1954 Hải Phòng / 20 năm 1 chiếc cầu thang
Khoảng 5 năm sau ngày ra trại, chúng tôi gồm Du Miên, Phạm Hòa, Nguyễn văn Khanh, Nguyễn Hữu Tài làm lể chào quốc kỳ VNCH đầu tiên với Thuận là người Thượng Kỳ, đây là một trong những anh em khai sinh Hướng Đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ lấy tên Liên Đoàn Bạch Đằng, anh Du Miên, anh Khanh và Thuận là Hướng Đạo VN tôi và anh Tài là CQN, yễm trợ anh em hướng đạo với mục đích gầy dựng lành mạnh cho con em sau nầy, chúng tôi cắm trại và ngủ lại đêm trong khu đất của Hướng Đạo (Boy Scout Of America ) viết tất là BSA trong camp Pendleton.
Đời sống của người tỵ nạn hầu như vô định trong thời gian này, trở ngại ngôn ngữ, phong tục tập quán và sự hiểu biết về đất nước Hoa Kỳ hạn hẹp, cuốn tự điển đơn sơ vỏn vẹn vài chục trang được phát ra từ ngày ra trại, sự hiểu biết về tổ chức chánh quyền, luật lệ hầu như tất cả đều mới lạ, trong thời gian này những người di dân Á châu ít ỏi, có lẻ người Việt tỵ nạn là một trong những cộng đồng Á châu đông đảo nhất thời bấy giờ, thanh niên độc thân đa số là cựu quân nhân di tản theo đơn vị chiếm phần trăm khá lớn trong số người 130,000 người tỵ nạn thời bấy giờ.
Mộng ước thời bấy giờ có điều kiện đi đến trường, học sinh ngữ, học ngành chuyên môn khả dĩ có văn bản để kiếm việc làm để ổ định đời sống, đi học phải có điều kiện và phương tiện, và tùy khu vực nơi đông người Việt nam mới có ngân khoản để có những lớp học dành cho người tỵ nạn. Đây cũng là một vấn nạn vì đa số không có xe, và không biết lái xe, thẻ căn cước I-94 lại không có hình nên cũng chẳng đổi được chi phiếu tại nhà băng, những anh em đùm bọc nhau nhưng lại cùng cảnh ngộ nên chẳng có gì để giúp nhau, thân nhân, quê hương, tài chánh, tất cả đều là con số không, an ủi và nương tựa đều dồn vào người bảo trợ. Sau khi rời Oakland tôi về Santa Cruz với Bradd Shore lúc này Bradd khoãng ngoài 30 và hiện đang là Giáo Sư về Nhân chủng học của Đại Học Santa Cruz, mỗi buổi sáng Bradd đưa tôi đến Cabrillo College sau đó mới đến Trường, mỗi ngày ngồi trên xe Bradd học tiếng Việt còn tôi học tiếng Anh, vài tháng sau tiếng Anh của tôi củng khấm khá và tiếng Việt của Bradd củng đủ dể chào hỏi và nghe lóm chút đỉnh mổi khi gặp ngưòi Việt, cuối tuần chạy xuống San Jose để đi chợ VN, lúc bấy giờ chỉ có một cái chợ duy nhất, và hàng hoá mì gói, nước mắm và xì dầu, một số hàng hoá lẫn lộn với thức ăn của ngưòi Mể tây cơ như hành, ngò vv.. riêng đặc sản của chúng ta vẫn là bánh tráng loại mỏng và loại bánh tráng nướng, hai món ăn rất dể nấu và khoái khẩu thời bấy giờ là cơm chiên và chả giò, đôi lúc Bradd rủ mấy ngưòi Bạn đồng nghiệp về ăn cơm Việt Nam, và đứa nào cũng biết ăn Chả giò chấm với nước mắm và rau salad,
Những ngày dài trên phía Bắc California, Oakland, San Francisco, Daily City, Santa Cruz, Hayward, San Leandro bây giờ về lại Nam California, end up trong Bel-Air Country Club, nơi các tài tử như Bob Hope, Danh ca Frank Sinatra, John Wayne, các chính trị gia như Thống Đốc Brown, Ronald Regan members của Club này, anh em chúng tôi gồm, Nguyễn Quang Châu 11, Lê Khắc Trung 11, Phạm Hòa 72, và 1 SQ Cảnh Sát Cần Thơ Đại Úy Nguyển Văn Bày, ông Bày rửa chén, Châu maintenance Golf cart, Trung và Hòa làm Busboy, bây giờ cũng không nhớ ai đã giới thiệu vào chổ này, đi làm và ở luôn tại đây một căn phòng nhỏ chứa 2 cái bunkbed ( giường đôi) và 1 cái bàn, bên cạnh cũng có một vài cái phòng cho mấy người làm Mể tây cơ tù Nam Mỹ lên, lúc bấy giờ lương tối thiểu là $2.10 / Hour , vì phải trừ tiền phòng nên chỉ còn $1.90 xu, công việc làm liên tục và nặng nhọc vì phải mang những ly đá trên một cái tray gồm mấy chục ly, và có đêm có khoãng gần 500 khách ăn tiệc và dạ vũ, trang trí nhà hàng sang trọng nên nhiều thang cấp, nhiều đêm về đến phòng chỉ đủ sức cởi đôi giầy, tháo đôi vớ và nằm dài lấy sức cho ngày mai, mấy tháng sau anh em dành giụm tiền mua đủ một chiếc xe Capri loại nhỏ 4 chổ ngồi, vì chưa có bằng lái nên ngày nào sau giờ làm chạy lòng vòng trong parking lot cho quen và rửa xe tuy xe không dơ mấy.
Doan 72, doi dien cau tau So Phong Ve Duyen Hai, Phia duoi Bo Tu Lenh Hai Quan vung 1 Duyen Hai , goc tay phai Doi Hoa Sim Biet Hai
1975
American Racer picked up refugees from Green Port at Subic Bay Philippine and heading for Guam Island
Sau tháng tư đen 1975 những chiến hữu Nha Kỹ Thuật di tản sang Hoa Kỳ, đông đảo nhất là Quân Nhân thuộc Sờ Công Tác Nha Kỹ Thuật Bộ Tồng Tham Mưu. Đơn vị sở Công Tác gồm có 5 Đoàn Công Tác, Đoàn 11 và 71 đóng tại Sơn Trà, Đà Nẵng, Đoàn 72 căn cứ Tiên Sa trước Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải NKT cạnh Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải bên kia là đèo Hải Vân, Đoàn 75 căn cứ tại Phi Trường Cù Hanh Pleiku và Đoàn 68 nằm trong khu cấm tại Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế, Long Thành, Biên Hòa.
