha Kỹ Thuật về sự hình thành, chuyện kể về những chuyến công tác và đây là tài liệu nói về căn bản đời sống của nhân viên nhảy toán.
Sau 30 tháng 4 năm 1972 đơn vị Nha Kỹ Thuật chính thức hoạt động độc lập và không có sự yễm trợ của Hoa Kỳ. Cùng trong thời gian này các PT (Duyên tốc Đỉnh) của Sở Phòng Vệ Duyên Hải không còn những công tác xâm nhập miền Bắc, lực lượng Hải Tuần trở về với Bộ Tư Lệnh Hải Quân, các Tóan Hải Kích sát nhập vào các căn cứ Hải Quân và tiếp tục công tác cho đến 30-4-1975. Phi đòan 219 trực thăng thả Tóan về tại Nha Trang và các Phi Đòan Trực Thăng trực thuộc các quân đòan trong vùngyễm trợ trong các công tác thả tóan xâm nhập.

Sở Liên Lạc gồm có 3 Đoàn Liên Lạc:
BCH Sở Liên Lạc tại trại Nguyễn Cao Vỹ kế Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tại Sài gòn. Đoàn 1 trực thuộc vào Quân Khu 3 và Bộ Chỉ Huy đóng tại Biên Hòa. Đoàn 2 và Đoàn 3 trực thuộc vào Quân Khu 2. Bộ Chỉ Huy Đoàn 2 tại B15 Kontum và Bộ Chỉ Huy Đoàn 3 tại Ban Mê Thuộc 
Sở Công Tác gồm có 5 Đoàn Công Tác.
Đoàn 11, 71 và 72 trực thuộc vào Quân Khu 1. Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác và 3 Đoàn Công Tác đóng tại Sơn Trà Đà Nẵng, riêng Đoàn 72 đóng tại khu vực Tiên Sa thuộc bán đảo Sơn Trà. Đoàn 75 trực thuộc Quân Khu 2 BCH tại Phi Trường Cù Hanh Pleiku và Đoàn 68 trực thuộc Quân Khu 3, BCH nằm trong khu vực Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế Long Thành, tỉnh Biên Hòa.
Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác tại Sơn Trà Đà Nẵng nhận Công Tác của Quân Đoàn 1 và 3 Đoàn Công Tác 11, 71 và 72 thay phiên hành quân. Mỗi Đoàn Công Tác có 3 Liên Toán và mỗi liên toán có 3 toán công tác, trong phạm vi của Đoàn Công Tác,  mỗi liên toán nhận công tác và thay phiên nhau, trung bình mổi tháng mổi toán trách nhiệm 1 chuyến công tác, trong trường hợp khẩn cấp Tóan có thể hành quân liên tục, vùng hành quân khu vực Đà Nẵng mỗi chuyến công tác kéo dài 10 ngày, có những công tác Đặc biệt vùng hành quân phía sâu gần biên giới Lào thời gian công tác lâu hơn , Toán Đặc Biệt gồm có 12 nhân viên và thời gian hành quân kéo dài khõang 20 ngày theo lệnh hành quân, trong trường hợp này toán mang theo thực phẩm phụ trội 10  ngày trong những bình Plastic màu đen và chôn cất khi đến bải xâm nhập, nhân viên toán trang bị và thực phẩm củng như nước uống cho 10 ngày với vũ khí, đạn dược, lựu đạn, mìn Claymore, và trang cụ hành quân, máy truyền tin, và những trang bị dụng cụ cấp cứu, có khi lên đến 30 hoạc 40 kí lô, Khi nhận lệnh hành quân các nhân viên toán nhận lãnh lương khô, và chuẩn bị cho công tác, những thức ăn như thịt gà đóng hộp được sấy khô làm chà bông cho nhẹ và mang theo dể dàng, gạo sấy theo cấp số mỗi ngày 2 bao lớn và 1 bao nhỏ, nhưng khẩu phần thường là 1 bao lớn là đủ dùng cho 1 ngày, những thức ăn khô như cá khô Đại hàn, những rau xanh và cà rốt đã sấy khô chỉ đổ nước vào là ăn ngay, vì số lượng trang bị cần thiết cho công tác, việc sắp xếp lương khô cho 10 ngày và 3 ngày dự trữ, áo quần lạnh, thuốc men, tất cả phải nhỏ gọn và nhẹ việc sắp xếp này đòi hỏi kinh nghiệm và truyền cho nhau trong những nhân viên đi tóan.
Có 3 phần chính trong việc trang bị.
- Ba Lô
- Dây đạn.
- Áo mưu sinh và trang bị trong quân phục hành quân và vũ khí.
Áo mưu sinh gồm có Flair, kiếng chiếu, Pa nô ( Panel), băng cấp cứu cá nhân, đèn pin, sổ tay viết chì, máy chụp hình Penn, khăn tam giác, hộp quẹt, thuốc đau nhức Morphin, thuốc cầm máu, thuốc muỗi, địa bàn ...vv..

Mỗi khi chạm địch và cần di chuyễn nhanh, Ba Lô là trang bị đầu tiên vứt bỏ, vì sức nặng tạo khó khăn khi di chuyễn thóat thân và dễ dàng tránh né. Dây đạn, áo mưu sinh và trang bị trong bộ quân phục đang mặc, có thể sống 3 ngày trong rừng, trong khi chờ đợi phương tiện máy bay đến triệt xuất, cũng như di chuyễn nơi an tòan và chờ phương tiện bốc tóan ra khỏi vùng họac có thể tái tiếp tế để tiếp tục cuộc hành quân. Do đó việc trang bị của nhân viên Tóan nằm trong những lãnh vực kỹ thuật quan trọng cho việc mưu sinh thóat hiểm của ngành nhảy tóan Nha Kỹ Thuật. 
Dây Stabo trang bị cho công tác từ 3 đến 5 ngày hành quân

Dây đạn của Biệt kích Nha Kỹ Thuật khác hẳn với các đơn vị tác chiến bộ binh khác, dây đạn này còn được gọi là dây STABO hoạc STABORIG, đây là loại dây có thể móc vào thang giây câu, hoạc giây kéo từ trực thăng, để triệt xuất trong trường hợp khẩn cấp, loại dây này trải qua nhiều thời gian để hoàn chỉnh cho công tác nhảy toán, mục đích tối hậu làm thế nào để đem nhân viên toán ra khỏi vùng giao tranh một cách an toàn trong thời gian ngắn nhất, tùy theo số ngày hành quân 5, 10, 20 ngày trang bị khác nhau về số lượng nước mang theo, và nhiệm vụ khác nhau của mổi chuyến công tác, điển hình sau mùa hè đỏ lửa, đơn vị Sở Công Tác Đoàn 11, 71 và 72 hành quân khu vực Quân Đoàn 1, vì địa thế và công tác, tiêu chuẩn mổi chuyến công tác là 10 ngày
Trên dây đạn (STABO) sẻ trang bị 5 hay 6 bi đông nước, những bao còn lại cho việc mang cấp số đạn là 300 viên cho Car15 (XM177) 
Ba Lô Biệt Kích không có Metal  frame và nhỏ gọn 
Trang bị trong ba lô củng tùy thuộc vào chuyến công tác, ngắn hạn hay dài hạn và mục đích của chuyến công tác
Trang bị ba lô bi đông nước, trái khói, lựu đạn, mìn claymore, chất nổ C4, kíp nổ, dây chuyền nổ, mả tấu, trái khói, bao cấp cứu mưu sinh, chất nổ TNT vv..vv
Ba lô trang bị trên đây điển hình là công tác phá hoại, ngắn hạn, không thấy có lương thực như gạo sấy và chà bông như những công tác 10 hoạc 20 ngày, ngoài ra tùy theo thời tiết của vùng hành quân, các nhân viên toán mang theo Poncho và mền đáp loại mỏng và nhẹ có khi dùng những miếng vãi dù có thể trùm đầu, cổ và ngực.
Dây Stabo và TAB
Mỗi Đoàn công tác có 3 Liên toán và mỗi Liên toán có 3 toán, tổng cộng 54 nhân viên nhảy toán và các ban tham mưu Ban 1 nhân viên, Ban 2 an ninh, Ban 3 Hành Quân, Ban 4 tiếp liệu, Ban Truyền Tin , Quân Xa, ẩm thực và riêng Đoàn 72 có Bệnh xá của Sở Công Tác và một khu gia binh cho những quân nhân có gia đình, mổi ban có 2 đến 5 nhân viên.

Nguyễn Quốc Anh Tuấn CAR15 và Lê Hoàng AK47 Đoàn Công Tác 11 Sở Công Tác
Khi nhận lệnh hành quân Trưởng toán phối hợp cùng Liên Toán Trưỡng đi bay vào vùng tìm bải đáp chính thức để xâm nhập và bải phụ xử dụng trong trường hợp bải đáp chính không thực hiện được, lộ trình hướng đi theo phóng trình hành quân, bải bốc khi triệt xuất toán và khi có trường hợp khẩn cấp. các toán viên còn lại nhận lãnh lương khô cho công tác hành quân, lương thực chính là gạo sấy gồm 2 bao lớn và 1 bao nhỏ cho mỗi ngày hành quân, thức ăn gồm có thịt và cá hộp củng như rau cải sấy khô, thịt hộp được làm chà bông cho nhẹ dể mang, một số thức uống như cà phê bột và xăng đặc dùng để đun nước nóng, thuốc lá mang theo tránh thuốc có mùi thơm như Ruby hoặc Capstan, nếu có mang theo chỉ dùng ngoài vùng hành quân, Toán thường mang theo Basto Xanh (De luxe) loại này ít mùi thơm và hút vào ban đêm lúc dừng quân và khi hút thuốc thường trùm Poncho để không thấy ánh lửa, hút xong tàn thuốc được cất vào bịch nylon gọi là bịch Dế, dùng khi không còn thuốc lá nhất là những ngày cuối cùng của chuyến hành quân, hoạc kẹt trong rừng vì thời tiết vì trực thăng không vào vùng để bốc Tóan được, lúc này Dế được đem ra xử dụng, vấn đề dấu vết và ngụy trang rất quan trọng cho Toán hành quân trong vùng cho nên việc cất Dế vào bao Nylon củng nằm trong công tác này, tất cả những phóng uế đều được đào đất và chôn kỷ càng, không xả rác và dấu vết được xóa cẩn thận mổi sáng khi thức dậy dùng lá cây để che những dấu ngủ vào ban đêm củng như xóa dấu vết trước khi di chuyển, trong lúc toán di chuyển, người hậu vệ vị trí cuối cùng, một phần của công việc là xóa dấu vết, trong khi toán di chuyển như việc sửa lại các cành cây gẫy, tuy không thể nào xóa tất cả, chủ ý những dấu vết địch có thể nhận diện tức thời.

- Ngày Xâm Nhập.
Đoàn Công Tác 72 nằm trong khu vực căn cứ Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải, phía trước là Sở Phòng Vệ Duyên Hải, phía xa là Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải, trên đồi có 1 bải đáp trực thăng nhỏ và Toán xuất phát để xâm nhập vào vùng, mỗi buổi sáng trực thăng từ Phi Trường Đà Nẵng bay vào Đòan và đáp tại đây, phía bên kia bán đảo Sơn Trà là Đèo Hải Vân và bay thẳng vào hướng tây là vùng Thượng Đức, Đức Dục, Nông Sơn, Quế Sơn và xa hơn nửa là biên giới Lào-Việt và đây củng là đường xâm nhập chính của Bộ Đội Bắc Việt từ Miền Bắc vào Nam xuyên qua Vinh và Quảng Bình. Vùng hành quân trong tỉnh Quảng Nam, thường hay bị mây mù, mỗi ngày chỉ có khoảng vài giờ thời tiết quang đãng cho việc xâm nhập và triệt xuất toán, trong thời gian hành quân mỗi ngày đều có phi cơ quan sát lên vùng để liên lạc với toán, vùng Trường Sơn đồi núi dốc cao nên việc di chuyển tùy theo lộ trình và mỗi ngày đều có báo cáo tọa độ của toán.
- Những ngày hành quân
Trong chuyến công tác 10 ngày, mỗi ngày Toán trưởng đã dự định di chuyển và công việc làm trong ngày, mỗi ngày khi có tiền không sát trên vùng Toán Trưỡng sẻ báo cáo tình hình và cùng lúc có thể nhận lệnh mới hoạc thay đổi của BCH qua trung gian Sĩ Quan Tiền Không Sát để đạt đến những chỉ tiêu do quân đoàn đề ra và quan trọng nhất là việc triệt xuất an toàn khi công tác hoàn tất.
Một ngày trong rừng qua thật nhanh, những cái hiễm nguy gian khổ là điều không tránh khỏi, thời gian còn lại người nhân viên nhảy Tóan hòa mình với núi rừng, với thiên nhiên, buổi sáng nghe chim hót, hoa rừng, tiếng suối róc rách, tiếng mưa rơi trên poncho, những công tác đa phần là thám sát thâu thập tin tức, phá hoại, ngoại trừ công tác bắt tù binh, theo lệnh hành quân di chuyển xuyên vùng địch đóng quân để thâu thập tin tức, sau một ngày di chuyễn mồ hôi thấm ướt, nước uống hạn chế trong ngày chỉ một bi đông cho việc đổ một bao gạo sấy lớn, buổi sáng xúc miệng, uống cafe và dùng cho một ngày, chiều đến sau khi Trưởng Toán quyết định nghỉ đêm, việc đầu tiên là chọn một nơi để nghỉ đêm, nơi nầy phải có địa thế bằng phẵng cho 6 anh em, núi Trường Sơn vùng địa phương có nhiều đêm phải lấy giây cột vào gốc cây, hoạc nằm ngủ với gốc cây chính giữa háng vì độ nghiêng của triền núi, xong việc chọn chổ nằm và cùng lúc chọn bụi rậm có hai lối vào và rút, lối vào thường có gốc cây hoạc tảng đá để gắn mìn claymore vì sức dội ngược phía sau của mìn, nếu không lúc định hướng mìn sức dội phía sau không quay về phía toán đang nằm. 

Về ban đêm trường hợp toán bị theo dõi và địch săn toán vào ban đêm lúc nghỉ quân, sau khi gài mìn xong, Trưởng toán và tiền đạo xem xét đường rút lui và đội hình khi rút hoạc bắn yễm trợ, thứ tự trong khi di chuyễn Tiền đạo đi đầu có nhiệm vụ mở đường, nghe ngóng địch quân phía trước và ổn định vị thế cho Toán di chuyễn, Vủ khí tiền đạo thường là AK47 để địch dể bị ngộ nhận khi chạm trán bất ngờ, kế đến là Trưởng Toán, quan sát nghe ngóng yễm trợ công việc còn lại cho Tiền đạo, người thứ ba là nhân viên Truyền Tin, rồi đến chuyên viên Y Tá, hoạc Phá Hoại và tùy thuộc vào nhiệm vụ của mổi công tác như Chuyên viên bắt tù binh đi vào vị trí này, khi hành động Toán sẻ dừng lại và Trưởng Toán hoán chuyễn vị trí cho thích hợp và cuối cùng là hậu vệ lo về phá dấu vết và theo dõi nghe ngóng trường hợp Toán bị địch theo dõi, hậu vệ thường mang Car 15 với ống phóng để yễm trợ toán với phóng lựu M79.

Chung Tử Ngọc với áo Mưu sinh và Car15 ống phóng M79

Trang bị Toán Biệt Kích, Car15 Ống phóng, Máy PRC9, PRC77, máy cấp cứu URC10, máy chụp hình PENN, Địa bàn, Panel, Kiếng chiếu, Strobe Light, lựu đạn, Khoen chử D, Flair gun
Đời sống trong rừng mỗi ngày trôi qua thật nhanh, buổi chiều khi mặt trời lặn màng đêm buông xuống thật nhanh, vì núi rừng và cây cao che phủ, ban đêm tối dầy đặc vì không có ánh sáng đèn của thành phố phản chiếu lên nền trời, một màu đen và thật tối, ánh đèn dạ quang từ đồng hồ và địa bàn đeo tay thật sáng và tất cả đều nằm phía trong cánh tay áo và được gài nút cẩn thận thêm một vòng băng keo đen cho chắc chắn, núi rừng Trường Sơn miền trung trên độ cao nên ban đêm rất lạnh, đa số phải mang theo áo "Nhái" loại thermo để giữ ấm, vì ngủ trên mặt đất và chỉ một bộ áo quần mang trên người, chiều xuống sau khi mặc áo Nhái bên trong, tay áo phủ kín và cổ găng tay nằm phía trong tay áo, củng như cổ áo gài nút cẩn thận và khăn tam giác phủ kín cổ phòng ngừa vắt, ve và những côn trùng, khi ngủ không bao giờ cởi giầy vì khi hữu sự sẻ không kịp giờ mang vào và cổ chân bao kín như cổ tay cùng một mục đích ngừa ve, vắt và côn trùng, 10 ngày hành quân chỉ một bộ áo quần và nhiều khi không thay vớ, may mắn vào mùa khô, còn về mùa mưa, đôi lúc không giám cởi giầy vì da chân ngấm ướt và vỡ nứt phía trong nên để yên không mở ra là tốt nhất.
Ban đêm trong rừng khi chiều xuống ánh nắng mặt trời vừa chấm dứt, một bản nhạc rừng đêm nghe suốt đêm, hình như con gì củng kêu, tiếng trầm, bổng, tiếng nỉ non côn trùng, tiếng ve, âm thanh như một ban nhạc với hàng ngàn nhạc cụ trỗi lên cùng lúc cho đến sáng.
Khi bình minh ló dạng bổng dưng tất cả tiếng ồn ào của ban đêm chợt ngưng trong giây phút và tiếng chim hót đủ loại, như hai ca làm, ban ngày và ban đêm, ca ban đêm vừa về có ca ban ngày thay thế ngay, mặt trời vừa ló dạng củng là thời gian Toán chuẩn bị di hành cho một ngày mới, buổi sáng sau khi dọn dẹp thật nhanh, anh em chia nhau làm vệ sinh, dọn dẹp, xóa dấu vết, cuốn mìn gài Claymore, uống vội ngụm cafe sáng, đổ nước vào bao gạo sấy trong ngày, nhân viên truyền tin và trưởng toán chuẩn bị liên lạc khi tiền không sát lên vùng, tiền đạo nhận lệnh toán trưởng cho đường đi của một ngày mới và chuẩn bị di chuyển tiếp tục trong vùng hành quân. 


Mùa mưa hành quân mang nhiều kỹ niệm của vùng núi rừng Trường Sơn, khu vực cao và lạnh quanh năm, mùa mưa thêm vào cái ướt, những hoạt động địch củng như ngưng đọng trong mùa mưa, anh em Toán biết trước sẻ không có máy bay triệt xuất và thường thì trùm Poncho nghe mưa rơi và hứng nước mưa cho đầy các bi đông, tiếng nước rơi theo gió và lá cây đổ xuống, pha một ly càfe loại bột thật nóng trong cái Ca sắt, hút một hơi Basto xanh và hai anh em Toán chia nhau ngụm cafe và điếu thuốc, nhìn khói thuốc bay quyện thấp lững lờ không lên cao vì khí lạnh, hơi thở khói nóng và khói thuốc, đôi mắt ưu tư cho ngày về vô định và xung quanh bao trùm hơi nước, hơi lạnh và tâm tư riêng của cuộc đời nhảy Toán, đôi giày ướt trủng, những da chân phía dưới nứt nẻ và đôi vớ nhiều ngày còn yên trong giày. Những con chim rừng tắm gội mưa tung tăng những lá cây thật xanh và thật sạch. Tâm tư người nhảy toán củng đang chờ đợi một ngày mới và một ngày sau cơn mưa rừng.

  Trang Bi toán Sở Công Tác và Sở Liên Lạc / Nha Kỹ Thuật / BTTM /QLVNCH

Trang Bị Toán Công Tác
(có thễ thay đổi tùy nhiệm vụ trong lệnh hành quân)
1- CAR15 hoạc AK47 hậu vệ CAR15 ống phóng và cấp số M79)
1- Balô loại vải không khung
5- Bidong nước cho 5 ngày hành quân (công tác 10 ngày sẽ lấy nước vào ngày thứ sáu)
1- Cấp số đạn 250 vien ( 10 băng cong )
1- Dây mini
5-Lựu đạn M67
1- Mìn Claymore, dây điện và kíp nổ
1- Flair và 5 viên chiếu sáng
1- Panel 2 mặt đỏ và cam
1- Địa Bàn
1- Máy chụp hình Penn 72 tấm hình 36 Pô.
1- Máy cấp cứu URC-10 tầng số báo động
1- Đồng hồ và địa bàn đeo tay
2- Khăn tam giác quấn đầu và đeo cổ chống vắt.
1- Lưong khô 3 ngày trong áo mưu sinh
1- Cuốn bang keo đen (chống gây tiếng động)
1- Túi cấp cứu (morphin) thuốc cầm máu, đau bụng, băng cá nhân.
1- Pile dựự trữ cho máy truyền tin PRC-25
1- Gạo sấy và lương khô cho 10 ngày hành quân
3- Ngày phụ trội lương thực (thời tiết xấu)
1- 3 gói Basto xanh
1- Kem đánh răng, bàn chải, kim băng, kim chỉ.
1- Dao Găm
1- Day bắt tù binh
1- Bộ Khoen chử D
1- Bàn đồ hành quân
1- Đèn pile .
1- Đèn strobe light
1- Viết và giấy
1- Bao instant Cafe muoi , tieu va duong
1- Ống nhòm.
1- Chai thuốc muổi ( trị muổi và vắt)
1- Cặp bao tay
1- Bộ đồ chống lạnh
1- Diêm quẹt
1- 2 đôi vớ, giấy vệ sinh.
1- Tấm vải dù choàng cổ, và võng cá nhân.
1- Poncho
1- Kiếng chiếu

Toán 723 Đoàn Công Tác 72


Toán FOB1 / CCN







Toán Nha Kỹ Thuật di chuyễn trong vùng hành quân 

Nhảy Toán / Họ là ai ?

Nhảy Toán Nha Kỹ Thuật phải nói đến nhũng Chiến Sĩ đã âm thầm viết lên trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam lao mình vào chốn hiễm nguy, hy sinh mạng sống cho đại nghĩa cho Quốc gia và Dân Tộc.

Nhảy Toán họ là ai?

Ngoài các đơn vị hành chánh, tình báo, yễm trợ, tiếp vận cơ cấu của các Toán được Tổ Chức như sau:
Nha Kỹ Thuật trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và được tăng phái các Quân Đoàn 1,2 và 3 với những công tác thám sát, thâu thập tin tức liên quan đến chiến sự hầu giúp các vị Tư Lệnh Sư Đoàn và Tồng Tư Lệnh Quân Lực quyết định cho tình hình chiến sự.

Sở Công Tác / Nha Kỹ Thuật / Bộ Tổng Tham Mưu / QLVNCH gồm có 5 Đoàn Công Tác:

- Đoàn 68 tăng phái cho Quân Khu 3
- Đoàn 75 tăng phái cho Quân Khu 2
- Đoàn 11, 71 và 72 tăng phái cho Quân Khu 1


Sở Liên Lạc gồm có 3 Đoàn Liên Lạc.

- Đoàn 1 tăng phái cho Quân Khu 3
- Đoàn 2 và Đoàn 3 tăng phái cho Quân Khu 2



Toán chuẩn bị xâm nhập trên H34

Mỗi Đoàn Công Tác và Liên Lạc có 3 Liên Toán mỗi Liên Toán có 3 Toán và mỗi toán có 12 ngưòi gồm một Toán trưởng một Toán phó và 10 Chuyên viên, các Trưởng Toán thường là Sĩ quan và chuyên Viên là Hạ sĩ quan tuy nhiên có vài trường hợp chuyên viên là binh sĩ được cãi tuyễn từ các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu "Biệt Kích Quân" và họ có rất nhiều kinh nghiệm trong những chuyếến xâm nhập. Ngoài ra toán công tác có thể 6 ngưòi hoạt it hơn trong những mục tiêu ngắn hạn và dễ dàng trong việc thám sát hơn .

Biệt Kích Quân với Car15 Ống Phóng trang bị xâm nhập 

Thời gian hoạt động của mỗi chuyến công tác là 10 ngày cho các Toán thuộc Sở Công Tác trường đặc biệt trong những công tác cần thời gian xâm nhập lâu hơn là 15 hoặc 20 ngày cho những mục tiêu và công tác đặc biệt thời gian có thể tăng 15 cho đến 20 ngày

Trưởng toán công tác ngoài phụ trội nguy hiểm, bằng Nhẩy dù còn được thêm phụ trội tương đương với Đại Đội Trưởng của các đơn vị tác chiến và Liên Toán Trưỡng tương đương với Tiểu Đoàn Trưởng riêng Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác tương đương với Trung Đoàn Trưởng .




Triễn Lãm Vũ Khí xử dụng của Special Operations tại Fort Bragg Căn cứ LLDB Hoa Kỳ 

Mìn Định hướng Claymore 

Địa Bàn 

Trang Bị Biệt Kích Nha Kỹ Thuật 








Phi Trường Tân Sơn Nhất 



Toán IDAHO FOB1 Phú Bài 






Toán Alabama FOB1 Phú Bài 

Đại Tướng Westmorland bắt tay với Toán Delta Liên Đoàn 5 LLDB 






















An Lộc 1973










Sensor Dò tiếng động thiết kế và thả trên đường mòn Hồ Chí Minh


Chi Lăng An Giang 23.9.1969 

Dân Sự Chiến Đấu CIDG Biên giới Việt-Miên 11/11/1969


Phụ Nữ Dân Sự Chiến Đấu người Thượng 








Biệt Kích Quân người Nùng Daklak 1966


Căn cứ LLĐB tại Ea Yang 1966










Toán Thám Sát 723 Đoàn Công Tác 72 Sở Công Tác Quang, Hậu, Phong và Sanh


Áo Vest Biệt Kích 

Phi Hành Đoàn Kingbee 219 thả toán 

Căn Cứ MACV Bến Tre


Bóng Hồng Nha Kỹ Thuật Chiến Đoàn 3 Xung Kích 




Đại Úy Hùng Râu Kẻm ( Mutachio) 1967 Kingbee 219 H34 Trực Thăng 

Xuồng Xâm Nhập Biệt Hải Sở Phòng Vệ Duyên Hải Nha Kỹ Thuật 



Phan Thiết Mậu Thân 1968









Áo Mưu Sinh

Triệt Xuất bằng thang dây 


Toán California FOB2 / CCC Kontum 






Kingbee H34 Triệt xuất Toán 

 Ngày 20-03-1969, Kingbee được lệnh bay lên Dakto trực, ba chiếc trực thăng do Đại-úy Phước (đạo-dừa) leader, tôi bay chiếc thứ hai còn Trung-úy Long(đen) bay chiếc thứ ba, lấy hướng Dakto bay đến, sáng sớm sương mù của đêm qua vẩn còn bao phủ trên đầu những ngọn núi quanh trại, chúng tôi bay theo đường nhựa dẩn đến Dakto, trên chiếc leader có chở một tóan Biệt Kích lên Dakto chờ giờ xuất phát, ba chiếc kingbee đạp xuống sân bay Benhet cùng hai chiếc Gunship của Hoa Kỳ.
             Phi trường Benhet ở hướng tây của Dakto, phi trường  không sử dụng lâu ngày trông hoang tàn vắng vẻ, đứng từ đây  nhìn về hướng tây chúng ta có thể thấy ngọn núi Leghorn nơi  có một trung đội BK trấn giử để kiểm sóat đường di chuyển của quân CS Bắc việt, mượn đường Lào xâm nhập vào vùng 2 chiến thuật hay suôi về Nam.
             Buổi sáng chúng tôi vẫn chờ đợi, mặt trời bắt đầu lên cao, không có một bóng cây hay một ngôi nhà nhỏ nào ở giửa phi trường vắng vẻ, chúng tôi phải ngồi dưới bóng mát của phi cơ hay leo lên trực thăng để núp nắng, cái nắng gay gắt của những ngày cuối Xuân củng làm nóng rát cả người, đến trưa chúng tôi được phát một thùng C Ration, thức ăn tuy gọn và bổ dưởng nhưng không hạp khẩu vị của người VN chúng tôi, củng phải dùng tạm trong những lúc bay hành quân xa trại, có người khui ra ăn liền, đa số dùng C4 đốt lên cho nóng để dùng, Dùng trưa xong chúng tôi tiếp tục nghỉ ngơi và chờ đợi. Khỏang 01 giờ trưa, trưởng tóan người Mỹ đến cho chúng tôi biết vừa nhận lịnh của Bộ Chỉ Huy cho tóan xuất phát. Theo lệnh Kingbeecó nhiệm vụ thả một tóan ở nam Lào và bốc về một tóan khác củng ở gần mục tiêu  vừa thả, Đại úy Phước có nhiệm vụ thả còn tôi có bổn phận rước Tóan. Ba chiếc trực thăng bắt đầu quay máy và tóan củng bắt đầu leo lên chiếc lead, chúng tôi lần lược cất cánh, hai chiếc  Gunship củng cất cánh bay theo, Sau khi rời khỏi phi trường Benhet chúng tôi lấy hướng mục tiêu bay thẳng đến, sau gần một giờ bay chúng tôi đã    ra khỏi biên giới VN để vào đất Lào, Đại úy Phước bắt đầu liên lạc với phi cơ quan sát O2, theo hứơng dẫn của O2, bải thả ở giửa khu rừng rộng bao la, bải nhỏ đủ để một chiếc trực thăng đáp vào, liên lạc với O2 xong Leader gọi cho Gunship biết Kingbee bắt đầu xuống thả tóan, chiếc leader xuống khá nhanh, hai chiếc Gunship bay theo yểm trợ, chiếc lead nghiêng qua đảo lại, sau vài động tác, trực thăng từ từ tiến vào bải, từ trên cao nhìn xuống, chiếc trực thăng quá nhỏ so với khõang rừng rộng bao la, sau một vài phút, tôi nghe Đại úy Phước báo tóan đã nhảy xuống đất an tòan, trực thăng bắt đầu rời bải đổ, mỗi lúc một lên cao, tôi dẩn Trung úy Long bay theo leader đến mục tiêu thứ hai.
             
             Sau khi rời bải thứ nhất, chúng tôi lấy hướng tây bay khỏang 20 phút, chiếc O2 đang ở trứơc mặt. Đại úy Phước bắt đầu liên lạc với phi cơ quan sát, theo hướng dẩn, tóan đang nằm dưới rừng cây cao, ở giữa có một bải đất trống không rộng lắm, có trải panô cam, Leader gọi hỏi tôi có nghe và thấy bải rước Tóan chưa? Tôi trả lời đả thấy tóan, tôi điều khiển trực thăng xuống rất nhanh, đảo qua nghiên lại  vài lần, cuối cùng tôi đáp an tòan vào LZ, bải củng khá rộng, cây cối dường như đả được chặt từ lâu, chung quanh cây rừng rất cao, tóan vội vả chạy đến leo lên phi cơ, anh cơ phi báo lên xong, Tôi vội vàng kéo cần pitch lên, trực thăng chở 06 người lính lên chầm chậm trong khi đó  hai chiếc Gun luôn bay sát Bingbee yêm trợ, trực thăng lên từ từ cuối cùng củng lên cao rời xa bải rước Tóan an tòan bay theo chiếc leader về Kom tum, phi vụ hòan tất tốt đẹp.
           Trên đường bay về trại B15, mặt trời đả ngả về tây, ánh nắng buổi chiều củng dịu đi, tôi giao cho Thiếu úy Lộc bay, nhìn vào khỏang không vô tận, xa xa vài con chim đang vổ cánh bay, không biết chúng đang bay về tổ như chúng tôi hay chúng vẩn còn bôn ba tìm sự sống, bất giác tôi liên tưởng đời mình và đời chim có khác gì đâu, vì sự sống hay vì một lý do nào khác mà người củng như chim phải lao đầu vào chốn hiểm nguy, nếu chẳng may giửa đường gặp nạn, thì thử hỏi chim củng như chúng ta có bay được  về tổ ấm an tòan để gặp mặt vợ con không? Đời Phi Công 219 là thế, sau hai cái chết của hai phi hành đòan Trung úy N.Minh và Trung úy N.Du, nghỉ đến đây tự nhiên tôi lạnh cả người.
            Nghỉ vẫn vơ, chúng tôi bay về gần đến trại B.15, sau khi đáp xuống sân bay lấy thêm xăng chúng tôi bay về đáp xuống sân bay của trại, tắt máy, gở Helmet ra, tôi lấy lược ghở lại mái tóc rối, đi bộ vào trại, tắm rửa, dùng cơm chiều, nghĩ ngơi  để ngày mai lại tiếp tục Cuộc Đời Của Một Kiếp CHIM  ...........
                         Capt  Vương văn Ngọ   63D. PĐ219
          






Thiếu Úy Phạm Hòa Toán 723 Đoàn Công Tác 72

NGUYỄN KHẮP NƠI – 07 12 2011
www.nguyenkhapnoi.com
“Tôi tên Hinh, được anh em ưu ái tặng cho biệt hiệu “Hinh Nổ” là vì hai lý do:
Trước hết, tôi chuyên môn gài chất nố để phá hoại.