Cuối tháng 3 năm 1975 sau biến cố Di tàn miền trung Bộ Chỉ Huy Sờ Công Tác từ Sơn Trà Đà Nẵng xuôi Nam về Sàigòn bằng "Hải Lộ Kinh Hoàng" theo những chuyến xà lan, những chuyến tàu đủ loại, những chiếc tàu kéo về đến Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Làng Cô Nhi Long Thành và cuối cùng là Kho 18 Khánh Hội, Quân 4 Sàigòn chứng kiến hàng ngàn quân nhân và đồng bào đã bỏ mạng trên đoạn đường Hải Lộ Kinh Hoàng này.
Tháng 3 năm 1975, Đoàn Công Tác 75 đóng tại Pleiku chịu chung số phận với cuộc triệt thoái lịch sữ Cao nguyên, bằng đủ mọi phương tiện, Bộ Chỉ Huy, các Toán cùng khu gia binh, đi tản đường bộ băng rừng những phụ nữ và trẻ em chân tả tơi, giày dép rách nát còn lại những đôi vớ rách nát bao chân, không tiếp tục hành trình, cuối cùng tá túc lại những buôn Thượng, một số khác đã được Phi Đoàn 219 đón giữa rừng và đưa về Tuy Hòa. rồi gặp nhau tại Nha Trang, có người tìm đủ mọi phương tiện cuối cùng số quân nhân còn lại về tập trung tại kho 18 và sát nhập vào các Đoàn thuộc Sở Công Tác tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm hành quân thu thập tin túc cho Quân Đoàn 3 cũng như Biệt Khu Thủ Đô.
Vòng đai thủ đô Sàigòn lúc này đã bị vây chặt bỡi nhiều sư đoàn của cộng quân, cùng chung số phận này Đoàn Công Tác 68 đồn trú tại Long Thành cũng về tại Kho 18 Khánh Hội và tiếp tục hành quân với tất cả các Đoàn khác của Sở Công Tác khu vực hành quân trong thời gian này là vòng đai của Sàigòn giáp ranh vơí Tỉnh Bình Dương, như Ấp Đồn, Bình Triệu, và một số công tác khác thuộc Quận Gò Vấp tỉnh Gia định khu vưc vòng đai Phi Trường Tân Sơn Nhất, phía ngoài Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Hốc Môn và Xa Lộ Đại Hàn.
Trích đoạn di tản Đà Nẵng tháng 3 năm 1975
(Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu CHT Đoàn 72)
Tối 29 tháng 4 năm 1975 BCH Sở Công Tác cùng các Đoàn Công Tác rời sông Sàigòn bằng Đoàn tàu Quân Vận tại Kho 18 cùng với đoàn tàu của Hải Quân, một số toán trong vùng Hành Quân vẫn chưa có phương tiện để về cùng triệt xuất cùng đi, cũng như lần di tản miền Trung khi đoàn tàu rời bải biển Tiên Sa, ra khơi một số toán vẫn còn hành quân trên đèo Hãi Vân và sau này hình ảnh lại được xuất hiện trên phim “Mưòi Ngàn Ngày Chiến Tranh Việt Nam” hai tay trên đầu từng ngưòi một ung dung trong thân phận tù binh chiến tranh. Những hình ảnh này về sau lưu lại trên tập Sách Lịch Sữ Chiến Tranh Việt Nam toàn tập 20 cuốn được thấy trong các Thư viện Hoa Kỳ. lần này tất cả đoàn tàu trong đêm tối âm thâm di chuyển không một ánh sáng ngoại trừ những ánh sáng lóe lên và tiếng nổ chập chùng của kho đạn thành Tuy Hạ bên kia sông Sàigòn. Trên những chiếc LCM loại đổ bộ có hầu hết Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác cùng các đoàn Công Tác được lệnh di tản ra khỏi khu vực Sàigòn đến Hải Phận Quốc Tế.
Một số khác được đón tại 2 đảo Côn Sơn và Phú Quốc thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ trách nhiệm .
Vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tất cà được di chuyễn qua các Xà lan (loại vận tải tiếp tế đạn dược cho Cam Bốt ) chung quanh có bọc bao cát và lưới kẽm cao quá đầu, cũng vừa lúc ông Dương Văn Minh trên hệ thống truyền thanh tuyên bố bàn giao với chính quyền phía bên kia ( Việt Cộng) lúc ấy vào khoãng 10 giờ sáng. Chấm dứt 5 năm từ ngày thành lập Sở Công Tác tại Nha Trang , 11 năm từ ngày thành lập Nha Kỹ Thuật Tại Thủ Đô Sàigòn và 10 năm trưóc đó của Sở Kỹ Thuật cũng như các hoạt động Quân Sự Tình Báo của đơn vị này từ ngày chia cắt đất nưóc 20 tháng 7 năm 1954 và trước đó.
Sau những tai nạn như sập xà lan ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài biễn đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái zig zag ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng hoa kỳ phải bắn chìm trước khi gây tai nạn, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu, những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ di tản từ chiến trường Xuân Lộc tìm cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ.
Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên những tàu trên đó có sự bào vệ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trực chỉ xuôi nam về Subic Bay
căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân một trong những chuyến tàu đó là chiếc GREEN PORT sau khi cập bến Subic Bay một số tàu có vận tải lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang chiếc tàu mới Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người, và tiếp tục hành trình Subic Bay là nơi một số các tàu Hải Quân VN cập bến làm lễ Hạ Kỳ và bàn giao cho Hải Quân Hoa Kỳ, Chính phủ Phi Luật Tân hạn chế số ngưòi trên Subic Bay là 5,000 ngưòi trong lúc chờ đợi lên Tàu để về Guam số còn lại phải di chuyển qua những hòn đảo khác lân cận.
Một số khác được vận chuyển bằng phi cơ quân sự C141 đến Đảo Wake (khoảng cách giữa Guam và Hawaii) có khỏang vài ngàn ngưòi tạm trú tại đây trong khi những trại tỵ nạn tại những căn cứ Quân Sự Hoa Kỳ tìm những ngưòi bảo lãnh để có chổ trống di chuyễn những ngưòi bên đão vào đất liền, thời gian ở đảo wake có ngưòi ở khoảng vài tháng.
Lúc bây giờ có 4 trại tiếp nhận ngưòi Tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam chính là:
Trong các trại tỵ nạn hoàn tất các thủ tục giấy tờ và được bảo lãnh bởi những ngưòi Hoa Kỳ giàu lòng nhân ái và qua trung gian của những Cơ Quan Thiện Nguyện gọi là VOLAG như:
Tiêu chuẩn xuất trại cho những anh em có thân nhân và gia đình được ra sớm số còn lại đa số lúc ra trại cũng vừa trại sắp đóng cửa, có anh em mãi đến tháng 9 hoặc tháng 10 năm 1975 mới ra khỏi các trại tỵ nạn
Thời gian ở đảo Wake cũng khá lâu, khi đến Camp Pendleton ai cũng tìm cách ra trại càng sớm càng tốt, nhưng đa số chỉ là ước nguyện, còn thực tế thì khác xa, đại đa số là anh em CQN đi độc thân nên vấn đề tìm ngưòi bảo trợ rất khó khăn, thêm vào đó với những dị biệt ngôn ngữ, phong tục và lại là những ngưòi từ mới thoát ra từ chiến tranh nên một số bảo trợ rất do dự, rất nhiều hội đoàn tôn giáo ngưòi Hoa Kỳ vào trại sinh hoạt nhất là những giáo phái Tin Lành, từ đó anh em nẩy ra ý định khi khai vào hồ sơ, anh em độc thân ghi vào phần tôn gíáo Tin Lành cho được bảo lãnh ra trại sớm, đa số không có khái niệm về đời sống bên ngoài như thế nào ? lúc này kinh tế nước Mỹ đang xuống dốc vì sau Chiến tranh Việt Nam và nạn thất nghiệp gia tăng, ngưòi tỵ nạn gặp nhiều chống đối về vấn đề chính phủ Hoa Kỳ mang ngưòi tỵ nạn vào xứ sở họ, mọi chuyên chở từ phi trường về trại đều xảy ra vào ban đêm. Sau khi ghi danh tôn giáo Tin lành chúng tôi được một nhóm ngưòi vào trại mỗi đêm và phụ giúp họ trong việc thông dịch khi giảng đạo, với vốn liếng anh văn khiêm nhường, ngôn ngữ giao dịch thông thường còn không đủ huống chi thông dịch về tôn giáo, có lẽ anh em làm việc tốt nên không ai bảo lảnh và cứ tiếp tục đi phụ giúp truyền đạo mỗi đêm.
Bây giờ điều kiện còn lại để ra trại sớm là kết hôn, để trở thành tình trạng có gia đình, tránh khỏi cái tình trạng độc thân đầy oan nghiệt, mỗi ngày trên khu lập thủ tục ( Processing Center) bên cạnh một nhà thờ dã chiến được dựng nên và những đôi tân uyên ương làm lễ cũng chỉ cùng mục đích là phải thoát ra cái trại tỵ nạn này, thời gian di tản đa số là thanh niên độc thân, những quân nhân tham chiến và di tản theo đơn vị , số phụ nữ di tản cùng gia đình, tỉ lệ của các thiếu nữ độc thân thời bấy giờ như mò kim đáy biển.
Thôi cứ chờ cho trại đóng cửa rồi thế nào họ cũng phải cho xuất trại mà thôi
Tuy thời gian ở trại hơn 5 tháng, nhưng người tỵ nạn cộng sản Việt Nam luôn nhớ ơn đến những người đã giúp họ, trên con đường ổn định được đời sống nơi mà tất cà đều mới lạ, bức tượng với tựa đề " The Helping Hand" bàn tay cứu vớt nay đã trở thành di tích cho những ai về sau ghé ngang qua trại và số đông trước khi xuất trại đều chụp hình lưu niệm tại đây, nhân ngày kỹ niệm 35 năm tôi có trở lại camp Pendleton và lòng vơi đầy với nhiều cãm xúc.
American Racer picked up refugees from Green Port at Subic Bay Philippine and heading for Guam Island
Sau tháng tư đen 1975 những chiến hữu Nha Kỹ Thuật di tản sang Hoa Kỳ, đông đảo nhất là Quân Nhân thuộc Sờ Công Tác Nha Kỹ Thuật Bộ Tồng Tham Mưu. Đơn vị sở Công Tác gồm có 5 Đoàn Công Tác, Đoàn 11 và 71 đóng tại Sơn Trà, Đà Nẵng, Đoàn 72 căn cứ Tiên Sa trước Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải NKT cạnh Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải bên kia là đèo Hải Vân, Đoàn 75 căn cứ tại Phi Trường Cù Hanh Pleiku và Đoàn 68 nằm trong khu cấm tại Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế, Long Thành, Biên Hòa.
Cuối tháng 3 năm 1975 sau biến cố Di tàn miền trung Bộ Chỉ Huy Sờ Công Tác từ Sơn Trà Đà Nẵng xuôi Nam về Sàigòn bằng "Hải Lộ Kinh Hoàng" theo những chuyến xà lan, những chuyến tàu đủ loại, những chiếc tàu kéo về đến Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Làng Cô Nhi Long Thành và cuối cùng là Kho 18 Khánh Hội, Quân 4 Sàigòn chứng kiến hàng ngàn quân nhân và đồng bào đã bỏ mạng trên đoạn đường Hải Lộ Kinh Hoàng này.