Sau nữa, tôi đã dám . . . Nổ vào mặt bọn cán bộ tuyên truyền của Việt Cộng. Bọn chúng tuyên truyền nói dóc với chúng tôi, chúng nổ những chuyện không ai tin nổi, làm cho tôi nổi cơn, tôi . . . nói dóc lại cho chúng nghe, nổ lại chúng bằng chính những câu nói dóc mà chúng nói với chúng tôi, làm anh em Biệt Kích cười nôn ruột, từ đó, họ đặt cho tôi cái tên . . . Hinh NỔ.”
(Viết theo lời kể của Biệt Kích Quân Nguyễn Văn Hinh, Melbourne)
Năm 1959, Miền Nam Việt Nam đang ở vào thời kỳ cực thịnh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp, chiến tranh là một điều còn xa xôi lắm.
Lúc đó, tôi đang học lớp Đệ Nhị, sửa soạn thi kỳ thi “Tú Tài I”. Chưa thi, tôi đã vẽ ra cái vinh quang của người học sinh thi đậu bằng “Bắc Oong – Baccalauréat Première Partie”, oai phong lẫm liệt bước lên học lớp Đệ Nhất, năm sau thi “Tú Tài II – Baccalauréat Deuxième Partie. Có bằng “Bắc Đơ” rồi là cứ ung dung ghi tên vào thẳng Viện Đại Học Saigòn, tự chọn phân khoa mình ưa thích: Y, Nha, Dược, Kiến Trúc, Kỹ thuật, Luật, Văn Khoa . . . mà không phải qua bất cứ kỳ thi nào cả.
Vì cái viễn ảnh tươi đẹp đó, tôi cứ nghĩ rằng tôi sẽ đậu kỳ thi cuối năm. Số mình đậu, chắc chắn sẽ đậu, không cần phải cố gắng chi cho nhiều. Rủi thay, tôi lại . . . thi rớt. Vào thời đó, chưa có lệnh . . . Tổng động viên, nên tôi cứ tàn tàn học lại chờ thi khoá 2. Số mạng của tôi là miệt mài khoa cử, nhưng lại khác mọi người: Khoa cử của tôi không về các nghề nghiệp dân sự, mà lại khoa cử về . . . binh nghiệp.
Một hôm, trong khi tôi đang ngồi chăm chỉ học bài thi, thì người anh họ (học cùng lớp) của tôi đến chơi. Đợi lúc không có ai, anh ghé tai tôi nói nhỏ:
“Tao . . . tình nguyện đi học khoá Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, vừa thoả mãn đời trai tang bồng hồ thì, vừa có tí tiền xài”
Tôi thắc mắc:
“Anh không lo học để mà thi lại bằng Tú Tài Một à?”
“Đi lính trước đã, khi ra đơn vị rồi, nộp đơn xin về đi thi. Bộ Quốc Phòng và Bộ Giáo Dục đồng ý năng đỡ những quân nhân có tinh thần học hỏi, nên cho thêm điểm, dễ đậu lắm.”
Tôi nghe bùi tai, xin cha mẹ cho đi lính.
Học căn bản quân sự ở Trung Tâm Huấn Luyện “Quang Trung” ba tháng, đến khoàng tháng 9 năm 1959, chúng tôi khoác ba lô đi ra Nha Trang để học khoá “Trần Bình Trọng” ở Trường Hạ sĩ Quan Đồng Đế (lâu quá rồi, tôi không nhớ rõ tên khoá học, nên tên này có thê đúng, và cũng có thể sai). Gần mãn khoá học, các binh chủng quân đội, như Nhẩy Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến. Thiết Giáp, Pháo Binh . . . đều cử phái đoàn đến để giới thiệu binh chủng của mình và cũng để tuyển mộ tân binh. Tôi đang đứng sớ rớ thì gặp thầy giáo đầu đời bậc Tiểu học của tôi là Thầy Khai Tâm. Thầy đã không còn tiếp tục dậy học nữa, mà mang lon Trung uý, mặc bộ quân phục Nhẩy Dù, đội mũ bê rê đỏ chói, làm trưởng toán tuyển mộ của “Lữ Đoàn Nhẩy Dù”. Thầy hỏi tôi:
Em có muốn đi lính . . . Thiên Thần Mũ Đỏ hay không?”
Thôi thì thầy đi đâu trò theo tới đó, tôi đặt bút ký tình nguyện gia nhập Binh Chủng Nhẩy Dù.
Học xong khoá huấn luyện nhẩy dù, tôi được bổ xung cho Tiểu Đoàn 5 do Đại uý Phạm Xuân Soạn làm Tiểu Đoàn Trưởng. Sau vài tháng mưa nắng chiến trường, là tới kỳ thi Tú Tài I, do tôi đã nộp đơn từ trước, nên được cho một tuần lễ nghỉ phép để về Sài Gòn dự thi. May mắn đã đến, tôi được chấm đậu.
Đại Uý Soạn ký giấy cho tôi đi học khoá 3 Sĩ Quan Đặc Biệt, cũng tại trung tâm huấn luyện Đồng Đế, Nha Trang.
Mãn khóa học, tôi được gắn lon Chuẩn Uý, nhưng Sự Vụ Lệnh câp cho tôi lại không trở về Nhẩy dù, mà lại về phục vụ cho Lực Lượng Đặc Biệt, trực thuộc Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống. Tuần lễ đầu, tôi được đặc biệt cho hưởng nhàn, đi tới đi lui trong doanh trại ở Đại Lộ Thống Nhất, gặp và làm quen với những Biệt kích quân khác, mà đa số là độc thân, trẻ tuổi và . . . theo đạo Công Giáo.
Suốt một năm trời sau đó, tôi được đưa đi học đủ thứ khóa học của Biệt Kich. Vì đã có bằng nhẩy dù rồi, tôi chỉ học thêm những môn học sau đây: Tình Báo, Truyền Tinh, Khai Thác Mật Mã, Phá Hoại, Tác Chiến và Mưu Sinh Thoát Hiểm . . .
Đầu năm 1962, tôi mãn khóa học để chính thức trở thành một Biệt Kích Quân. Chuyến hành quân đầu tiên của tôi là:
Đổ bộ vào Hà Tĩnh, theo dõi tình hình và . . . bắt cóc một người lính Bắc Việt, đem về hậu cứ để khac thác thêm.
Đêm tối đen còn hơn mực, tôi được một giang đĩnh của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (cải trang thành một thuyền đánh cá của ngư dân vùng Hà Tĩnh) đưa vào gần bờ biển. Từ đó, tôi một mình một bóng bơi vào bờ, đem theo trong mình giấy tùy thân của một ngư dân Hà Tĩnh, một bức thư liên lạc, một máy truyền tin và khẩu súng lục Browning.
Vào bờ, tôi liên lạc với điệp viên gài sẵn của Biệt Kích, bằng cách đem bức thư liên lạc đến bỏ tại “Hộp Thơ Chết”. Đó là một địa điểm do điệp viên của chúng ta tại Hà Tĩnh chỉ định để nhận thơ và tài liệu. Khi nhận được tài liệu, người điệp viên sẽ liên lạc trực tiếp với tổng đài để báo tin và cho địa điểm của “Hộp Thơ Chết” sắp tới. Đúng giờ đã ấn định, tôi liên lạc vói Tổng đài để biết sẽ phải tới đâu để nhận tài liệu. Biết được đích xác nơi phải đến để dọ thám, tôi cứ tự nhiên như là người bản xứ, từ rừng đi vào thành phố Vinh, nhập vào đoàn người mà đi tới đi lui trong giới hạn mà tôi có thể di chuyển. Trong thời gian này, tôi phải chọn đối tượng để bắt cóc. Đối tượng phải là một người lính chính quy của Bắc Việt, có mặc quân phục hẳn hoi. Tôi mon men lại gần một bệnh viện của đám bộ đội, bọn chúng đi tới bệnh viện xin khám bệnh vào sáng sớm và chiều tối. Tôi theo dõi, tìm được một con mồi, đợi lúc hắn ta đi về nhà một mình, ra tay nhanh như chớp chụp thuốc mê kéo anh ta về bãi biển đã định sẵn. Đêm đến, ghe đánh cá vào tận nơi, những anh em Biệt Kích khác phụ với tôi khiêng người tù binh lên thuyền, trực chỉ Đà Nẵng.
Sau này, tôi được biết, người tù binh đó là một Thượng Úy. Khi tỉnh dậy, anh ta như là lạc vào một . . . thế giới khác, với những người nói cùng một thứ tiếng với anh, nhưng không gian thì hoàn toàn khác hẳn với thành phố Vinh của anh. Anh đã . . . thực tình khai báo những gì mà anh biết về tình hình dịa phương và đơn vị trực thuộc của anh.
Trở về Saigòn, tôi được chỉ định ở tại một ngôi nhà gọi là “Nhà An Toàn” với một số anh em khác. Đó là một ngôi nhà rất binh thường trên con đường Trần Hưng Đạo cũng rất bình thường của thành phố Saigòn, mà Lực Lượng Đặc Biệt sử dụng cho các toán viên có nơi trú ngụ và dễ tập trung. Gia đình tôi vẫn ở vùng Hòa Hưng, nên tôi về đó sống tiện hơn là ở Nhà An Toàn.
Được thảnh thơi khoảng một tuần, tôi được lênh lên máy bay trở lại Đà Nẵng, rồi từ đó bay thẳng qua Lào, vào khu rừng núi trùng điệp, căn cứ của Biệt Kích và CIA Mỹ, nằm trong khu vực của Tướng Lào Vàng Pao. Tôi nhớ rõ là được ký tên trên giấy tờ là làm việc với tư cách Điệp Viên, không có tên tuổi, không có số quân, không đơn vị (mặc dầu về phía Việt Nam, tôi gốc lính Nhầy Dù, Biệt Kích, có số quân hẳn hoi). Sau đó, tôi được xếp toán 6 người, sẽ lên trực thăng nhầy xuống vùng biên giới Lào Việt để xâm nhập vào Nghệ An.
Tôi chưa hề gặp và quen biết những biệt kích quân cùng toán với tôi, những cái tên mà chúng tôi được giới thiệu để gọi nhau, đều là những tên . . . giả. Giấy tờ tùy thân, mặ dầu là là giấy . . . thật, có đóng dấu đỏ chót của “Khai Thác Địa Chất Miền Núi” nhưng lại do CIA cung cấp. Thời gian này, toán chúng tôi chỉ có nhiệm vụ thâu thập tin tức, giữ liên lạc với những điệp viên đã được gài sẵn ở Miền Bắc mà thôi. Những tin tức này được gởi về Đà Nẵng để tìm hiểu thêm và từ đó đưa ra những kế hoạch hành quân. Ngoài những toán Biệt Kích Việt Nam, trung tâm hành quân này còn có những toán Biệt Kích của Đài Loan, họ đều lớn tuổi, khoàng từ 30 tới 45 tuổi, nhưng tinh thần chống cộng rất cao. Thời gian đầu chưa quen biết, họ nói tiếng Hoa, chúng tôi nói tiếng Việt, lúc sau, có nhiều người trong bọn họ học nói tiếng Việt, nên chúng tôi nói chuyện vui lắm.
Ở phần đầu, tôi có nhắc tới những “Điệp Viên” của chúng ta gài lại ở miền Bắc. Làm cách nào mà phòng Phản Gián của chúng ta gài được những điệp viên này?
Theo tôi được biết, vào năm 1954, trước khi quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc, họ có tuyển một số người tình nguyện, đưa đi học một khóa tình báo ở Osaka khoàng 15 ngày, sau đó đem họ trở về sống bình thường ở khắp nơi trên lãnh thỗ miền Bắc. Con số điệp viên không biết là bao nhiêu, gồm cả những điệp viên của Tướng
Tưởng Giới Thạch, Cộng Hòa Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Những lần ra Bắc, chúng tôi thường xuyên liên lạc với họ qua những “Hộp Thơ Chết” nhưng chưa bao giờ nhìn thấy mặt họ, và cũng không bao giờ được phép tìm hiểu họ là ai? Những điệp viên này, tùy theo nhu cầu, có thể xin phép tuyển thêm nhân viên. Họ được trả lương và cung cấp máy truyền tin mới rất đều đặn. Cho đến nay, những điệp viên này vẫn còn sống, có điều không còn ai liên lạc với họ nữa, và họ cũng chẳng còn ai để báo tin.
Thông thường, cứ khoảng ba bốn tuần, chúng tôi lại làm một chuyến công tác nhảy toán một lần, mỗi chuyến công tác kéo dài khoảng 7 ngày, có khi kéo dài cả tháng, tùy tình hình an ninh tại nơi thâu thập tin tức, và nơi trực thăng bốc chúng tôi. Cuộc đời của nguời lính Tình Báo Biệt Kích, tuy nguy hiểm và đầy những cam go và thử thách (có đời lính nào mà không nguy hiểm và cam go hay không?), nhưng đa số những toán tình báo đều trở về đầy đủ và an toàn. Sau mỗi chuyến công tác ở miền Bắc trở về, chúng tôi được đi máy bay Hàng Không Việt Nam về Saigòn hoặc Đà Nẵng nghỉ phép.
Chuyến công tác dài bao nhiêu ngày thì khi về sẽ được nghỉ phép bấy nhiêu ngày. Mỗi khi đi phép, chúng tôi đều mặc thuờng phục và sống tại những “Nhà An Toàn” đã định sẵn, chỉ những lần đi lĩnh lương thì mới mặc quân phục mà thôi. Chúng tôi mặc quân phục của lính Nhẩy dù, đội mũ đen có gắn cánh dù tương tự như Binh Chủng Nhầy dù, nhưng kích thước lớn hơn (sau này mới đổi qua bê rê mầu xanh lá cây, giống như Thủy Quân Lục Chiến). Mặc dù không có Thẻ Căn Cước Quân Nhân, nhưng chúng tôi có một Giấy Chứng Nhận với chữ ký của Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt, trên đó có in tiêu đề của binh chủng, tên quân nhân, số thứ tự cùa giấy chứng nhận và huy hiệu cánh dù Biệt Kích. Tên trên giấy chứng nhận là tên thật của chúng tôi, và vì không có hình ảnh dán kèm, nên mỗi khi chúng tôi gặp rắc rối, Quân Cảnh chỉ còn một cách duy nhất là gọi điện thoại cho Bộ Chỉ Huy của chúng tôi để hỏi thêm chi tiết mà thôi. Tiền lương chúng tôi lãnh, là lương bình thường của người lính Việt Nam Cộng Hòa, kèm theo phụ cấp bằng Dù, Bằng Biệt Kích mà thôi. Ngoài tiền lương này, về phía Mỹ, mỗi khi nhầy toán trở về, chúng tôi lãnh thêm tiền phụ cấp của CIA, vì những tin tình báo do chúng tôi thâu thập, CIA cũng đều sử dụng.
Tướng Dương Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm hồi nào? Tôi hoàn toàn không biết, vì lúc đó, tôi và anh em còn ở tuốt ngoài Nghệ An lận.
Sau chuyến công tác, vào khoảng tháng cuôi tháng 11 năm 1963, tôi nhận được sự vụ lệnh về trình diện Bộ chỉ huy gấp, do Đại Tá Lam Sơn, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt, ký.
Được mời về một cách đặc biệt như vậy, anh em trong toán, và ngay cả tôi nữa, cũng đều cho rằng, tôi sẽ được . . . thăng chức, hoặc ít ra cũng được . . . gắn huy chương vì thành tích nhầy toán xuất xắc.
Vào phòng chỉ huy trưởng, tôi chẳng thấy huy chương, cũng chằng thấy lon lá gì để sẵn cho tôi cả, trái lại, Đại Tá Lam Sơn hỏi tôi một câu mà tôi không hề dự định:
“Chú em là đảng viên của . . . Đảng Cần Lao Nhân vị, phải không?”
Tôi thất vọng, buồn bã trả lời ông:
-“Dạ đúng, thưa Đại Tá!”
-“Tại sao chú lại gia nhập đảng Cần Lao Nhân Vị?”
-“Tại vì đàng này có đường lối ôn hòa, tôn trọng sức cần lao và nhân vị con người.”
-“Chú em có biết rằng, Hội Đồng Tướng Lãnh Cách Mạng đã ra chỉ thị đình chỉ công tác, theo dõi, thấm vấn và loại trừ những đảng viên của Đảng Cần Lao hay không?”
-“Thưa Đại Tá, có phải đây là lý do tôi được gọi về trình diện Đại tá?”
-“Đúng vậy.”
-“Nếu vậy thì tùy Đại Tá định liệu. Tôi là lính, lúc nào cũng chỉ là một người lính mà thôi. Lệnh đó áp dụng cho những vị chỉ huy cao cấp kìa, chứ còn tôi, suốt ngày tôi ở rừng ở núi, không lẽ Đại Tá dình chỉ công tác của tôi, cho tôi về . . . hậu cứ?”
-“Chú mày ngon! Dám nói như vậy với chỉ huy trưởng?”
-“Tôi đâu có còn cách nào để mà nói nữa, thưa Đại Tá.”
Đại Tá Lam Sơn chống tay cạnh sườn đi tới đi lui trong phòng một hồi để suy nghĩ, cuối cùng, ông đập tay lên bàn một cái . . . Rầm, nói với tôi:
-“Được! Chú mày ngon, thì anh cũng . . . chơi ngon với chú mày. Anh cho chú mày . . . mười bốn ngày phép, sau đó về trình diện, làm việc tại đây với anh.”
Tôi đứng như trời trồng, không ngờ là mình lại đuợc may mắn như thế. Đi phép hai tuần thì tôi ham, nhưng về làm việc ngay tại cái hang cọp này, thì tôi . . . ớn lắm. Đời trai, tôi đang còn thích bay nhẩy, làm sao mà ngồi một chỗ được. Tôi làm gan, nói lớn với vị chỉ huy:
-“Thưa Đại Tá, tôi không dám xin đi phép, chỉ xin Đại Tá cho tôi được. . . trở về đơn vị cũ.”
Ông Đại Tá cười sang sảng:
-“Đúng như anh nghĩ. Chú mày . . . bảnh thiệt! Vậy thì anh cho chú mày mười bốn ngày phép, lãnh lương liền, sau đó về lại căn cứ Vàng Pao, nghe chưa?”
Tôi . . . bay liền lập tức ra khỏi bộ chỉ huy.
Hai tuần lễ nghĩ phép đặc biệt thật là hạnh phúc. Tôi về nhà thăm cha mẹ, anh chị em, đi phố chơi với nguời yêu . . . đủ cả mọi thứ, tiền bạc xài rủng rỉnh.
Hết phép, tôi lại trở về vùng rừng núi đầy sương mù nơi đất Lào xa xôi cách trở.
Đầu năm 1964, toán tình báo của chúng tôi đuợc lệnh đi Nghệ An một lần nữa. Lần này nhiệm vụ hơi nhiều: Chúng tôi phải tìm hiểu chung quanh tỉnh Nghệ An có cả thẩy bao nhiêu bồn chứa xăng? Đã gắn bao nhiêu dàn rada? Lấy tin tức chính xác về “Đập nước Linh Cảm” những nơi có thể đặt bom để phả hủy đập nước này. . .
Tin tức được lấy đầy đủ, tôi báo cáo rõ ràng mọi chi tiết cho trung tâm và được lệnh trở về. Tôi cho anh em biết địa điểm tập trung, nói họ cứ đi trước, tôi còn một nhiệm vụ nữa phải làm, sẽ tới sau.
Địa điểm tới của tôi là đến nhà thờ Vinh, thăm cha sứ để làm quen và mời cha làm đầu cầu liên lạc mới, vì cha là nguời nổi tỉếng chống cộng ở ngay tại miền Bắc Cộng Sản.
Tôi mua vé xe khách vào Vinh, rồi đi bộ tới nhà thờ. Vừa đi đuợc khoảng vài bước, tôi có linh tính là đang bị theo dõi. Trước khi lên xe, tôi đã dấu máy truyền tin ở một nơi rất kín, chí mang theo người giấy tờ tùy thân (giấy giả) và khẩu súng phòng thân mà thôi. Hai tên công an mặc thường phục đã đến sát bên tôi rồi, tôi muốn rút súng ra bắn tụi này rồi chạy thoát thân. Nhưng súng chỉ dùng khi mình có cơ hội chạy thoát mà tôi, bây giờ tôi đang ở trong thành phố, có bắn chúng nó thì cũng không biết chạy đi đâu? Thôi thì tới đâu hay tới đó. Hai tên công an tới sát bên tôi, một tên chĩa súng, tên kia hỏi giấy đi đường của tôi. Tôi bình tĩnh đưa tay vào trong áo, tính rút súng ra bắn thằng cầm súng rồi áp đảo thằng kia, nhưng chúng nó không phải có hai tên, mà còn nhiều tên bên cạnh đó nữa, chúng nhào vô đẩy tôi ngã xuồng đất rồi còng tay bịt mắt tôi ngay lập tức. Một tên mò trong người tôi, lấy được khẩu súng và giấy tờ, hắn kêu lên mừng rỡ:
“Biệt Kích Miền Nam! Bắt được rồi.”
Về đồn công an, thay vì đánh đập tra tấn, bọn chúng để tôi ngồi yên trong phòng giam, gọi điện thoại đi tứ tung. Sáng sớm, một đám công an mới tới, có vẻ là cấp lớn hơn, chúng dắt tôi ra bắt đầu thẩm vấn. Càng trể càng tốt, giò này thì các toán viên của tôi đã an toàn lên trực thăng rời khỏi Nghệ An rồi. Một tên hỏi dằn mặt tôi ngay lập tức:
“Tôi có danh sách sáu người Biệt Kích Miền Nam hoạt động trong vùng này. Chỉ có trưởng toán mới được quyền đi vào thành phố, anh tên là Nguyễn Văn Hinh, phải không?”
Đây chắc là đám chống tình báo của Việt cộng. Tôi không ngờ là bọn chúng lại có đầy đủ tên họ của cả toán Biệt Kích, lại tên thật nữa. Chối cũng vô ích, tôi nhận là đúng tên tôi.
Bọn chúng hỏi ngay máy truyền tin của tôi. May mắn là tôi không mang theo, nên khai là bị thất lạc ở trong rừng rồi. Bọn chúng hỏi số mật mã liên lạc với trung ương? Tôi trả lời thật dể dàng:
“Nhiều số lắm, tôi không nhớ hết được, nên đã ghi vào mảnh giấy, gắn vào máy truyền tin “
Bọn chúng hỏi rất nhiều, đa số là tôi khai “Không nhớ” “Không biết”. Cho dù là có biết, tôi cũng không khai, vì biết rằng, lời khai của tôi sẽ có ảnh hưởng rất lớn cho những toán đi về sau. Thấy tôi không khai, bọn chúng đổi chiến thuật, mỗi ngày đưa tôi đến môt địa điểm khác nhau, đa số là nhà dân ở, rồi nói với tôi:
“Chúng tôi không có nhà tù, nên không bíết đem anh giam ở đâu cả, chỉ để anh ở chung với dân mà thôi.”
Nhưng tôi biết, đám dân này toàn là công an đội lốt cả, chúng nó cứ hỏi tôi những câu hỏi vớ vẩn, rồi xen kẽ vào những câu hỏi nghề nghiệp, làm cho tôi phải cố gắng lắm mới không tiết lộ bất cứ những điều gì cần phải dấu.
Cuối cùng, vào khoảng tháng 4 năm 1964, bọn chúng lôi tôi ra trước tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, kết án tôi là “Gián Điệp Biệt Kích Miền Nam” và cho tôi bản án:
Tù trung thân.
Xử xong chúng mói đem tôi ra mà làm thịt, chúng đánh tôi nhừ tử. Không khai câu nào, đánh câu nấy, không nói tiếng nào, đánh tiếng đấy. Chúng đánh tôi mềm người rồi mói xách lên xe đưa đi giam tại trại “Cổng Trời”.
BIỆT KÍCH MIỀN NAM:
“HINH NỔ”
NGUYỄN KHẮP NƠI – 14 12 2011
www.nguyenkhapnoi.com
(Tiếp theo kỳ trước)
Trại tù Cổng Trời không biết được xây từ lúc nào, chắc là do thực dân Pháp xây để giam giữ những nhà ái quốc chống lại chúng. Đó là một trại tù rất kiên cố, xây bằng đá xanh, hàng rào phía bên ngoài cũng bằng đá tảng, cao, cao lắm, cao vút tận trời (khoảng 4m gì đó), bên trên lại chăng giây kẽm gai nữa, chỉ có một cổng duy nhất đi vào mà thôi. Bị nhốt ở đây thì không có cách chi mà vượt ngục, trừ khi vượt ngục bằng cửa chính.(Trại giam “Cồng Trời” nằm trong địa phận huyện Đồng Văn là một trong số 10 huyện của tỉnh Hà Giang.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây nước Tầu. Trại Cổng Trời chỉ cách biên giới Việt Nam – Trung Cộng độ 10 km đường chim bay).
Tôi bị biệt giam ngay từ khi tới trại. Ban ngày tôi được tự do đi tới đi lui trong phòng, ban đêm, chúng cùm tôi lại cho tới sáng mới mở ra.
Trại Tù Cổng Trời ở Hà Giang
Thời gian đầu, mỗi khi đêm xuống, tôi không tài nào ngủ được, tôi có cảm giác như người bị hõng chân, không tin rằng mình đã bị bắt. Tôi nhớ lại từng hành vi, cử chỉ khi đang hoạt động ở Nghệ An. Tôi đã nhầy xuống vùng này nhiều lần, đã quá quen thuộc với đường đi nước bước rồi, tại sao lại để bị bắt? có thể vì đã quá quen, nên tôi đã bị sơ hở?
Tôi hối tiếc, vì đáng lẽ ra, tôi không nên đi xe ca (xe đò) vào buổi sáng, mà nên di vào buổi trưa hoặc chiều, vì lúc đó, bọn công an đã trở về trại rồi. Nhưng tôi lại tự trả lời: Nếu tôi vào thành phố trễ, sẽ khó gặp cha xứ, vì cha sẽ phải đi thăm các con chiên trong họ đạo.
Hối tiếc thứ hai của tôi là, cũng đáng lẽ ra, tôi không cần phải đi gặp cha xứ ngay trong lần này. Vì việc tới gặp cha xứ chỉ là tự nguyện, trong trường hợp có thể làm được mà thôi. Chỉ vì tôi đã quá tôn trọng nhiệm vụ, nên đã liều mạng dùng xe ca để di chuyển.
Nếu tôi không đi gặp cha xứ, chắc chắn tôi đã không bị bắt rồi.
Trong khi ngồi trên xe ca, tôi quan sát, thấy người dân Nghệ An trên xe đều mặc quần áo giống tôi (đồng phục công nhân mầu xanh biển) nhưng chiều cao thì thấp hơn tôi. Có thể chính cái vóc dáng này (1.76m) đã làm cho tôi khác với mọi người trong xe, nên bọn công an mới để ý và bắt tôi?
Trong thời gian bị chúng hỏi cung, tôi cũng đã trốn thoát một lần, nhưng tại sao tôi lại bị chúng bắt trở lại?
Khoàng hai tuần lễ sau khi bị bắt, chúng giữ tôi tại những căn nhà, gọi là . . . nhà dân và không còng tay còng chân tôi gỉ cả. Một hôm, nhân lúc chúng vừa cho tôi ăn chiều, lo thu dọn đem đi, thì tôi tàn tàn đi theo chúng nó, thoát ra ngoài, đi thẳng luôn xuống cuối phố, tìm đuởng đi về miền núi. Tôi vừa trốn vừa đi, được ba ngày thì tới vùng núi non, coi như là thoát rồi, chỉ cần leo lên tới lưng chừng núi là tôi sẽ tìm cách liên lạc với máy bay trực thăng để họ đón tôi về.
Nhưng mà tới lúc đó thì tôi mệt quá rồi, ba ngày không ăn, không ngủ, tôi kiệt lực, gục xuống một gốc cây thiếp đi. Tới khi tôi tỉnh dậy thì đã thấy bọn công an đang chĩa súng vào đầu tôi, chân chúng đang đạp lên ngực tôi, thế là tôi lại vào tù. Trên đưởng bị giải đi, tôi thoáng thấy đám trẻ chăn trâu đang nhìn tôi mà chỉ chỏ. Thì ra đám con nít này đã thấy tôi, đi báo với công an.
Thôi thì. cũng là số mạng đã an bài, tiếc nuối làm chi.
Mình đã làm tròn nhiệm vụ của một người Biệt Kích. Mình không làm điều gì sai trái, không để phiền lụy gì tới người khác. Hãy hãnh diện vì công việc mình đã làm.
Suy nghĩ như vậy rồi, tôi chấp nhận với số mạng.
Ở một thời gian Trong trại giam, tôi đã có dịp quan sát trại tù. Phòng giam của tôi rất nhỏ, chiều dài khoảng 2.5m, chiều rộng khoảng 2.00 m gì đó (tôi chỉ phòng chừng, không nhớ rõ). Ba phía phòng giam là tường xây bằng đá tảng, đằng trước là cửa gỗ. Qua khe cửa, tôi nhìn thấy trại giam chia làm hai dẫy phòng đối diên nhau, cách nhau bằng một lối đi khoảng 1m. Tôi đã tìm cách liên lạc với anh em tù bên cạnh tôi và đối diện với phòng giam của tôi.
Đối với người tù ở hai bên cạnh, tôi dùng muỗng bằng sắt, cạo lớp vôi giữa hai viên đá rồi gõ vào đả theo kiểu truyền tin (Morse). May mắn thay, người tù kế bên cũng là một Biệt kích, nên đã trả lời lại cho tôi. Anh này đã bị tù trước tôi, nên đã cho biết, có khoảng 40 Biệt kích bị giam ở đây, phần còn lại là những người dân miền Bắc bị bắt vì lý do chính trị, những tu sĩ Công giáo và Phật giáo bị bắt trong chính sách diệt trừ tôi giáo của Việt Cộng.
Một hôm, sau khi nhận phần cơm, bọn cai tù đóng cửa bỏ đi, tôi thoáng nghe một giọng nói thật nhẹ nhành:
“Bị bắt lâu chưa?
Tội gì mà vào đây?”
Lời nói như gió thoảng, tôi không nghe rõ cho lắm, và cũng không biết là ai nói với ai? Nên tôi giữ im lặng để cố nghe lại và tìm hiểu xem lời nói đó phát xuất từ đâu?
Giọng nói lại phát ra, lần này tôi nghe rõ, phát ra từ phòng giam đối diện với tôi:
-“Bị bắt lâu chưa?”
Tôi vội vàng đứng thẳng lên, kê miệng vào khe hở của cánh cửa phía trên, trả lời vừa dủ nghe:
-“Tôi bị giam ở đây khoảng sáu tháng rồi”.
-“Tội gì mà vào đây?”
-“Tôi là Biệt Kích Miền Nam, nhẩy ra Bắc, bị bắt.”
-“Còn tôi là Giám Mục Công Giáo.”
-“Thưa cha, con cũng là người theo đạo Công Giáo.”