Tháng 3 năm 1975, Đoàn Công Tác 75 đóng tại Pleiku chịu chung số phận với cuộc triệt thoái lịch sữ Cao nguyên, bằng đủ mọi phương tiện, Bộ Chỉ Huy, các Toán cùng khu gia binh, đi tản đường bộ băng rừng những phụ nữ và trẻ em chân tả tơi, giày dép rách nát còn lại những đôi vớ rách nát bao chân, không tiếp tục hành trình, cuối cùng tá túc lại những buôn Thượng, một số khác đã được Phi Đoàn 219 đón giữa rừng và đưa về Tuy Hòa. rồi gặp nhau tại Nha Trang, có người tìm đủ mọi phương tiện cuối cùng số quân nhân còn lại về tập trung tại kho 18 và sát nhập vào các Đoàn thuộc Sở Công Tác tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm hành quân thu thập tin túc cho Quân Đoàn 3 cũng như Biệt Khu Thủ Đô.
Vòng đai thủ đô Sàigòn lúc này đã bị vây chặt bỡi nhiều sư đoàn của cộng quân, cùng chung số phận này Đoàn Công Tác 68 đồn trú tại Long Thành cũng về tại Kho 18 Khánh Hội và tiếp tục hành quân với tất cả các Đoàn khác của Sở Công Tác khu vực hành quân trong thời gian này là vòng đai của Sàigòn giáp ranh vơí Tỉnh Bình Dương, như Ấp Đồn, Bình Triệu, và một số công tác khác thuộc Quận Gò Vấp tỉnh Gia định khu vưc vòng đai Phi Trường Tân Sơn Nhất, phía ngoài Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Hốc Môn và Xa Lộ Đại Hàn.
Ngoài một số toán chịu trách nhiệm bảo vệ yếu nhân thuộc Bộ Tổng Tham Mưu và một số toạ độ bí mật được giao phó tại Biệt Khu Thủ Đô và các quận của Tỉnh Gia Định.
Trích đoạn di tản Đà Nẵng tháng 3 năm 1975
(Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu CHT Đoàn 72)
Khoảng đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ ,Cao Nguyên mất, tại Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày 24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì trở ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên Sha .Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72 , nếu còn để trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng 28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để chuyển quân ,anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên Sha chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuan CHP Sở gọi lên họp , cho biết qua tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 ( muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản cùng với BCH/SCT )
Tại thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang trong vùng địch , một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh rút về , tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72 sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa , tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuấn trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã hẹn lúc sáng).
ĐCT/72 tự túc tìm phương tiện di tản,lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà , thực sự ra thì cũng chẳng biết đi đâu ,để làm gì , rút về đâu, Dàn quân ra hai bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sha ,đi được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện , tưởng xe Tăng của VC anh em toán dạt qua hai bên đường , thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở lại Tiên Sha nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là cháu của T/Thống Thiệu ),ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để liên lạc , may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu , sau một hồi đây Kilo ,đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản , thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi,
Sau này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi , tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72 trở về BCH đoàn để tử thủ , trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt , đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo sang,
Dân chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết , hắn nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại , thêm chi tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI, (cấp bậc của tôi Th/T không phải Tr/T như trong sách ).
Sáng này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại quân số , vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sha , vừa để tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát , chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tể , súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống biển làm mồi cho cá ăn
Suốt buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng , sau khi tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ , nên việc làm chủ tình hình cũng không khó khăn .
Tôi liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo quốc tịch Úc (với số vốn Anh văn sẵn có nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng ), vì có vũ khí nên nguoi` này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .
Tôi cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ VC trà trộn , sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan , trên đường rời bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc phục chúng tôi kéo lên , có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một người ở trần , đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa , nên anh em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trang khủng khiếp , may ngày trời lênh đênh trên biển không một giọt nước , với dân số trên 10.000 người trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có một số người vô kỷ luật hãm hiếp , cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên Tàu kéo một T.S thuốc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên , anh em nào trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào bệnh viện ) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất nguy hiểm , dân họ mà leo lên được , sẽ chìm Tảu giữa biên , viên Thuyền Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau 3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang , Tàu vừa cập bên một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời , nếu ngày xưa Đức Quốc Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan 2, 3 lớp xác người, những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường (tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng kến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn .
Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống , tôi và anh em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại toán anh em DCT/75 di tản tử Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa) CHP/ĐCT/75.
Nhận thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó , đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh , nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản cùng với BCH/SCT , Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở về được , tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại , Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72 , cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục suôi Nam , nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng , ngoại trừ những toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể làm gì khác hơn được,
Tôi viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao động cưỡng bách “
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính , hàng trăm Chiến Hạm lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sha và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến bại, vài háng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thề QLVNCH nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi cón nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng”kể từ giờ phút này ĐCT/72 được lệnh tan hàng ,anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng biết đi về đâu )
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi , từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,
Bạch Hổ /ĐCT/72
Tối 29 tháng 4 năm 1975 BCH Sở Công Tác cùng các Đoàn Công Tác rời sông Sàigòn bằng Đoàn tàu Quân Vận tại Kho 18 cùng với đoàn tàu của Hải Quân, một số toán trong vùng Hành Quân vẫn chưa có phương tiện để về cùng triệt xuất cùng đi, cũng như lần di tản miền Trung khi đoàn tàu rời bải biển Tiên Sa, ra khơi một số toán vẫn còn hành quân trên đèo Hãi Vân và sau này hình ảnh lại được xuất hiện trên phim “Mưòi Ngàn Ngày Chiến Tranh Việt Nam” hai tay trên đầu từng ngưòi một ung dung trong thân phận tù binh chiến tranh. Những hình ảnh này về sau lưu lại trên tập Sách Lịch Sữ Chiến Tranh Việt Nam toàn tập 20 cuốn được thấy trong các Thư viện Hoa Kỳ. lần này tất cả đoàn tàu trong đêm tối âm thâm di chuyển không một ánh sáng ngoại trừ những ánh sáng lóe lên và tiếng nổ chập chùng của kho đạn thành Tuy Hạ bên kia sông Sàigòn. Trên những chiếc LCM loại đổ bộ có hầu hết Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác cùng các đoàn Công Tác được lệnh di tản ra khỏi khu vực Sàigòn đến Hải Phận Quốc Tế.
Một số khác được đón tại 2 đảo Côn Sơn và Phú Quốc thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ trách nhiệm .
Vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tất cà được di chuyễn qua các Xà lan (loại vận tải tiếp tế đạn dược cho Cam Bốt ) chung quanh có bọc bao cát và lưới kẽm cao quá đầu, cũng vừa lúc ông Dương Văn Minh trên hệ thống truyền thanh tuyên bố bàn giao với chính quyền phía bên kia ( Việt Cộng) lúc ấy vào khoãng 10 giờ sáng. Chấm dứt 5 năm từ ngày thành lập Sở Công Tác tại Nha Trang , 11 năm từ ngày thành lập Nha Kỹ Thuật Tại Thủ Đô Sàigòn và 10 năm trưóc đó của Sở Kỹ Thuật cũng như các hoạt động Quân Sự Tình Báo của đơn vị này từ ngày chia cắt đất nưóc 20 tháng 7 năm 1954 và trước đó.
Sau những tai nạn như sập xà lan ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài biễn đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái zig zag ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng hoa kỳ phải bắn chìm trước khi gây tai nạn, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu, những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ di tản từ chiến trường Xuân Lộc tìm cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ.
Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên những tàu trên đó có sự bào vệ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trực chỉ xuôi nam về Subic Bay
căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân một trong những chuyến tàu đó là chiếc GREEN PORT sau khi cập bến Subic Bay một số tàu có vận tải lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang chiếc tàu mới Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người, và tiếp tục hành trình Subic Bay là nơi một số các tàu Hải Quân VN cập bến làm lễ Hạ Kỳ và bàn giao cho Hải Quân Hoa Kỳ, Chính phủ Phi Luật Tân hạn chế số ngưòi trên Subic Bay là 5,000 ngưòi trong lúc chờ đợi lên Tàu để về Guam số còn lại phải di chuyển qua những hòn đảo khác lân cận.
Chặng đầu tiên chiếc American Racer cập đến Đảo Guam, thuộc lãnh thổ của Hoa Kỳ thuộc Quần Đảo Thái Bình Dương nơi đây những căn lều dã chiến được dựng nên và cũng là trung tâm lập thủ tục cho ngưòi tỵ nạn như I94 đây là một loại thẻ đặc biệt cho ngưòi tỵ nạn như thẻ căn cước thời bấy giờ (không có hình) và có đóng dấu có thể làm việc tại Hoa Kỳ, nơi đây dấu tích của Căn cứ Không Quân Anderson và những phi vụ B52 oanh tạc trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi thiết lập thủ tục và thẻ căn cước một số người tỵ nạn được đưa thẳng đến các trại tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Một số khác được vận chuyển bằng phi cơ quân sự C141 đến Đảo Wake (khoảng cách giữa Guam và Hawaii) có khỏang vài ngàn ngưòi tạm trú tại đây trong khi những trại tỵ nạn tại những căn cứ Quân Sự Hoa Kỳ tìm những ngưòi bảo lãnh để có chổ trống di chuyễn những ngưòi bên đão vào đất liền, thời gian ở đảo wake có ngưòi ở khoảng vài tháng.
Wake Island 1975
Đảo Wake, một hòn đảo rất nhỏ nằm khoãng giữa đảo Guam và Midway, một phần ba đường từ Guam đến Hawaii, chiều dài đảo Wake bằng phi đạo của phản lực cơ C141, khi hạ cánh lúc ngừng cũng là cuối đảo, những căn nhà được xây dọc theo đảo cho những quân nhân đồn trú tại đây và nhận diện nhau bằng màu sắc nhà ăn, nhà ăn trắng, nhà ăn xanh. Những người tỵ nạn thời bấy giò mù tịt tin tức về quê nhà vừa mới bị cộng quân chiếm đóng
Những ngưòi tỵ nạn sắp hàng lên phi cơ C141 đến Phi trường Quốc tế Honolulu , chuyễn đổi máy bay dân sự đến các trại tỵ nạn như Fort Chaffee, Arkansas hoạc Camp Pendleton, Oceanside California.
Cuộc đời người tỵ nạn đi theo những giường bố nhà binh loại này vừa tiện lợi, vừa riêng tư mùa hè nằm không chăn, mùa lạnh như trong thung lũng của Camp Pendleton thì lót mền, có khi cả mấy cái mền vì trong những căn lều không có hệ thống sưởi, phần thì ở miền nhiệt đới chưa quen khí hậu , nhưng lạnh nhất vẫn là cái cô đơn trong tâm hồn, không bà con thân thuộc, không gia đình, quê hương vừa bị cộng sản chiếm đóng , không tin tức
Hòn đảo có hình vòng cung phi trường ở phần chính giữa, máy bay vừa đáp cũng vừa hết chiều dài, phần đảo phía bên tay trái của phi trường dành cho Quân Sự nên người Tỵ nạn không xuống dưới khu vực này, phía bên tay trái là những khu nhà quân sự nay dành cho ngưòi tỵ nạn, có mấy khu chính được nhận diện nhau bằng màu sắc của nhà ăn, như khu nhà ăn trắng, khu nhà ăn xanh, từ những căn nhà bước ra đến biển cũng không xa, ban đêm những chất phóng xạ màu xanh lá cây nổi lên sáng ngời, lúc mới đến những người tỵ nạn đã được thông báo không nên ăn cá ở biển vì có nhiều chất phóng xạ, nhiều ngưòi không biết ăn vào bị trúng độc phải đưa vào nhà thương, sau này mới biết cách đây một thời gian không lâu, bom nguyên tử loại nhỏ đã được thử nghiệm tại đây, phía cuối đảo trước khi đến phi trường có một đài tưỡng niệm gồm những tên và cấp bậc Quân Nhân Hoa Kỳ trong thế chiến thứ 2, đảo này bị quân nhật chiếm đóng và phi cơ oanh tạc quân Nhật Hoàng và cả Quân Đội Hoa Kỳ trú đóng tại đây cũng hy sinh tập thể.