Thế là chúng tôi quen nhau, và tiếp tục nói chuyện với nhau rất là tâm đầu ý hiệp. Tôi được biết, cha tên là Nguyễn Văn Vinh. Tôi và cha Vĩnh đã có đôi lần cầu nguyện chung với nhau (đương nhiên là vào ban đêm).
Vào một buổi sáng, khi bọn cai tù đi giao cơm, tôi nghe tiếng chúng mở cửa phòng của cha Vinh, và nghe những lời đối thoại sau đây giữa người tù giao cơm và tên cai tù:
“Sao không thấy nó cựa cậy? Vào xem nó ra sao?”
“Nó . . . Chết rồi!”
“Tới giờ này mới chịu chết. Thôi được rồi, đóng cửa lại, không cần giao cơm nữa.”
Khi bọn chúng đi rồi, tôi cố gọi cha Vinh:
“Cha ơi, Cha Vinh ơi . . . Cha . . . Còn sống không? Trả lời cho con đi.”
Tôi gọi cha Vinh nhiều lần nữa, nhưng cha Vinh không bao giờ trả lời tôi nữa. Tôi nhớ thời gian đó là khoảng cuối năm 1964.
Bản đồ Việt Nam, do Nha Địa Dư Việt Nam Cộng Hòa ấn hành, năm 1956.
GHI CHÚ: Ông Mặc Lâm, biên tập viên đài Á Châu Tự Do RFA 2010-12-24 / Phong Trào PNVN/HĐCN http://www.rfa.org đã phỏng vấn quý ông Phùng Văn Tại và Kiều Duy Vinh, như sau:
Ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy môn giáo sử văn chương trong chủng viện, ông kể rằng:
“Ngày 24 tháng 12 năm 1959 tức là chiều hôm trước chuẩn bị trang trí nhà thờ chính tòa để đón Noel, thì Ủy ban Liên lạc Công giáo, tức là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo đến gây chuyện, tranh dành việc trang trí nhà thờ. Tranh giành như thế cha chính Vinh cho kéo chuông. Hai cái tháp nhà thờ Chính Tòa của Hà Nội có 6 quả chuông cha chính Vinh cho ca đoàn lên kéo cùng một lúc, cứ như thể một cuộc báo động lớn năm 1959 cho nên kinh khủng lắm, và họ hô nhau đến bắt cha chính Vinh.”
Linh Mục Nguyễn Văn Vinh.
Có thể nói cha chính Vinh là nạn nhân đầu tiên trong chính sách xóa sổ thầm lặng đạo Công giáo mà chính quyền Hà Nội hướng tới. LM Nguyễn Văn Vinh do quá cương quyết và không chịu khuất phục đã âm thầm chịu chết sau đó trong trại giam Cổng Trời.
“Bắt cha chính Vinh xong họ bắt một số ca viên, có những người chỉ mới 16, 17 tuổi. Cha chính Vinh bị bắt và cuối cùng ngài bị đày lên Cổng Trời. Cổng Trời là một cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi, cùng với cha Lương Huy Hân. Cái chết của cha chính Vinh là như thế.”
Đại Úy Kiều Duy Vinh, khóa 4 Đà Lạt, kể lại rằng:
“Tôi tên là Kiều Duy Vĩnh sinh năm 1931 tại Hà Nội. Tôi học trường Chu Văn An, thế rồi giữa năm 1950 và 1951 tôi học ở trường sĩ quan Đà Lạt khóa 4. Tôi ra trường và đến năm 1954 tôi là đại úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 74 D Việt Nam ở khu 9 Linh Trang thuộc địa phận Hải Phòng.
Vào năm 1954 tôi là con một, tôi không đi di cư và ở lại miền Bắc, tới năm 1959 tôi bị bắt đi tù. Tôi tình nguyện thứ nhất 10 năm từ năm 1959 tới 1969 tại trại Cổng Trời. Ở đó tôi gặp tất cả những người tử tù đặc biệt là 72 người đầu tiên.Tôi lên cùng anh Nguyễn Hữu Đang (ông là người từng lãnh trọng trách tổ chức buổi lễ tuyên bố độc lập cho chính phủ Hồ Chí Minh. Ông cũng là con chim đầu đàn của phong trào Nhân Vân Giai Phẩm, bị bắt khi phong trào này đòi quyền tự do sáng tác.). Chỉ còn mỗi tôi và anh Đang còn sống còn 70 người còn lại chết cả trên trại cổng trời. “Trại cổng trời là cái tên một địa danh mà dân gian đặt ra vì ở đấy nó là một cái dốc cổng trời. Còn địa danh do Bộ Công an, Cục Lao cải thì tên chính thức của nó là C65 HE công trường 75A Hà Nội. Không ai biết địa điểm của nó ở đâu, người ta muốn hỏi trại Cổng trời ở đâu thì đến Hà Nội, hỏi Bộ Công an, và Bộ công an thì…đấy địa chỉ đấy…
Trước năm 1959 tôi với anh Đang lên thì hầu như không có đường. Người ta chở chúng tôi tới Hà Giang rồi đi một đoạn nữa, rồi đi một đoạn nữa…cứ thế. Lúc ấy tôi đã là một sĩ quan rất biết địa hình lắm mà vẫn không biết vị trí thật của nó ở chỗ nào! Tôi ở đấy 10 năm từ 1959 cho tới 1969 thì tôi được thả về.’
Đến đầu năm 1966 thì bọn chúng đưa chúng tôi ra giam ở phòng tập thể, từ 6 người trở lên, và bắt đầu cho học tập chính trị.
Tôi nhớ, bài học đầu tiên là “Tiến bộ của Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô”. Bọn chúng tập trung anh em tù, đủ mọi thành phần, từ Biệt kích cho tới tù chính trị, tôn giáo . . . khoảng cả trăm người, ngồi đầy chặt cả hội trường. Tên cán bộ phùng mang trợn mắt kể:
“Ở một nhà máy đóng hộp thịt bò, người nông dân dắt con bò vào để làm thịt bò đóng hộp. Từ lúc dắt con bò vào cho đến khi giết bò, cạo lông, mổ bò, chia ra từng bộ phận . . . rồi đóng hộp, chỉ chừng nữa tiếng đồng hồ mà thôi. Sau đó, người nông dân đem về cả một bao đầy những hộp thịt bò đã đóng hộp xong để phân phối cho các hợp tác xã của mình.”
Đến phần thảo luận, mà bọn chúng gọi là “Thu Hoạch” tất cả chúng tôi phải đưa ra những lời phát biểu để chứng tỏ rằng mình đã hiểu sự tiến bộ của “Xã Hội Chủ Nghĩa” mà đứng đầu là Liên Bang Xô Viết.
Đến phiên tôi lên phát biểu, trước mặt mọi người , tôi đã kể lại sự ưu việt của Xã Hội Chủ Nghĩa, như sau:
“Liên Bang Xô Viết rất là tiến bộ, nhất là trong lãnh vực máy móc cơ khí, đến nỗi các kỹ sư có thể làm sống lại một con bò đã được xẻ ra làm thịt hộp. Hồi ở miền Nam, tôi được đưa đi du học ở Tây Đức. Ở Tây Đức có rất ít bò, cho nên họ đã mua được một xưởng “Tái Tạo Thịt Bò” của Liên Xô. Người nông dân đi mua tất cả những hộp thịt bò do nhà máy đóng hộp thịt bò sản xuất ra, đem vào xưởng tái tạo.
Người công nhân bỏ tất cả các hộp thịt bò vào trong máy tái tạo, chờ chừng nửa tiếng sau, dắt ra một con bò nguyên vẹn, đang nhai cỏ, giao lại cho người nông dân.”
Tôi kể câu chuyện tiến bộ của Xã Hội Chủ Nghĩa này bằng một giọng rất là . . . khâm phục và kính nề, nên bọn cán bộ cứ đứng nghệt mặt ra mà nghe để khâm phục tiếp cho tôi. Những nhà tu hành, những tù nhân chính trị không quen với lối nói chuyện của tôi,nên họ cũng ngồi im lặng, bán tín bán nghi.
Nhưng những anh em Biệt kích của tôi thì phá lên cười, họ vừa vỗ tay tán thưởng ưu việt của Xã Hội Chủ Nghĩa vừa ôm bụng cười nghiêng cười ngửa, cười như chưa bao giờ được cười.
Mãi một lúc sau, những người tù khác mới hiểu ra rằng, chẳng thể nào có cái chuyện dắt một con bò vào hãng, nửa tiếng sau đem về một rổ thịt bò hộp. Muốn làm ra thit bò hộp, phải đi qua rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đọan ỏ một hãng khác nhau, và mỗi hãng làm một lượt cả trăm con bò, chứ không thể nào làm từng con bò một. Và cũng không thể nào lấy thịt bò đã đóng hộp để mà trộn nó lại để làm nó trở thành một con bò sống bình thuờng đuợc. Tới lúc đó, họ mới rủ nhau cười lên ồ ồ.
Tên cán bộ kể câu chuyện “Tiến Bộ” tức điên người lên, nhưng hắn không làm gì tôi được, vì rõ ràng tôi khen kỹ thuật tiến bộ của Liên Xô, tới nỗi Tây Đức là một quốc gia tiến bộ mà còn phải đi mua máy “Tái Tạo Thịt Bò” của Liên Xô. Tên này nói thêm vài câu nũa rồi chấm dứt buổi học tập.
Ra đến ngoài, anh em Biệt kích ào tới, nói với tôi:
“Thằng Việt cộng đã nổ, mày còn . . . Nổ hơn thằng Việt Cộng nữa! Cái hay là chúng nó cứ ấm ớ, không dám làm gì mày cả, vì mày . . . khen chúng nó mà!”
Thế là từ đó, tôi có biệt danh “HINH NỔ”
Cứ thế, cuộc sống của chúng tôi ngày này qua ngày khác cứ thế mà trôi đi. Ban ngày thì đứng ngồi trong phòng giam, ban đêm thì cùm kẹp. Bọn chúng không dám đưa chúng tôi ra ngoài rừng làm việc vì sợ rừng núi là địa bàn hoạt động của chúng tôi, chúng tôi sẽ trốn đi ngay lập tức.
Đối với anh em Biệt kích chúng tôi, trong những ngày đầu tù tôi, đã có rất nhiều người nản chí, nhưng chúng tôi ráng tìm cách liên lạc với nhau, ráng khuyên nhủ nhau giữ vữg tinh thần, vì mình vẫn còn đường sống, mong chờ một ngày mai . . . Đại Quân Miền Nam sẽ đánh ra Bắc, giải thoát cho đám Biệt Kích. Hơn nữa, da số anh em chúng tôi đều là người Công Giáo, nên không bao giờ có chuyện tự tử, vỉ chỉ có Chúa Trời mới có quyền ban cho mình lẽ sống và đưa mình trở về với Chúa Trời.
Đến năm 1966, Không Quân Mỹ đã bắt đầu ném bom ở miền Bắc.
Bọn quản giáo sợ điếng người, nhưng chúng tôi lại mừng ra mặt. Chắc chắn sau những cuộc dội bom này sẽ có cuộc đổ bộ của Đại Quân Miền Nam, mọi người chuyền cho nhau những tin tức thật là nóng hổi, những suy luận thật là hợp tình hợp ly. Trong thời gian này, bọn quản giáo không dám lên mặt chửi bới hoặc có hành động gì hăm dọa chúng tôi cả. Trái lại, chính bọn chúng tôi đã . . . hù lại bọn chúng:
“Thằng nào làm gì, chúng tao nhớ tên từng đứa. Khi Đại Quân Miền Nam ra đây rồi, đố chúng mày chạy đâu cho thoát khỏi tay anh em Biệt kích chúng tao.”
Không thể ngồi không mà chờ đợi, anh em chúng tôi nẩy ra ý định:
VƯỢT TRẠI.
Chúng tôi để ý, mỗi lần có máy bay Mỹ đến dội bom, bọn quản giáo, bọn công an lại cùm chân chúng tôi lại rồi sách súng chạy xuống hầm trú ẩn hết, tới khi hết báo động mới dám chường mặt lên. Anh em trong phòng giam của tôi đã bàn với nhau:
“Mỗi lần có còi báo động, từng nhóm hai tên công an đi với nhau, mỗi tên một khẩu AK và ba băng đạn. Đợi khi chúng tiến tới gần, xiết cổ chúng nó liền lập tức, rồi lột quần áo của chúng mặc vào, đi ra ngay cửa chính mà vào rừng. Lúc báo động, không ai để ý tới ai, ngay chính những tên công an gác ở đài kiểm soát cũng lo chạy xuống hầm, không lo khẩu thượng liên sẽ bắn mình. Vào tới rừng rồi, dễ gì chúng tìm ra đuợc.”
Tin tưởng vào cách thức vượt trại này, chúng tôi xem xét, để ý từng cử chỉ, từng đường đi nước bước của bọn công an, tìm ra từng toán hai tên công an đi với nhau để chọn ra toán nào dễ thanh toán.
Rủi thay cho chúng tôi, một Biệt kích trong lúc ngủ mê đã tiết lộ kế hoạch vượt ngục:
“Ngày mai, chờ lúc có còi báo động, tôi và anh Hinh sẽ chờ sẵn, tới khi hai thằng Toán và Thể tới gần, sẽ quàng khăn xiết cổ tụi nó liền, nhũng người khác sẽ cướp súng, lột quần áo của hai tên này thật nhanh, rồi cùng . . . áp giải nhau ra cửa chính mà chạy.”
Anh Biệt kích nói trong cơn ngủ mê như vậy, đúng vào lúc hai tên công an Tóan và Thể đang đi tuần ở ngoài. Thế là chúng nhào vào tóm anh ngủ mơ ngay lập tức và đem chúng tôi lên phòng tra hỏi.
“Chúng mày muốn . . . trốn trại, phải không?”
Tôi trả lời ngay lập tức:
“Đúng!”
“Thằng nào bầy mưu tổ chức?”
“Chẳng có ai bầy mưu tính kế gì hết. Thằng Biệt kích nào bị nhốt tù ở đây cũng đều muốt trốn tù hết. Trong đầu óc bất cứ thẳng Biệt kích nào cũng có mưu kế để trốn tù hết. Nếu không có ý định trốn tù, đâu phải là Biệt Kích!”
Tiếp theo kỳ tới.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
BIỆT KÍCH MIỀN NAM:
“HINH NỔ”
NGUYỄN KHẮP NƠI – 21 12 2011
www.nguyenkhapnoi.com
(Tiếp theo kỳ trước)
(Hình trên Internet)
-“Chính mày là chủ chốt vượt ngục, phải không?”
-“Tôi đã trả lời cán bộ rồi, trong đầu óc bất cứ một người Biệt Kích nào cũng có ý tưởng vượt ngục, không cần phải có người nào đứng làm chủ chốt cả. Tuy nhiên, ý định là một chuyện, làm được hay không lại là một chuyện khác, các anh canh gác như thế này thì chúng tôi làm sao mà vượt ngục được!”
Hai tên công an nhìn nhau, thích thú vì câu nói của tôi đã . . . khen chúng canh gác kỹ (Trên thực tế, ở trại tù Cổng Trời này, vì địa thế hiểm trở, nên bọn Công an chỉ canh gác cho có lệ. Tôi nói móc họng tụi nó chứ không phải là khen). Chúng im lặng một lúc rồi cùng bước ra ngoài to nhỏ với nhau.
Tôi đoán rằng, trong lúc này, đầu óc tụi nó đang hoang mang lo sợ máy may Mỹ có thể đến thả bom bất cứ lúc nào. Nếu giữ tôi lại để tra tấn, để hỏi cung, lỡ máy bay Mỹ đột ngột bay tới, làm sao mà kịp giờ để chạy xuống hẩm? Chạy không kịp, lỡ bọn Biệt Kích nổi loạn, chúng nó dám . . . giết mình lắm!
Hơn nữa, chúng tôi cũng chưa hề có một hành động nào chứng tỏ là sẽ vượt ngục, tất cả chỉ là một lời nói trong giấc mơ mà thôi.
Cuối cùng, hai tên cai tù trờ lại, chỉ đe doạ tôi:
-“Chúng mày liệu hồn. Ở trại Cổng Trời này, chưa bao giờ có chuyện vượt ngục, mà dù có vượt ngục cũng không thể trốn đi đâu cho thoát. Đã lên tới cổng trời rồi, thì chỉ còn có một con đường duy nhất để mà đi tới là “Đồi Bà Then” chứ không còn con đường nào khác để đi xuống.”
Ghi chú: Đồi Bà Then là nơi chôn tù nhân. Chỉ bó chiếu mà chôn chứ không có mộ bia gì cả.
Sau đó, chúng lại cho tôi vào phòng biệt giam, cùm tôi suốt một tuần lễ rồi mới cho ra phòng giam chung.
Tù nhân ở trại Cổng Trời, với khí hậu khắc nghiệt, ăn uống thiếu thốn, lại không có thuốc men gì cả, rất khó mà kéo dài cuộc sống: Ban đêm, nhiệt độ có khi dưới 0 độ, anh em tù chỉ có trên người một bộ quần áo vải và cái chăn đơn. Lạnh không còn nơi nào lạnh hơn. Ăn uống thì chỉ có khoai sắn, luộc với muối, lâu lâu có ít cơm. Nếu có bệnh, ráng chống chọi để mà qua cơn bệnh, nếu không qua khỏi cơn bệnh, thì chỉ còn cách . . . đem chôn.
Anh em Biệt Kích chúng tôi còn sống được là nhờ vào niềm tin:
Niềm tin là một ngày nào đó, Đại Quân Miền Nam sẽ tấn công qua sông Bến Hải để Giải Phóng Miền Bắc, giải cứu anh em Biệt Kích.
Quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được trao trả. Hình của minhhoa’s photostream.
Nếu ngày hôm nay Đại quân chưa ra, thì ngày mai, ngày mốt, một ngày nào đó . . . Cứ thế mà chúng tôi kéo dài cuộc sống tù đầy . . .
Vào một ngày của năm 1973, tất cả tù Biệt kích chúng tôi được dời về trại Phú Lu ở Lào Kay để học tập về Hiệp Định Giơ Neo và cách thức trao trả tù binh. Tôi đếm cả thảy có khoàng một trăm hai mươi Biệt Kích, bao gồm cả những anh em Biệt Kích nhẩy toán ở Cam Pu Chia, đường mòn HCM và Hạ Lào. Vừa cho học tập, bọn Việt cộng vừa làm công tác tuyên truyền để cài người: Mỗi Biệt kích đều được chúng gọi riêng vào phòng để doạ nạt, dụ dỗ sẽ cho trao trả sớm nếu chịu làm điệp viên cho chúng, báo cáo cho chúng những tin tức cần thiết ở Miền Nam.
Anh em chúng tôi về phòng bí mật họp nhau lại, tương kế tựu kế, chỉ nói rằng sẽ làm những gì có thể làm, sau đó báo cho nhau đầy đủ những gì bọn chúng đòi hỏi, coi đó như là một trò chơi đấu trí mà thôi. Một số anh em còn bàn bạc trao đổi với nhau về những kinh nghiệm nhẩy toán, để nếu sau này còn nhẩy ra Bắc nữa, sẽ không mắc phải những lỗi lầm này. Nếu không nhẩy toán, sẽ làm huấn luyện viên, truyền lại những kinh nghiệm này cho đám Biệt Kích đàn em.
Thời gian học tập này là thời gian thoải mái nhất trong cuộc đời tù tội của chúng tôi. Thời gian này cũng là thời gian duy nhất mà anh em Biệt Kích không có ý định vượt ngục: Đang chờ để trao đổi tù binh mà! Vượt ngục làm chi? Cũng trong thời gian này, đôi khi chúng cho chúng tôi đuợc cho ăn thịt. Thông thường, khẩu phần tù được 9kg . . . “Chất Bột” bao gồm khoai, sắn, rau, muối và hiếm khi có một ít gạo. Thịt chỉ được ăn (vài miếng được gọi là thịt) vào hai ngày trong năm: Ngày Tết và ngày mà chúng gọi là “Độc Lập”.
Hàng ngày, chúng tôi được cho nghe tin tức từ đài phát thanh, và được biết, một vài nhóm tù Quân nhân Cộng Hoà đã được trao trả, làm anh em chúng tôi càng nức long hơn nữa.
Chờ mãi, chờ mãi cho đến tháng 10 năm 1973 mà vẫn chưa được trao đổi, anh em chúng tôi hỏi thẳng đám cán bộ:
“Tại sao chúng tôi không được trao trả?”
Bọn cán bộ trả lời quanh co:
“ Có nhiều toán được trao trả, ráng chờ tới phiên.”
Chờ không nổi nữa rồi, anh em chúng tôi bàn nhau:
Có thể bọn Việt cộng đã dùng chúng tôi để mặc cả một điều gì đó, nên mới chần chờ như vậy. Được trao trả theo Hiệp định Genevè là một dịp may hiếm có, phải nắm lấy cơ hội này, phài làm một cái gì đó để đòi hỏi, nếu không, sẽ không bao giờ còn cơ hội nữa.
Anh em Biệt Kích ra quyết định:
“Tuyệt thực, cho đến khi nào được trao trả!”
Không biết vì lý do nào đó mà anh em Biệt Kích ở Trại Quảng Ninh cũng đã có quyết định tuyệt thực cùng một ngày với anh em Biệt Kích ở Phú Lu chúng tôi, làm cho bọn Việt cộng lo ngại đã có . . . gián điệp Miền Nam trà trộn vào trong đám cán bộ của chúng để cho hai trại biết tin nhau, chứ anh em Biệt Kích không thể nào thông tin với nhau đuợc, vì hai trại ở rất xa nhau. Chúng tôi thấy bọn cai tù bối rối ra mặt, nên càng quyết định làm tới.
Tuyệt thực tới ngày thứ ba thì bọn quản giáo họp chúng tôi lại, tuyên bố dỗ ngọt:
“Sẽ đưa nguyện vọng của anh em lên Bộ Công An để cứu xét gấp.”
Sau vài tuần chờ đợi, bọn chúng lại họp anh em chúng tôi lại, chia thành từng toán 20 người đưa lên xe đi, giải thích rằng:
“Trao đổi ở nhiều nơi khác nhau, nên phải chia toán ra mà đi.”
Toán thứ nhất có tôi, được đưa ra khỏi trại để lên xe.
Anh em còn lại vui lòng chờ đợi tới phiên mình.
Bất chợt, những người tù hình sự chạy vào báo cáo:
“Anh em trong toán vừa rồi, bị đưa lên xe bít bùng, vừa mới lên xe là bị còng lại. Đưa đi đâu không biết!”
Anh em Biệt Kích còn lại họp khẩn với nhau:
Nếu đưa đi nơi khác làm thủ tục trao đổi, tại sao lại phải còng lại? Tại sao phải ngồi xe bít bùng?
Như vậy, có nghĩa là anh em bị đưa đi trại giam khác, chứ không phải được đưa đi trao đổi.
Tất cả Biệt Kích yêu cầu quản giáo giải thích rỗ ràng, nếu không, yêu cầu trao trả đám anh em vừa mới được chuyển đi.
Bọn Công an từ chối giải thích và cũng từ chối trao trả đám tù vừa bị đưa đi. Không những thế, chúng còn chĩa súng ra lệnh cho anh em trở về khu nhà giam.
Nhịn không đuợc nữa rồi, anh em Biệt Kích quyết định:
Đánh!
Toàn thể hơn một trăm Biệt Kích bất chấp súng đạn, lưỡi lễ, đã nhào lên tấn công bọn Công an. Anh em dùng dao búa, đồ nghề và bất cứ thứ gì có thể dùng làm vũ khí, kéo bàn ghế làm chướng ngại vật để giao chiến với bọn Công An.
Bọn Việt cộng không chịu trao đổi thì anh em Biệt Kích . . . Tự Trao đổi.
Phải thoát ra ngoài. Phải vượt trại. Phải vượt ngục.
Bọn Việt cộng cũng biết vậy, nên chúng kêu viện binh, thêm cả lính chính quy với đại liên và xe tăng trợ chiến. Kết cuộc, sau một ngày giao chiến, anh em Biệt Kích bị thúc thủ, lại bị bắt còng tay giải đi từng trại khác nhau.
Toán đầu tiên của chúng tôi đã bị đưa trở lại trại Cổng Trời.
Vài ngày sau, đám Biệt Kích còn lại cũng lên nhập bọn và bị biệt giam ngay lập tức.
Khi được biết anh em vì tình đồng đội, vì chúng tôi mà đã bị bọn Công an đàn áp, chúng tôi chỉ còn cách nhìn nhau mà thương cảm, xót xa cho cuộc đời tù tội dưới chế độ Cộng sản.
Biệt Kích thương yêu nhau, dùm bọc lẫn nhau như thế đấy!
Tháng 6 năm 1975, đang nằm trong khu biệt giam, chúng tôi được bọn Công an cho nghe radio, phát tin:
“Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà đã đầu hàng Bộ đội Việt Cộng”
Anh em chúng tôi không ai tin cả, vì đã một lần vào năm 1968, bọn chúng cũng đã cho chúng tôi nghe tin “Bộ đội Bắc Việt đã chiếm toàn cõi Miền Nam” Nhưng sự thật không phải là như vậy, nên lần này, dù bọn chúng có cho chug tôi nghe thật nhiều lần cái tin đầu hàng đó, chúng tôi cũng vẫn không tin, không nghe.
Mãi tới tháng 10 1975, bọn Việt cộng tập họp chúng tôi lại, cho xem đoạn phim xe tăng Việt cộng húc đổ cổng sắt tiến chiếm Dinh Độc Lập, Tổng thổng Dương Văn Minh đọc lời hiệu triệu quân dân chính, kêu gọi quân nhân các cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà buông súng ngưng chiến đấu.
Lúc đó, mặt trời mới hoàn toàn đổ xụp trên đầu chúng tôi.
Từ khi bị bắt tới bây giờ, anh em Biệt Kích chúng tôi sở dĩ còn sống đến ngày nay là nhờ vào lòng tin. Lòng tin một ngày nào đó Đại Quân Miền Nam sẽ tiến về giải phóng quê hương miền Bắc, tiêu diệt bọn Cộng sản dã man, mang lại hoà bình cho toàn cõi Việt Nam và giải cứu chúng tôi.
Những người lính Biệt Kích đã chứng kiến cuộc sống an lành phồn thịnh của dân chúng ở miền Nam.
Những người lính Biệt Kích như chúng tôi, đã được trui luyện qua nhiều quân trường của quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Đào tạo ra một người lính Việt Nam Cộng Hoà đòi hỏi rất nhiều công phu sự luyện tập, đòi hỏi vừa khả năng về quân sự lẫn trí óc và lòng tin. Lòng tin vào chính nghĩa Tự Do, Cộng Hoà sẽ toàn thắng chủ nghĩa Cộng sản vô thần, vô tổ quốc, dã man, vô nhân đạo.
Đến khi bị bắt, chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến mức sống cơ cực của người dân miển Bắc, đã được nhìn thấy những đám lính Cộng sản thiếu huấn luyện, vũ khí thô sơ, không có khả năng chiến đấu, chúng tôi đều có sự suy nghĩ, so sánh và kết luận là:
Miền Nam hơn Miền Bắc rất nhiều, do đó, chắc chắn quân đội của Việt Nam Cộng Hoà sẽ tiến về giải phóng Miền Bắc.
Sự thật xẩy ra đã quá trái ngược với niềm tin tưởng của chúng tôi.
Mặt đất dường như xụp đổ ngay dưới chân của tôi. Tôi đứng không vững, tưởng chửng như nếu bước tới một bước nữa, sẽ bị xụp xuống hố sâu.
Tôi mở mắt nhìn trời, mà tưởng chừng như bầu trời đã biến mất, không còn một tia sáng nào ỏ trước mặt.
Chúng tôi nhìn nhau, nói không nói lên lời, khóc không ra tiếng.
Niềm tin vào Miền Nam của chúng tôi đã xụp đổ!
Còn gì để cho chúng tôi vịn vào đó mà sống nữa!
Một số trong anh em chúng tôi đã quá tuyệt vọng, đã tự tử.
Đến lúc này, chúng tôi mới chợt bừng tỉnh.
Trong chiến tranh, thắng bại là chuyện bình thường.
Tại sao lại phải chết?
Bại hôm nay, đâu có nghĩa là hoàn toàn bại trận.
Thắng hôm nay, đâu có nghĩa là mãi mãi thắng.
Lịch sử đã cho thấy, thua ngày hôm nay, ngày mai, năm sau, mười năm sau thắng lại vẫn là chuyện thường xẩy ra và có thể xẩy ra với Miền Nam Việt Nam.
Chúng tôi khuyến khích nhau, hỗ trợ tinh thần cho nhau để cùng đứng vững, cùng tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Năm 1976, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ và một số anh em từ trong Nam bị đưa ra ở cùng trại với chúng tôi, đã cho chúng tôi thật nhiều tin tức. Tin quan trọng nhất mà chúng tôi thu thập được là: Một số Sĩ Quan cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã thoát ra ngoại quốc và đang tổ chức những cuộc kháng chiến.
Thế là trong tâm khảm chúng tôi lại bừng lên một niềm hy vọng mới:
Sẽ lại có ngày ca khúc khải hoàn!
Đến năm 1977, bọn Việt cộng tập họp chúng tôi lại, loan tin:
Án chung thân cho tất cả các Biệt Kích được xoá bỏ. Kể từ nay, tất cả tù nhân sẽ được chuyển về các Nông trường để sản xuất.
Nghe thì thật là nhân đạo, nhưng thực sự thì là một phương cách chuyển trại tù mà thôi. Lý do là toàn thể nuớc Việt Nam bây giờ đều nằm trong tay bọn Việt cộng, chúng không còn sợ chúng tôi trốn trại nữa, nên thay vì để chúng tôi ở trong tù, phí phạm, chúng chuyển chúng tôi về các nông trường sản xuất, bắt làm việc tự nuôi thân.
Tôi và một số anh em được đưa về Nông trường Hồng Thắng, ở Phú Lu, thuộc tỉnh Lào cay, để cuốc đất trồng khoai, trồng mì. Gọi là Nông trường cho có vẻ hoa mỹ, chứ thực sụ, nông trường này cũng nằm ở một góc rừng không có dân địa phương lai vãng. Trong nông trường nhốt đủ mọi thứ tù: Từ tù hình sự tới dân sự, từ cán bộ tới bộ đội mà chúng gọi là “Hủ hoá, Tham ô”. Tù ra đồng từ sáng sớm tới tối mịt mới trở về khu nhà ngủ.
Những bữa ăn sáng trưa và chiều tối đều tập trung vào những lán, gọi là nhà ăn. Tất cá các loại tù đều xếp hàng ăn chung với nhau. Việc nấu nuớng ở nhà bếp và chia khẩu phần cơm canh được giao cho những tù hình sự, tức là những người ít ra còn được bọn Việt cộng tin tưởng, vì họ sinh ra và sống muôn đời ở ngoài Bắc. Những tù nhân lo việc nấu nướng thì an nhàn hơn và có thể dấu phần cơm thêm cho mình, nhưng những người tù lo việc phân chia cơm canh lại không được an nhàn như vậy, vì com canh là lẽ sống của tù, nên chỉ cần chia không đều một vài hột cơm, một nửa củ khoai hoặc sắn là các tù nhân có thể cãi vã hoặc đánh người chia cơm liền lập tức, đôi khi đua tới đổ máu, giết lẫn nhau. Vì thế, dù là tù hình sự có dữ dằn tới đâu đi nữa, cũng không dám đứng chia phần cơm cho tù được quá một bữa. Các cai tù và tù chia cơm đành phải nhờ tới các Biệt Kích Miền Nam lo nhiệm vụ chia cơm. Lý do mà Biệt Kích Miền Nam dám làm và làm công viêc chia cơm một cách hoàn hảo, không phải vì anh em Biệt Kích . . . dữ dằn hơn các loại tù khác, mà vì những lý do như sau:
• Anh em Biệt Kích là những chiến binh can đảm, có số đông, lại luôn luôn bênh vực lẫn nhau. Anh em có đủ bản lãnh để đánh trả những ai đụng tới mình hoặc ức hiếp các tù nhân khác.
• Anh em Biệt Kích đều là nhưng người trọng danh dự, không làm lợi riêng cho mình.
• Có đầu óc tính toán, biết cách làm việc, biết cách chia phần cho đồng đều. Đa số đều có trình độ học thức, nên đều biết cách thức chế ra cái cân thăng bằng một đầu có dĩa đựng đồ ăn, đầu kia là quả cân bằng đá.
Ví dụ: Nếu mỗi người tù được nhận 100gram chất bột, thì anh em cân thử trước mặt mọi người lần đâu: Để đồ ăn lên dĩa, rồi dời quả cân tới điểm thăng bằng và đánh dấu tại đó. Tới phiên lãnh cơm thì một anh xúc đồ ăn lên đĩa, anh kia dời quả cân tới đúng điểm đã đánh dấu, thế là xong, ai cũng có phần đúng như cân lượng.
Trong một bữa ăn trưa, sau khi tôi chia cơm xong, lấy phần của mình ra một góc ngồi ăn, có một anh tù tới gần chỗ tôi ngồi ăn chung, tự giới thiệu anh ta tên Bưởi. Tôi hỏi anh thuộc loại tù gì? Anh thản nhiên trả lời:
“Tù . . . Tham ô”
Tham ô? Tôi hơi ngạc nhiên, vì xứ Bắc nghèo nàn vô tận, có gì đâu để mà tham ô?
Anh thuộc loại cán bộ tập kết, lấy vợ là con gái của Phó Giám Đốc Mỏ Than Hòn Gai. Vì tên Giám đốc ganh tị với bố vợ của anh, nên đã kết tội anh là tham ô, lãng phí. Anh bị kết án tù 10 năm, đưa lên làm lao động ở đây.
Sau vài lần ngồi ăn chung, một hôm, đột nhiên anh hỏi tôi:
“Hồi đó, tôi ở . . . căn nhà an toàn tại lầu 4 đường Trần Hưng Đạo, tôi có treo một bức hình Tổng Thống Diệm đang đứng hiệu triệu quốc dân. Không biết có còn không?”
Tôi giật mình, lạnh sương sống, củ khoai lang mắc nghẹn trong miệng tôi, vì tôi có thấy tấm hình Tổng Thống Diệm ở trên tường. Tôi im lặng quan sát anh Bưởi một lần nữa:
Anh Bưởi này là ai mà lại ở “Nhà An Toàn” của Biệt Kích?
Anh là ai mà lại treo tấm hình Tổng Thống Diệm lên trên tưởng?
Anh Bưởi vừa bóc vỏ khoai lang vừa nhìn quanh, khi đã quan sát để biết rõ không có ai nghe lén, anh mới tiếp tục nói:
“Tôi là Đại Úy Biệt Kích Lê Văn Bưởi, được đưa qua Thái Lan làm con nuôi một gia đình cách mạng, rồi sau đó đưa về Hà Nội với tư cách . . . tập kết. Tôi được sắp xếp làm tại mỏ than Hòn Gai. Nhiệm vụ của tôi là nhận đồ tiếp liệu từ Hà Nội dem về, nên lấy được nhiều tin tức lắm. Tên Thủ trưởng muốn tôi xuất kho những món hàng có thể đem bán được, tôi không chịu xuất, nên hắn tìm cách cáo buộc tôi là tham ô. Tôi bị tù nhưng vì có bố vợ can thiệp, nên chỉ phải đưa đi làm lao động mà thôi.”
Tôi ú ớ, không biết có nên tin anh ta hay không? Tôi hỏi lấy lệ:
“Tụi nó đã biết . . . anh là ai hay chưa?”
“Chúng nó cũng là người thôi, chứ đâu phải là thần thánh gì để mà biết anh em mình có mặt ở mọi nơi, và đang làm cái gì? Nếu chúng nó biết tôi là ai, thì giờ này tôi đâu có ngồi đây mà nói chuyện với anh. Thôi, chào anh mạnh giỏi, ráng giữ vững tinh thần.”
Rồi anh đứng dậy, vươn vai đi trở lại chỗ làm.
(Ghi chú: Vào năm 2007, tôi có qua Mỹ dự đại hội “Biệt Kích Nhầy Bắc” và có gặp lại Đại Úy Bưởi. Anh kể tiếp cho tôi nghe đoạn cuối của cuộc đời Biệt Kích của anh:
“Năm 1984, tôi được tha, đem vợ con vào Saigòn sinh sống. Khi nghe tin có chương trình HO, tôi đi thằng tới Tòa Lãnh Sự Mỹ trình diện. Họ coi lại sổ sách, có tên tôi là Biệt Kích Nhầy Bắc, gài tại Hà Nội, thế là họ cho cà gia đình tôi qua Mỹ định cư.”
Anh Bưởi đã qua đời vào năm 2009.)
Tiếp theo kỳ tới.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI
BIỆT KÍCH MIỀN NAM:
“HINH NỔ”
NGUYỄN KHẮP NƠI – 25 01 2012
www.nguyenkhapnoi.com
(Tiếp theo và hết)
Anh em Biệt Kích chụp hình lưu niệm trước Quốc Hội Hoa Kỳ (1997) trong thời gian tranh đấu đòi quyền lợi. Hình của http://www.chinhnghia.com/tiengnoicongly.asp
Năm 1978- 1979, chiến tranh biên giới giữa Trung cộng và Việt cộng bùng nổ, anh em Biệt kích còn bị nhốt ở trại Cổng Trời xôn xao bàn tán: Từ Cổng Trời tới biên giới Trung cộng rất gần, chỉ leo qua ngọn núi là tới. Hãy nhân dịp này mà vượt trại đi thôi. Ở đây thì chỉ là kiếp tù đầy cho đến chết. Đằng nào cũng chết, chết trên đường tìm Tự do còn hơn sống nhục. Thế là một số anh em đã cùng với những Biệt kích của Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) đã vượt trại đi qua Trung cộng. Số phận của họ ra sao, không ai được biết.
(Ghi chú: Cũng trong dịp đi dự đại hội Biệt Kích Nhầy Bắc vào năm 2007, tôi đã được biết tin: Số anh em Biệt Kích Trung Hoa Dân Quốc, trong đó có anh Vòng A Cầu và Lê Trung Chính, sau khi vượt trại Cổng Trời, đã qua được tới Trung cộng. Bằng cách nào đó, họ đã liên lạc với Tòa Đại Sứ Mỹ và cũng đã được bốc về Đài Loan và cuối cùng, họ đã chọn định cư ở Mỹ.)
Phần anh em chúng tôi (khoàng 18 người) ở Nông trưởng Hồng Thắng, bị bọn Công an chuyển về Hà Nội, trực thuộc Cục Quản Lý Trại Giam, để sửa chữa nhà cửa. Bọn chúng phát quần áo công nhân mầu xanh bỉển cho chúng tôi mặc, mỗi sáng đưa chúng tôi lên xe chở đi sửa chữa những trại giam bị hư hại. Sau một thời gian quen thuộc, chúng không đưa xe đi nữa mà bắt chúng tôi tự di chuyển bằng xe lửa. Mỗi buổi sáng, chúng tôi tới ga Hàng Cỏ đón xe lửa tới những trại giam được chỉ định để làm việc, tối lại đón xe lửa về Cục Quản Lý Trại Giam trính diện.
Một hôm, khi chúng tôi vừa tới nhà ga thì thấy một số các bà các cô đang gồng gánh và khiêng những kiện hàng nặng chĩu xuống xe lửa. Những người này mặc dù mang vác đồ đạc nhưng họ có dáng điệu và cách ăn mặc khác hẳn đám đàn bà buôn bán thường đi xe lửa tại đây. Chắc chắn họ là thân nhân của các Sĩ Quan Miền Nam đang mang đồ đạc thực phẩm tiếp tế cho chồng đang bị tù ở những trại tù ở miền Bắc. Tôi tới gần họ nghe ngóng, một cô trẻ tuổi nói với mẹ:
“Má à, cái đồ này nặng lắm, để cho con “gắn” cho, má mang cái giỏ này đi.”
Trời ơi! Giọng nói của người Miền Nam!
Một giọng nói mà tôi tưởng chừng như là không bao giờ con nghe lại được nữa!
Trong phút chốc, tôi quên mất tôi là người sinh đẻ ở miền Bắc, để nhận tôi là người Nam, và cái giọng nói miền Nam đó là giọng nói của Mẹ Việt Nam của tôi, của đất nuớc tôi.
Phóng viên báo Register tại California đang phỏng vấn các Biệt Kích (Hình trên Internet)
Nước mắt tôi trào ra. Tôi đứng im nhìn những người đàn bà mà tưởng chừng như đã được về nhà, đang đứng trước cửa nhà của tôi, và trong số những người đàn bà này có mẹ tôi, có cô dì có chị em của tôi. Tôi mừng quá, chỉ muốn chạy ngay lại chổ bọn họ để mà hỏi thăm, để được nói những câu nói, được nghe những giọng nói mà tôi đã không được nghe từ hơn mười lăm năm trời nay.
Nhưng tôi kịp ngưng lại để nhớ thân phận mình đang là tù, đang ở Hà Nội. Tôi đứng im để cố nhớ lại những tù ngữ miền Nam mà tôi đã học được suôt muời năm sinh sống ở Miền Nam của tôi, khi nhớ lại rồi, tôi chạy lại chổ các bà các cô đang khiêng hàng, cười tươi tỉnh, ráng lấy giọng miền Nam mà nói câu nói đầu tiên:
“Chào mấy chị. Mấy chị mang đồ đi thăm nuôi chồng học cải tạo đó, phải hông?
Tui cũng là người xứ Nam Kỳ như mấy chị đó, tui theo ba tui ra tập kết ngoài đây. Để tui phụ mấy chị khiêng đồ xuống nha.”
Những người đàn bà nghe tôi nói tiếng Nam pha giọng Bắc, mặc dù họ không biết tôi là cái thứ gì, nhưng trong xứ Bắc mà nghe được một giọng Nam thì cũng một phần nào có lòng tin, họ nhờ tôi khiêng những đồ nặng xuống để chung một chỗ. Tôi hỏi họ muốn đi thăm nuôi ở vùng nào? Trại nào? Rồi ra ngoài mặc cả xe thồ, xe kéo đưa họ đi. Trong khi sắp xếp phuơng tiện, tôi từ từ hỏi họ về tình hỉnh ở trong Nam ra sao? Nhất là vùng Thủ Đức, nơi cha mẹ tôi ở.
Chiều về, tôi lại đứng chờ ở ga xe lửa để đón những thân nhân đi thăm tù cải tạo. Tôi lại giúp họ mang vác và mướn xe để dò hỏi thêm tin tức trong Nam. Họ cho tôi biết, Việt cộng đã cho đổi tiền, đưa các sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đi tù cải tạo, đánh “Tư Sản Mại Bản”. Tôi cũng cho họ biết tôi theo cha đi tập kết, đã lâu không về miền Nam, nên muốn trở về thăm nhà, nhưng không biết làm cách nào để về, vì không có giấy tờ, cũng chẳng có tiền bạc gì cả. Họ khuyên tôi nếu muốn về Nam, cứ đi về đi, Việt cộng chưa đến nỗi kiểm soát quá kỹ đâu, nhưng nên đi theo các xe chở hàng đỡ bị kiểm soát hơn.
Tối hôm đó, tôi nằm trong trại vắt tay lên trán suy nghĩ. Tương lai của tôi hiện tại chỉ là chôn chặt cuộc đời ở miền Bắc rồi chết đi như một người tù mà thôi. Đằng nào cũng chết, tôi phải bằng mọi cách trốn về Nam. Nhưng nếu đi bằng xe lửa, tôi không có tiền mua vé, dù có tiền mua vé, thì cũng sẽ bị bắt ở các trạm kiểm soát. Do đó, tôi quyết định phải đi theo xe hàng như đã được thân nhân tù cải tạo chỉ dẫn.
Sáng hôm sau, tôi đi dò la bến xe chở hàng ở đâu? Đám xe thồ chỉ cho tôi lối đi tới bến xe Kim Liên. Tôi tới bến xe, vừa lúc một đoàn xe chở hàng ở miền Nam vừa mới tới. Những người tài xế đang túa ra quán ăn sáng, có một người tài xế không đi, đang lui cui mắc võng nằm nghỉ. Tôi bước tới làm quen.
Anh tài xế cho biết, anh chở hàng từ Saigòn thẳng tới Hà Nội, nghỉ một đêm rồi lại quay về Nam. Tôi nhìn kỹ trên cổ anh ta có đeo một giây chuyền có hình thánh giá. Mừng quá! Tôi đã gặp . . . phe ta rồi! Tôi cố tình bẻ cổ áo để lộ rõ cái giây chuyền có hình thánh giá đã lên nước bóng loáng của tôi, hỏi anh mới từ trong Nam ra phải không? Đường xá có hư hại nhiều lắm không? Vợ con ra sao? Cuối cùng, tôi hỏi anh trước đây anh có làm nghề lái xe “Tải” hay không mà dám lái đường trường như vậy? Anh cho biết, anh nguyên là Trung sĩ Quân vận của “Lính Ngụy”, nên lái xe đường xa thường lắm. Tôi lấy bổn cũ ra soạn lại, cũng tâm sự là dân miền Nam, tập kết ra Bắc, nhớ nhà quá, bây giờ muốn . . . quá giang xe của anh về Nam thăm gia đình. Tôi nói rất ngậm ngùi là, ở ngoài Bắc này, tôi chỉ được nuôi ăn thôi, chứ không có tiền lương như ở miền Nam, nên sẽ không có tiền trả cho anh, chỉ xin tặng anh cây Thánh Giá bằng gổ Soan mà tôi đang đeo trên cổ.
Ngoài sự dự đoán của tôi, anh trung sĩ hỏi tôi một câu thật là . . . cắc cớ:
“Chú có Đạo, sao lại đi . . . tập kết?”
Tôi bí lối, ráng bình tĩnh trả lời:
“Hồi đó, tôi còn nhỏ . . . biểu đi thì đi, chứ đâu có biết là đi đâu!”
Rồi cũng ngoài sự tưởng tượng của tôi, anh Trung sĩ không hỏi gì thêm nữa, mà đồng ý ngay:
“Muốn . . . dzìa nhà thì dzìa. Tụi tui rời bến sáng sớm mai, muốn . . . guá giang thì bốn giờ sáng mai có mặt tại đây.”
Tôi mừng quá, bắt tay anh rối rít hẹn sáng mai đúng bốn giờ sẽ có mặt.
Tôi hôm đó, tôi dặn tên công an gác cổng là ngày mai tôi phải đi làm sớm, sẽ rời trại lúc ba giờ sáng. Tên này đồng ý.
Đúng bốn giờ sáng, tôi có mặt tại bến xe Kim Liên gặp anh tài xế. Anh ta mời tôi một gói xôi rồi giới thiệu tôi với anh phụ xe. Xe nổ máy, anh cho tôi ngồi giữa.
Xe bắt đầu rời bến, tôi hồi hộp y như là lúc tôi ngồi trên trực thăng sửa soạn nhẩy xuống Nghệ An mười lăm năm trước đây.
Xe chạy ngang Huế, tôi thấy một vài cửa hàng có treo đèn trung thu, tôi mới biết là sắp tới rằm Tháng Chín.
Đoàn xe vào tới miền Nam mà không phải dừng lại ở bất cứ trạm kiểm soát nào. Cuộc đào thoát của tôi đã trót lọt một cách cực kỳ êm đẹp, không thể nào ngờ được. Trên đường đi, tôi đã nghĩ ra hàng ngàn khó khắn sẽ ập tới, và hàng ngàn câu trả lời mà tôi sẽ phải trả lời. Cuối cùng là nếu bị bắt, tôi sẽ . . . tự xử bằng cách nào để xứng đáng với một Biệt Kích Miền Nam và không làm liên lụy tới người tài xế Quân Vận.
Vậy mả không một khó khăn nào đến với tôi hết!
Xe vào tới địa phận Thủ Đức, tôi xin anh tài xế cho xuống, cám ơn anh, bắt tay anh thật nồng nhiệt.
Cám ơn Thượng Đế.
Cám ơn Đức Chúa Trời.
Con đã thoát khỏi ngục tù Cộng Sản rồi.
Cám ơn anh Trung sĩ Quân Vận của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Cầu xin Chúa phù hộ cho anh.
Lúc đó là bốn giờ sáng, trời còn tối lắm, tôi đi bộ tới cái quán cà phê đầu đường. Cái quán này có từ thời tôi nhập ngũ, nay vẫn còn đây. Tôi đứng lảng vảng chờ cha mẹ tôi đi lể buổi sáng. Theo thông lệ từ lâu đời, mỗi sáng, cứ vào khoảng năm giờ sáng là cha mẹ tôi dắt tay nhau đi lễ sớm. Khi chưa nhập ngũ, tôi cũng đã từng theo cha mẹ đi lễ sớm.
Đây rồi, mẹ tôi đang từ nhà buớc ra, tôi hồi hộp nhập theo đoàn người thưa thớt bước theo. Tới gần mẹ, tim tôi đập mạnh hơn bao giờ hết. Tôi muốn nói nhưng cổ tôi nghẹn lại. Tôi cố lên tiếng:
“Mẹ! . . . Mẹ ơi . . .”
Đến lần thứ ba tôi mới nói ra tiếng.
Nhưng tôi nói nhỏ quá, mẹ tôi không nghe rõ. Bà thấy có người đi gần thì lảng ra xa. Tôi bước theo cố gắng nói cho bà đủ nghe:
“Mẹ ơi . . . Con là Hinh đây . . . “
Mẹ tôi quay lại nhìn tôi. Chắc bà nghe không rõ nên lại quay lại tiếp tục bước đi.
Tôi tiếp tục đi theo bà, nói tiếp:
“Mẹ ơi . . . Con là Hinh con trai của mẹ đây.”
Lần này, mẹ tôi đã nghe rõ, bà quay lại nhìn tôi, nhìn từ đầu đến chân:
“Thằng Hinh . . . đấy à.”
Rồi bà té xỉu xuống đất.
Tôi đã dự phòng trường hợp này rồi, nên tôi ôm chặt lấy mẹ, dìu mẹ tiếp tục bước đi. Một lúc sau, mẹ tôi tỉnh lại, bà nắm chặt lấy tôi như sợ tôi lại biến đi, bà vừa khóc vừa hỏi tôi:
“Con . . . ở đâu về vậy?”
Tôi cũng vừa khóc vừa trả lời mẹ:
“Con nhẩy dù ra Bắc lấy tin tức tình báo, bị bắt tù từ ngày đó tới giờ. Con . . . trốn trại về đây.”
Mẹ nghe tôi nói thì vội vàng đổi hướng quay trở lại:
“Về nhà! Về nhà ngay đi con.”
Hai mẹ con vội vã quay trở về nhà. Mẹ chờ tôi vào nhà, đóng cửa cài then chặt chẽ rồi mới hỏi tôi ngọn ngành.
Mẹ cho tôi biết, ba tôi đã mất cách đây ba năm. Anh em tôi một người đi Không Quân, lái trực thăng, đã chết trận, người kia là Đại úy Biệt Động Quân, đóng ở Long Bình, sau 30 tháng Tư 1975 không thấy về nhà.
Tôi ở trong nhà suốt mấy ngày trời, hai mẹ con cố gắng tìm cách nào để hợp thức hóa sự có mặt của tôi.
Cuối cùng, mẹ tôi đã nghĩ ra cách giải quyết: Nhà tôi còn thân nhân ở lại ngoài Bắc. Tôi sẽ đóng vai chồng của đứa em họ ở Hà Nội vào Nam thăm gia đình. Mặc dù từ thủa nhỏ tôi chưa hề đóng kịch, nhưng đóng vai người ở ngoài Bắc vào Nam thì tôi rành đủ sáu câu.
Sau hơn mười lăm năm xa nhà, lại có thân hình gầy gò ốm yếu và cách phát âm đúng điệu Việt cộng, thêm bộ quần áo xanh công nhân mà ở trong Nam không thể có, nên ngay cả những người hàng xóm cũng không nhận ra tôi là ai?
Mọi chuyện được dàn xếp đâu vào đấy. Công an tổ dân phố cũng đã đến kiểm soát. Cái giọng Bắc chính cống Việt cộng, thêm bộ quần áo công nhân làm cho đám công an nể tôi lắm, không hỏi thêm bất cứ câu hỏi nào cả, cũng không thắc mắc tôi sẽ ở trong Nam bao lâu?
Nhưng không lẽ ông cháu rể cứ sống bám mãi ở trong Nam, không về Bắc? Tôi không thể nào đóng mãi vai này được, phải tìm cách khác giải quyết.
Sau nhiều lần bàn cãi, mẹ tôi quyết định tìm đường cho tôi . . . Vượt Biên Tìm Tự Do.
Tháng 11 năm 1979, người quen với mẹ tôi giới thiệu một mối ở Long Xuyên. Tôi xuống dưới đó, lên thuyền. Ghe chở đầy . . . muối, đi Rạch Giá.
Buổi tối, ghe chuyển hướng nhắm cửa biển xả máy chạy thẳng.
Đi bốn ngày đêm, tầu của chúng tôi được một tầu buôn vớt, kéo tới Singapore.
Vài tuần lể sau, phái đoàn Mỹ tới phỏng vấn tôi:
-“Anh là Biệt Kích được thả ra Bắc?
-Đúng.
Anh có muốn định cử ở Mỹ hay không?
“KHÔNG!”
-Tại sao anh là Biệt kích mà lại không muốn đi Mỹ?
-Tại vì chính quyền Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, nên chúng tôi mới bị thua trận.
- Trong thời gian ở tù ở miền Bắc, anh có thấy bất cứ tù nhân Mỹ nào hay không?
- Có.
- Tôi đại diện cho chính phủ Mỹ, xin mời anh tới định cư ở Mỹ. Anh có thể cung cấp cho chúng tôi tin tức về những người tù binh Mỹ mà anh đã gặp, chúng tôi phải cứu dân của chúng tôi.
- Cám ơn ông đã mời, nhưng tôi không xin đi Mỹ đâu. Còn về tù binh Mỹ, ông cứ việc hỏi, tôi sẽ trả lời.
- Rất tiếc, tôi không phải là người làm nhiệm vụ thâu thập tin tức tình báo. Tôi sẽ báo cáo trường hợp của anh cho cấp trên dể họ cử người xuống gặp anh.
- Vậy khi nào những người thâu thập tin tức đó tới, tôi sẽ nói cho họ hay.“
Tôi được chinh phủ Hòa Lan chấp thuận cho định cư ở nước họ. Đúng bốn tháng trời ở trại tỵ nạn, tôi lên máy bay tới Hòa Lan.
Bốn chục tuổi đời, tôi vẫn còn . . . Độc Thân Vui Tính.
Hai tháng sau khi tói Hòa Lan, tôi nhận được thơ của Tòa Dại Sứ Mỹ . . . mời qua Mỹ gặp Đại Tướng Smith của Biệt Kích Mỹ. Vì tôi là người Biệt Kích Nhẩy Bắc đầu tiên vượt thoát được lao tù Việt cộng, nên họ muốn nhờ tôi cung cấp những chi tiết cần thiết cho họ, mọi chi phí di chuyển, ăn ở . . . trong thòi gian 6 tuần lễ tại Mỹ đều do toán này lo liệu.
Tất cả những câu trả lời về các trại giam Biệt kích, tôi đều trả lời đầy đủ.
Toán đặc nhiệm về tù binh Mỹ hỏi tôi có gặp bất cứ tù nhân Mỹ nào bị giam ở Bắc Việt hay không?
Tôi cho biết, khi sửa chữa những nhà tù ở Hà Nội, tôi có thoáng thấy những tù binh Mỹ bị giam ở đó.
Có bao nhiêu tù binh Mỹ?
Tôi không biết, chỉ thoáng thấy mà thôi, không được đứng lâu ở đó.
Tên họ những người tù binh Mỹ?
Cái đó tôi lại càng không thể biết được. Tôi đâu phải là công an Việt cộng đâu mà biết tên họ của những tù binh này.
Cuối cùng, tôi đoán ra mục đích của chuyến đi của tôi: Mỹ chỉ muốn biết về số phận của những tù binh Mỹ bị giam ở Bắc Việt mà thôi. Rất tiếc, tù Biệt kích không có giam chung với tù binh Mỹ, tôi chỉ xác nhận là có thấy những tù binh này mà thôi, ngoài ra, tôi không giúp gì thêm cho họ được cả.
Tôi trở về Hòa Lan, lập gia đình và tiếp tục cuộrc sống tỵ nạn.
Đến năm 1984, Việt cộng bắt đầu trả tự do cho những Biệt Kích Miền Nam, tôi có gỏi thơ về nhờ gia đình tìm gặp một số bạn bè trong toán của tôi. Anh em Biệt kích vẫn liên lạc mật thiết với nhau, nên tôi tìm họ không khó. Tấm hình đầu tiên trong đời mà anh em Biệt kích chụp chung với nhau là tấm hình do Ninh “Côi” gởi cho tôi (Ninh mồ côi cha mẹ, lại chưa có bồ, nên chúng tôi đặt cho anh biệt hiệu “Mồ côi”). Ninh lấy vợ, đám cưới có đầy đủ những Biệt kích tới tham dự, họ chụp chung một tấm hình gởi cho tôi. Tấm hình này là gia sản độc nhất của cuộc đời Biệt kích của tôi. Tôi sẽ giữ nó mãi mãi . . .
Đám cưới của Ninh “CÔI”. Bạn bè và phù rể đều là anh em Biệt Kích Nhầy Bắc.
Từ năm 1987, 1991 . . . 1992 . . . 1974, bắt đầu chương trình HO, tất cả các Biệt kích đều được đưa qua định cư tại Mỹ. Chúng tôi vẫn tiếp tục liên lạc với nhau để giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của nhau.
Sau hơn mưới năm ở Hòa Lan, với lý do đoàn tụ gia đình, gia đình nhỏ của tôi đã được bên vợ bảo lãnh qua Úc sinh sông từ năm 1998.
Năm 2007, lần đầu tiên anh em Biệt Kích Nhẩy Bắc đã tổ chức cuộc hội ngộ tại Hoa kỳ. Tôi đã gặp lại những anh em cùng toán nhầy Bắc với tôi. Sau những hàn huyên tâm sự, chúng tôi dở sổ đời ra cùng ngồi lại tính toán với nhau.
Trong lần nhẩy cuối cùng ra Bắc, toán của tôi có sáu nguời, chỉ một mình tôi bị bắt mà thôi. Năm anh em còn lại đã nhập vào những toán khác tiếp tục nhẩy ra Bắc, một người tử trận trong khi giao tranh, hai người khác chết vì đói và lạnh ở trại tù Cổng Trời, còn ba người chúng tôi sống sót, đã gặp nhau và đang bàn tán với nhau đây.
Có một số người cho rằng, trước khi nhẩy ra Bắc, anh em chúng tôi đều được lãnh trước . . . 12 tháng tiền tử!
Không. Không một ai trong đám Biệt Kích Nhẩy Bắc của chúng tôi được nghe nói tới hoặc lãnh số tiền này cả.
Tính kỹ ra, mỗi kỳ nhẩy toán, xác xuất đều là . . . Năm Ăn Năm Thua. Vì tin vào xác xuất này, chúng tôi mới dám ra đi, chứ nếu biết . . . Đi là Chết, chắc chắn là anh em chúng tôi sẽ không bao giờ đi, mặc dù can đảm chúng tôi có thừa. Cấp trên của chúng tôi đều cũng lả Lính, đều cũng là người, không lẽ họ đẩy chúng tôi vào chỗ chết một cách bình thản như vậy sao? Chắc chắn trên thế giới, chưa có toán biệt kích nào ra đi để chắc chắn nhận lấy cái chết. Như tôi đã nói ở trên, nhẩy toán ra Bắc cũng chỉ là một cuộc hành quân, giống như những cuộc hành quân của những binh chủng khác trong quân đội mà thôi. Trước khi ra trận, ai cũng hy vọng trở về an toàn, Biệt kích nhẩy Bắc cũng vậy, chúng tôi cũng hy vọng trở về an toàn. Sống chết là do số mạng, do sự rủi ro, sự nguy hiểm của chiến tranh mà thôi.
Chỉ từ năm 1966 trở đi, không hiểu vì lý do nào mà đa số anh em nhầy toán đều bị lộ, một số bị chết trong khi giao tranh, số còn lại đều bị bắt. Có thể là Sở Bắc đã bị bọn Việt cộng gài người vào, nên những toán sau đó mới bị lộ hình tich như vậy. Thật là đáng tiếc.
Tuy nhiên, chiến tranh là như vậy, chẳng có một quy luật nào cả.
Thắng một trận, chưa phải là hoàn toàn thắng.
Thua một trận, cũng không phải là hoàn toàn thua.
BIỆT KÍCH LUÔN LUÔN HY VỌNG VÀO NGÀY MAI
NGÀY MAI ĐÂY, ĐẠI QUÂN MIỀN NAM SẼ TRỞ LẠI.
Ông Sedgwich Tourison (một tù binh Mỹ, đã giúp đở và tranh đấu cho quyền lợc của anh em Biệt Kích Nhẩy Bắc) chụp hình chung với anh em Biệt Kích và gia đình của họ. (Hình trên internet)
GHI CHÚ:
Vào năm 1996, anh em Biệt kích đã làm đơn khiếu nại lên Quốc Hội Mỹ xin bồi thường và lãnh tiền lương cho những tháng năm bị bắt giam tại Bắc Việt. Vì ngoài nhiệm vụ là người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, anh em còn ký hợp đồng cung cấp tin tức cho CIA nữa. Quý ông Sedgwick Tourison, Luật sư John Mattes, Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain . . . là những người đã tích cực hỗ trợ và vận động cho anh em. Cuối cùng, vào năm 1999, Quốc Hội Hoa Kỳ đã chấp nhận bồi thường và cấp huy chương Phục Vụ cho tất cả các Biệt Kích Nhẩy Bắc.
Luât sư Jonh Matter (người đã giúp đở và bênh vực quyền lợi cho các Biệt Kích Nhẩy Bắc) chụp hình chung với anh em Biệt Kích. (Hình trên internet)
Biệt Kích Nguyễn Thái Kiên , Trình A Sám, Thượng Nghị Sĩ John Mc. Cain, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot, Biệt Kích Kim Âu Hà văn Sơn tại một buổi điều trần của Quốc Hội Hoa Kỳ. Hình của http://www.chinhnghia.com/tiengnoicongly.asp
MỘT NGÀY LÀ BIỆT KÍCH, CẢ ĐỜI LÀ BIỆT KÍCH.
NGƯỜI LÍNH BIỆT KÍCH CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ CHÚNG TÔI,
LÀ THẾ ĐẤY!
NGUYỄN KHẮP NƠI,
VIẾT THEO LỜI KỂ CỦA BIỆT KÍCH NHẨY BẮC NGUYỄN VĂN HINH