Đảo Wake, một hòn đảo rất nhỏ nằm khoãng giữa đảo Guam và Midway, một phần ba đường từ Guam đến Hawaii, chiều dài đảo Wake bằng phi đạo của phản lực cơ C141, khi hạ cánh lúc ngừng cũng là cuối đảo, những căn nhà được xây dọc theo đảo cho những quân nhân đồn trú tại đây và nhận diện nhau bằng màu sắc nhà ăn, nhà ăn trắng, nhà ăn xanh. Những người tỵ nạn thời bấy giò mù tịt tin tức về quê nhà vừa mới bị cộng quân chiếm đóng
Chào Mừng WAKE ISLAN
Xe TRAM
Di chuyển trên đảo bằng những trailer của quân xa, đóng cây và những tấm plastic dã chiến bao quanh, thời điểm chính quyền Phi Luật Tân hạn chến số ngưòi tỵ nạn trên đất Phi tối đa là 5,000 ngưòi, một số vừa cập Subic Bay phải dời qua hòn đảo ngoài đất Phi, số còn lại cấp tốc di chuyển qua đảo Guam, sau khi hoàn tất thủ tục thẻ I-94 cho ngưòi tỵ nạn, và chuyển sang đảo Wake, cùng thời gian này một số lớn người tỵ nạn được đưa về Camp Pendleton căn cứ TQLC Hoa Kỳ tại Ocenside, California và số khác đưa về Fort Chaffee Tiểu bang Arkansas, đây là 2 căn cứ đông đảo nhất ngưòi tỵ nạn thời bấy giờ, những trại khác như Indiana town gap và Floria thì rât ít ỏi, một số có thân nhân bảo lảnh, không cần qua trung gian các cơ quan thiện nguyện để kiếm ngưòi bào trợ thì được làm thủ tục xuất trại ngay.
Di chuyển trên đảo bằng những trailer của quân xa, đóng cây và những tấm plastic dã chiến bao quanh, thời điểm chính quyền Phi Luật Tân hạn chến số ngưòi tỵ nạn trên đất Phi tối đa là 5,000 ngưòi, một số vừa cập Subic Bay phải dời qua hòn đảo ngoài đất Phi, số còn lại cấp tốc di chuyển qua đảo Guam, sau khi hoàn tất thủ tục thẻ I-94 cho ngưòi tỵ nạn, và chuyển sang đảo Wake, cùng thời gian này một số lớn người tỵ nạn được đưa về Camp Pendleton căn cứ TQLC Hoa Kỳ tại Ocenside, California và số khác đưa về Fort Chaffee Tiểu bang Arkansas, đây là 2 căn cứ đông đảo nhất ngưòi tỵ nạn thời bấy giờ, những trại khác như Indiana town gap và Floria thì rât ít ỏi, một số có thân nhân bảo lảnh, không cần qua trung gian các cơ quan thiện nguyện để kiếm ngưòi bào trợ thì được làm thủ tục xuất trại ngay.
The Airport
Những ngưòi tỵ nạn sắp hàng lên phi cơ C141 đến Phi trường Quốc tế Honolulu , chuyễn đổi máy bay dân sự đến các trại tỵ nạn như Fort Chaffee, Arkansas hoạc Camp Pendleton, Oceanside California.
Căn phòng
Cuộc đời người tỵ nạn đi theo những giường bố nhà binh loại này vừa tiện lợi, vừa riêng tư mùa hè nằm không chăn, mùa lạnh như trong thung lũng của Camp Pendleton thì lót mền, có khi cả mấy cái mền vì trong những căn lều không có hệ thống sưởi, phần thì ở miền nhiệt đới chưa quen khí hậu , nhưng lạnh nhất vẫn là cái cô đơn trong tâm hồn, không bà con thân thuộc, không gia đình, quê hương vừa bị cộng sản chiếm đóng , không tin tức
mù mịt về tương lai, không ngưòi quen tựa làm cho cái lạnh càng buốt rét và xót xa
BANG CHI DAN
Hớt tóc
Hòn đảo có hình vòng cung phi trường ở phần chính giữa, máy bay vừa đáp cũng vừa hết chiều dài, phần đảo phía bên tay trái của phi trường dành cho Quân Sự nên người Tỵ nạn không xuống dưới khu vực này, phía bên tay trái là những khu nhà quân sự nay dành cho ngưòi tỵ nạn, có mấy khu chính được nhận diện nhau bằng màu sắc của nhà ăn, như khu nhà ăn trắng, khu nhà ăn xanh, từ những căn nhà bước ra đến biển cũng không xa, ban đêm những chất phóng xạ màu xanh lá cây nổi lên sáng ngời, lúc mới đến những người tỵ nạn đã được thông báo không nên ăn cá ở biển vì có nhiều chất phóng xạ, nhiều ngưòi không biết ăn vào bị trúng độc phải đưa vào nhà thương, sau này mới biết cách đây một thời gian không lâu, bom nguyên tử loại nhỏ đã được thử nghiệm tại đây, phía cuối đảo trước khi đến phi trường có một đài tưỡng niệm gồm những tên và cấp bậc Quân Nhân Hoa Kỳ trong thế chiến thứ 2, đảo này bị quân nhật chiếm đóng và phi cơ oanh tạc quân Nhật Hoàng và cả Quân Đội Hoa Kỳ trú đóng tại đây cũng hy sinh tập thể.
Lúc bây giờ có 4 trại tiếp nhận ngưòi Tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam chính là:
Eglin Air Force Base in Florida,
Fort Chaffee in Arkansas,
Fort Indiantown Gap in Pennsylvania
và trại lớn nhất là Camp Pendleton in California
Đã có 50,424 ngưòi đi qua trại nầy và có một lúc trại này đã tiếp nhận 19 ngàn ngưòi.
Tồng số ngưòi tỵ nạn Cộng Sản vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 là 133,000 người và người tỵ nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ đầu tiên vào ngày 2 tháng 5 năm 1975, riêng các em bé mồ côi Việt Nam và Cam Bốt đã được di chuyển bằng máy bay đến Căn Cứ Bộ Binh tại Presidio of San Francisco, California Fort Benning, Georgia và Fort Lewis, Washington State cũng như căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Camp Pendleton, California .
Tồng số ngưòi tỵ nạn Cộng Sản vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 là 133,000 người và người tỵ nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ đầu tiên vào ngày 2 tháng 5 năm 1975, riêng các em bé mồ côi Việt Nam và Cam Bốt đã được di chuyển bằng máy bay đến Căn Cứ Bộ Binh tại Presidio of San Francisco, California Fort Benning, Georgia và Fort Lewis, Washington State cũng như căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Camp Pendleton, California .