TOÁN                   NGÀY THẢ     PHƯƠNG TIỆN              SỐ NGƯỜI               PHỤ CHÚ
1. Ares2/1961Đường biển1Vẫn liên lạc trong tháng 4/1969
2. Atlas3/1961Thả dù42 chết, 2 bị bắt khi xuống tới đất
3. Castor5/1961Thả dù4Mất liên lạc bên Lào 7/1963
4. Dido6/1961Thả dù4Gửi báo cáo sai lạc. Chấm dứt
5. Echo6/1961Thả dù3Gửi báo cáo sai lạc đến 1962
6. TarzanKhông rõThả dù6Liên lạc lần cuối 6/1963. Coi như bị bỏ rơi
7. Europa2/1961Thả dù5Liên lạc lần cuối 27/1/1964 từ Bắc VN
8. Remus16/4/1962Thả dù6- Gửi báo cáo sau 5 ngày
12/8/1963Thả dù2- Thêm người
23/4/1964Thả dù3- Thêm người
22/10/1964Thả dù4- Thêm người, toán Alter
6/1965Thả dù4- Thêm người
21/8/1967Thả dù2- Thêm người. 13/5/1968 Bắc Việt loan tin bắt được quân Biệt kích trong vùng hoạt động của toán Remus.
9. Tourbillon16/5/1962Thả dù8- Gửi báo cáo sau khi xâm nhập
27/5/1964Thả dù7- Thêm người, toán Coots
24/6/1964Thả dù7- Thêm người, toán Perseus
7/11/1965Thả dù6- Thêm người, toán Verse
24/12/1966Thả dù2- Thêm người, toán Tourbillon Bravo. 1/1967 Hiệu thính viên gửi điện khẩn. Toán luôn né tránh lực lượng vũ trang Bắc Việt cho đến 4/1969.
10. Eros1/9/1962Thả dù5Gửi báo cáo giả. Chấm dứt
11. Pegasus13/4/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
12. Jason14/5/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
13. Dauphine4/6/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
14. Bell4/6/1963Thả dù7- Báo cáo sau khi xâm nhập.
14/11/1964Thả dù7- Thêm người, toán Greco.Lần cuối cùng gửi điện 19/3/1967.Bị bỏ rơi 3/7/1967
15. Becassine6/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
16. Bart7/6/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
17. Tellus7/6/1963Thả dù4Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
18. Midas10/6/1963Thả dù8Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
19. Nike10/6/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
20. Giant7/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
21. Packer7/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
22. Easy9/8/1963Thả dù8- Báo cáo sau khi xâm nhập
18/7/1964Thả dù6- Thêm người, toán Pisces
5/1965Thả dù5- Thêm người, toán Horse
17/9/1965Thả dù9- Thêm người
8/10/1965Thả dù3- Thêm người, toán Dog/Gecko; đổi tên là Easy alpha. - Lần cuối cùng liên lạc 26/4/1968. Ngày 7/8/1968, Báo chí Bắc Việt đưa tin bắt được 12 biệt kích quân, trong đó có trưởng toán.
23. Không tên12/8/1963Thả dù2Tăng cường cho toán Remus
24. Swan4/9/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
25. Bull7/10/1963Thả dù7Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
26. Ruby5/12/1963Thả dù8Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
27. Không tên23/4/1964Thả dù3Tăng cường cho toán Remus
28. Attila25/4/1964Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
29. Lotus19/5/1964Thả dù6Bị bắt, ra tòa lãnh án
30. Coots27/5/1964Thả dù7Tăng cường cho toán Tourbillon








31. Scorpion17/6/1964Thả dù7Bị bắt, ra tòa lãnh án
32. Buffalo19/6/1964Thả dù10Bị bắt, ra tòa lãnh án
33. Eagle28/6/1964Thả dù6Bản phân tích 6/1968: Bị bắt, còn 3 người, dự trù di chuyển về hướng nam. Bắt đầu di chuyển 11/1968. Còn liên lạc trong năm 1969.
34. Pisces18/7/1964Thả dù6Tăng cường cho toán Easy
35. Perseus24/7/1964Thả dù7Tăng cường cho toán Tourbillon
36. Boone29/7/1964Thả dù9Bị bắt, ra tòa lãnh án
37. Alter22/10/1964Thả dù4Tăng cường cho toán Remus
38. Greco14/11/1964Thả dù7- Tăng cường cho toán Bell
Centaur10/12/1964Thả dù28- Bị rơi máy báy C123 ngày 10/12/1964 tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Tất cả tử nạn.
Remus Alpha5/1965Thả dù5- Một phần của Remus được lệnh rút lui sang Lào. Liên lạc lần cuối cùng vào 21/8/1965. Mất tích ở tọa độ 785/367. Vô tuyến điện không mở, đi sang Lào.
39. Horse5/1965Thả dù5Tăng cường cho toán Easy
40. Dog/Gecko17/9/1965Thả dù9Tăng cường cho toán Easy. Sau bổ sung cho toán Easy alpha thành toán Easy.
41. Verse7/11/1965Thả dù8Tăng cường cho toán Tourbillon. 2 người chết lúc thả dù. Toán hướng dẫn Tourbillon về kỹ thuật thám sát đường mòn. Tourbillon chia 3 người qua toán Verse.  Toán Verse tách ra. 27/7/1967 Đài Hà Nội đưa tin bắt sống toán biệt kích.
42. Romeo19/11/1965Trực thăng1010/1966 nhận được điện văn rất rõ: “Romeo đã bị bắt”. Lần cuối cùng liên lạc 5/8/1968. Báo cáo mất tích 4/11/1968.
43. Kern5/3/1966Thả dù91 người chết lúc thả dù. Lần cuối cùng liên lạc 5/9/1966. Bị bỏ rơi 7/12/1966
44. Hector22/6/1966Trực thăng15Gửi báo cáo sau khi xâm nhập
23/9/1966Trực thăng11Thêm người của toán Hector Bravo. Hai toán không gặp được nhau. Bravo bị bỏ rơi 28/12/1966. Hector liên lạc lần cuối vào ngày 15/3/1967. Bị bỏ rơi 26/6/1967
45. Samson5/10/1966Trực thăng8Bãi đáp bên Lào. Liên lạc lần cuối 2/12/1966. Bị bỏ rơi 1/3/1967
46. Tourbillon24/12/1966Thả dù2Tăng cường cho Tourbillon. Mang cho toán  Bravo máy nghe trộm điện thoại và máy dò sóng điện đài.
47. Hadley26/1/1967Trực thăng11- Xâm nhập miền Bắc bằng đường bộ. Bảng phân tích 6/1968: Toán bị bắt ít lâu sau khi xâm nhập. Dùng điện đài đánh lạc hướng Bắc Việt. 6/1967 được lệnh rút sang Lào.  3/1969 toán báo cáo đã ở bên Lào, cho trực thăng bảo vệ, tìm không ra vị trí của toán.
48. Hansen22/4/1967Trực thăng17Toán chưa tìm ra quân Bắc Việt. Quân Bắc Việt xuất hiện ở bãi đáp. Được yêu cầu rút lui.
49. Không tên21/8/1967Thả dù2Tăng cường cho toán Remus
50. Goldfish13/9/1967Đường biển1Xâm nhập bằng Plowman. Điệp viên 327, mới tuyển trong nhóm tù binh Paradise. Điệp viên sẽ nằm vùng 60-90 ngày và rút lui bằng đường biển. Mất liên lạc
51. Red Dragon21/9/1967Thả dù7Bị phân tán lúc thả dù. CIA tin rằng họ đã bị bắt. SOG cho rằng toán không sao, theo  bản báo cáo 6/1968. Vẫn liên lạc đến tháng 4/1969.
52. Voi18/10/1967Thả dù4Mất liên lạc sau khi xâm nhập