Trong các trại tỵ nạn hoàn tất các thủ tục giấy tờ và được bảo lãnh bởi những ngưòi Hoa Kỳ giàu lòng nhân ái và qua trung gian của những Cơ Quan Thiện Nguyện gọi là VOLAG như:
Tolstoy Foundation,
American Fund for Czechoslovak Refugees,
YMCA,
United States Catholic Conference (USCC),
Church World Services (CWS),
Lutheran Immigration Aid Society (LIRS),
Hebrew Immigrant Aid Society (HIAS),
International Rescue Committee (IRC),
World Relief Services,
American Council for Nationalities Services (ACNS)
và cơ quan cuối cùng là Persons Granted Asylum.
Hai trại tỵ nạn đông đảo anh em Sở Công tác Nha Kỹ Thuật là Fort Chaffee Tiểu bang Arkansas và Camp Pendleton Ocenside, California
Hai trại tỵ nạn đông đảo anh em Sở Công tác Nha Kỹ Thuật là Fort Chaffee Tiểu bang Arkansas và Camp Pendleton Ocenside, California
Tiêu chuẩn xuất trại cho những anh em có thân nhân và gia đình được ra sớm số còn lại đa số lúc ra trại cũng vừa trại sắp đóng cửa, có anh em mãi đến tháng 9 hoặc tháng 10 năm 1975 mới ra khỏi các trại tỵ nạn
Thời gian ở đảo Wake cũng khá lâu, khi đến Camp Pendleton ai cũng tìm cách ra trại càng sớm càng tốt, nhưng đa số chỉ là ước nguyện, còn thực tế thì khác xa, đại đa số là anh em CQN đi độc thân nên vấn đề tìm ngưòi bảo trợ rất khó khăn, thêm vào đó với những dị biệt ngôn ngữ, phong tục và lại là những ngưòi từ mới thoát ra từ chiến tranh nên một số bảo trợ rất do dự, rất nhiều hội đoàn tôn giáo ngưòi Hoa Kỳ vào trại sinh hoạt nhất là những giáo phái Tin Lành, từ đó anh em nẩy ra ý định khi khai vào hồ sơ, anh em độc thân ghi vào phần tôn gíáo Tin Lành cho được bảo lãnh ra trại sớm, đa số không có khái niệm về đời sống bên ngoài như thế nào ? lúc này kinh tế nước Mỹ đang xuống dốc vì sau Chiến tranh Việt Nam và nạn thất nghiệp gia tăng, ngưòi tỵ nạn gặp nhiều chống đối về vấn đề chính phủ Hoa Kỳ mang ngưòi tỵ nạn vào xứ sở họ, mọi chuyên chở từ phi trường về trại đều xảy ra vào ban đêm. Sau khi ghi danh tôn giáo Tin lành chúng tôi được một nhóm ngưòi vào trại mỗi đêm và phụ giúp họ trong việc thông dịch khi giảng đạo, với vốn liếng anh văn khiêm nhường, ngôn ngữ giao dịch thông thường còn không đủ huống chi thông dịch về tôn giáo, có lẽ anh em làm việc tốt nên không ai bảo lảnh và cứ tiếp tục đi phụ giúp truyền đạo mỗi đêm.
Bây giờ điều kiện còn lại để ra trại sớm là kết hôn, để trở thành tình trạng có gia đình, tránh khỏi cái tình trạng độc thân đầy oan nghiệt, mỗi ngày trên khu lập thủ tục ( Processing Center) bên cạnh một nhà thờ dã chiến được dựng nên và những đôi tân uyên ương làm lễ cũng chỉ cùng mục đích là phải thoát ra cái trại tỵ nạn này, thời gian di tản đa số là thanh niên độc thân, những quân nhân tham chiến và di tản theo đơn vị , số phụ nữ di tản cùng gia đình, tỉ lệ của các thiếu nữ độc thân thời bấy giờ như mò kim đáy biển.
Thôi cứ chờ cho trại đóng cửa rồi thế nào họ cũng phải cho xuất trại mà thôi
Operation New Arrivals at Camp Pendleton,
April 29 to Oct. 31, 1975
Tuy thời gian ở trại hơn 5 tháng, nhưng người tỵ nạn cộng sản Việt Nam luôn nhớ ơn đến những người đã giúp họ, trên con đường ổn định được đời sống nơi mà tất cà đều mới lạ, bức tượng với tựa đề " The Helping Hand" bàn tay cứu vớt nay đã trở thành di tích cho những ai về sau ghé ngang qua trại và số đông trước khi xuất trại đều chụp hình lưu niệm tại đây, nhân ngày kỹ niệm 35 năm tôi có trở lại camp Pendleton và lòng vơi đầy với nhiều cãm xúc.
First Vietnamese Boy Scout of American in Marines Camp Pendleton Oceanside, California
Khoảng 5 năm sau ngày ra trại, chúng tôi gồm Du Miên, Phạm Hòa, Nguyễn văn Khanh, Nguyễn Hữu Tài làm lể chào quốc kỳ VNCH đầu tiên với Thuận là người Thượng Kỳ, đây là một trong những anh em khai sinh Hướng Đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ lấy tên Liên Đoàn Bạch Đằng, anh Du Miên, anh Khanh và Thuận là Hướng Đạo VN tôi và anh Tài là CQN, yễm trợ anh em hướng đạo với mục đích gầy dựng lành mạnh cho con em sau nầy, chúng tôi cắm trại và ngủ lại đêm trong khu đất của Hướng Đạo (Boy Scout Of America ) viết tất là BSA trong camp Pendleton.
The United States Marines Camp Pendleton / The Largest Vietnamese Refugee Camp in the U.S. 1975
Phạm Hòa Nha Kỹ Thuật và Trung Sỉ Nhảy Dù Bùi Văn Hai
360F Western Dr, Santa Cruz, California 1976
SVSQ Khoa 10B72 SQTB / THSQ-QLVNCH
Tấm hình duy nhất trong đời quân ngủ, do một ngưòi Cô cất giữ trong cuốn thánh kinh, mãi 30 năm sau tình cờ một ngưòi em tìm thấy, những ngày ở Quân Trường Đồng Đế Nha Trang, những ngày cuối tuần ghé thăm bà Nội ở tại Hòn Chồng, Cô đi tu ở Thần Học Viện Nha Trang kế Hòn Chồng và đã tặng cô tấm hình chụp sau khi gắn Alpha .