Những con sóng nhỏ tung tăng dưới dòng nước trong queo, từng đợt và từng đợt thật nhẹ, những viên sỏi vàng, nâu, đen, đục màu nằm yên lặng và hững hờ theo năm tháng, bải biễn ngắn và thật vắng vì đây là khu quân sự.
Chiếc cầu tàu dài bằng gổ thông cũng ngả màu xám đục, nằm phía trên mặt nước khoảng vài gang tay, bên hông một vài vỏ xe và những cuộn dây thừng làm vật đệm cho tàu cập bến. Tiếng đưa kẽo kẹt lung linh phãn hồi theo dòng nước, những ngọn gió nhè nhẹ kéo về từ đèo Hãi Vân theo sóng nước về đây từng chập, phía trên ôm theo sườn núi, con đường tráng nhựa đen, những hơi nóng bóng loáng trên đường của buổi trưa, không xa là lối lên núi của đài kiễm báo Sơn Trà ngự trị tại vùng này không biết từ bao giờ hướng về phương Bắc cảnh báo không phận và gìn giữ cho an sinh của miền Nam.
Bên tay phài cây cầu này là Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, sau những chuyến công tác miền Bắc giờ đây yên lặng và nhộn nhịp hẵn lên với những chuyến xe Jeep chạy thật nhanh vào xế chiều, đầy nhóc những anh em Biệt Hải từ Hoàng Sa và Trường Sa mới về, một số băng bó trên người mang những thương tích trong trận kịch chiến với Hài Quân Trung Cộng từ những hòn đảo xa vừa về.
Phía cuối con đường nhìn về những dãy trường sơn dâm ra biễn trùng điệp, là Bộ Tư Lệnh Hài Quân Vùng 1 Duyên Hải, một mình một cỏi, phía bên phải của con đường trước khi đến bãi biễn Tiên Sa nhìn về phía đồi hoa Sim là doanh trại Biệt Hải. Những tóan Hải kích một thời chế ngự các mật khu đường biển khắp mọi miền đất nước.
Đối diện với cầu tàu, băng qua đường là nơi đồn trú của Đoàn Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật vì triền núi dốc thẵm mới nhìn vào như lối kiến trúc 2 tầng. Cột cờ ngay cồng bước vào cũng là nơi tập họp điểm danh và chào cờ, phía tay phài dẫy văn phòng các ban tham mưu phía sau là khu truyền tin với những cột antenna dù căng cao, phía cao hơn trên đồi phía sau Đoàn là bải đáp trực thăng, bên tay trái dãy nhà tiếp liệu ban 4, nơi trang bị và tiếp liệu cho các toán Công Tác xâm nhập, phía trên cao sau con đường dốc là Câu lạc bộ và cạnh đó cũng là nơi phòng ngủ của các Liên Toán Trưởng và Sỉ Quan tham mưu trong đoàn, dẫy nhà kế tiếp nơi phòng ngủ của các Toán Trưởng kế tiếp là Bệnh Xá của Sở Công Tác, bên cạnh có một cái miếu có ghi tên cửa các Chiến Sĩ Biệt Hải đã Hy Sinh khi thi hành Công Tác tại miền Bắc.
Đối diện phía dưới là phòng ngủ của các toán chính giữa khu với dãy nhà tiếp liệu là khu giặt đồ với một hồ nước thật lớn một ngưòi đàn ông lớn tuồi ủi áo quần và một cháu gái phụ giúp giặt giũ. Đằng sau dẫy phòng của anh em Toán là khu gia binh cho những anh em không còn độc thân.
Sau những chuyến công tác dài trút bò những nặng nhọc từ balô, súng, dây đạn, áo mưu sinh, đồ xâm nhập, giày map, dội vào người một nón sắt nước lạnh từ thùng xăng loại 50 gallons cắt miệng, nước lạnh và đục màu rong phía đáy, mùi nước suối dư âm của rừng rú dội vào người như trút bỏ mọi hiễm nguy sau lưng, bỏ lại rừng hoang với tiếng chim kêu buổi sáng, tiếng côn trùng gào thét suốt đêm thâu, tiếng súng A.K tín hiệu liên lạc của địch quân, và cuối tùng là tiếng động cơ trực thăng theo gíó đưa về trong ngày triệt xuất, tiếng hò hét của địch quân tràn xuống sườn đồi và cuối cùng tất cả đều bỏ lại sau lưng trở lại căn phòng nhỏ bé này và cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.
(còn tiếp)



No comments:

Post a Comment