Oceanside California 1978 Gen Lý Tòng Bá Family
Trại 8 Camp Pendleton 1975 with Vietnamese Orphan Boy
Những ngưòi tỵ nạn thời bấy giờ đa số là thanh niên độc thân những quân nhân tại ngủ và di tản theo đơn vị, nhưng trên đoạn đường này cũng có những thiếu niên đi một mình và những em này sẽ đi theo diện con mồ côi, đã lâu lắm không còn nhớ tên em là gì, nhưng chỉ mong một ngày nào đó trên internet em thấy lại tấm hình năm xưa và anh liên lạc nhau hoặc gặp lại em chắc là vui lắm
Foothill Blvd Oakland, California 1976 second stop after Los Pados, California 62 single men for Urban Security Program
At Resident of Mrs. Delaney Hayward, California the first recuse from Oakland Hotel to find second sponsors for the group 80
36 năm sau, những con đường củ vẫn nguyên vẹn, gợi nhớ kỹ niệm đầu đời, những toán thám sát NKT đầu tiên đem tin tức cho làn sóng của người Việt muốn đến định cư tại khu vực này. Những bước đi tiên phong, ngỡ ngàng và đầy chông gai, gìờ đây người Việt đã lan tràn cả một vùng Bắc California, toán thám sát đầu tiên gồm có Nguyển Quang Châu còn được gọi Châu nhà đèn đoàn 11, Lê Khắc Trung 11, Nguyển Văn Tựu 11, Trần Việt Huệ ( Huệ râu 68, Nguyển Quang Châu 71 (Châu què), Huỳnh văn Trung 71 ( Trung Vịt Bầu) và Phạm Hòa 72.
Trở lại Oakland với bờ hồ downtown nhớ lại những đêm đi hoang, không có bus về nhà, những ngày đói lã ngưòi ngồi hai bên đường coi lưu thông qua lại mà lòng thật trống vắng, những đêm đi học anh văn nhưng thật sự đi xin bánh mì về cho anh em cùng ăn, ngôn ngữ làm sao ổn định được cái ruột cào cộn, nhớ lại nhà thờ Hayward ổ bánh thánh đã bị ăn sạch khi chưa hết hàng ghế đầu, nhớ lại Bradd ngưòi bạn da màu chôm đồ ăn ở chợ Safeway cho anh em bị Cảnh Sát đập máu me đầy đầu sau đó đem về nhốt ở nhà tù gần downtown Oakland, nhớ những ngày lang thang khu chiếu phim X gần đó, nhớ những dốc cao vời vợi của thành phố San Francisco bước chân rã rời vì đói và phóng cả bịch báo vào thùng rác để về nhà sớm vì không còn sức lực để đi, nhớ những ngưòi bạn Cựu chiến binh Việt Nam thấy mấy chục thằng đói lã, ngồi hai bên đường foodhill và dắt vào tiệm tạp hóa mua sandwich và trà bằng tiềng đô la đủ loại màu xanh đỏ, sau này mới biết được đó là phiếu thực phẩm foodstamp. 62 anh em cả tháng nay đói lã, chẵng biết kêu ai. ngôn ngữ chẳng có, mấy tên có khả năng anh ngữ thì đã cao bay, xa chạy, bây giờ còn lại cà đám nói tiếng Anh mà phải mỏi tay , hôm rời trại chuyến xe bus khởi hành từ camp Pendleton Oceanside, CA đến khoãng giữa đường Los lên San Francisco trên xa lộ số 5 , tẻ vào làng nhỏ Dos Palos, Los Pados, không một ngưòi dân địa phương nào nói tiếng Anh, tất cả là nông dân ngưòi Mể tây cơ, cả bọn ban ngày bắt cá, tôm mắc cạn ngoài đồng, ban đêm muổi cắn còn hơn muổi cà mau, đồng tháp vì đây là nơi chăn nuôi ngựa, mùi phân, mùi cây mốc nằng khô và cháy da người, những ngưòi đã ra đi và chắc không ai quay về nhìn thành phố này dù chỉ một lần, chiều đến những ngưòi nông dân Mể tây cơ, trang phục những áo quần gắn đầy kim tuyến lấp lánh và vào bar uống bia như những phim cowboy của thành phố miền tây hoang dã, họ uống bia và nghe nhạc những bản nhạc Latin như cùng một nốt nhạc, cứ vài hôm thì có vụ đánh nhau, rồi mọi ngưòi nhào vào can giáng, ban đêm tìm được một lò gas củ và nấu số cá và tôm bắt trong ngày, khoảng vài tuần thấy không ổn nên tất cả mọi ngưòi được đưa về Oakland, vì đã có một số đi bộ đến trường học và xin xe bus về lại camp pendleton.
Thành Phố Oakland nơi tử thủ cuối cùng . Thỉnh thoảng cứ một tuần hoạc 10 ngày có một ngưòi trong nhóm bảo trợ đến để trấn an và tiếp tế lương thực nhưng vài ngày sau đó biến mất, rồi ngưòi này đến người khác liên tục cùng chung một phương cách lường gạt, lúc ra trại mỗi ngưòi chỉ nhận được $10.00 dollars, và số tiền mấy chục ngàn chắc là bọn bão trợ này tẩu tán, một đêm bỗng nghe tiếng xe bus đậu trước cửa căn nhà chung cư này, và thêm 18 ngưòi anh em độc thân gia nhập chương trình Security chết đói này, về sau không còn ai thăm viếng và hỏi han, bọn bão trợ cũng biệt tăm hơi , anh em mổi ngày ngồi hai bên đuờng. rồi thiên thần xuất hiện.
Trở lại Oakland với bờ hồ downtown nhớ lại những đêm đi hoang, không có bus về nhà, những ngày đói lã ngưòi ngồi hai bên đường coi lưu thông qua lại mà lòng thật trống vắng, những đêm đi học anh văn nhưng thật sự đi xin bánh mì về cho anh em cùng ăn, ngôn ngữ làm sao ổn định được cái ruột cào cộn, nhớ lại nhà thờ Hayward ổ bánh thánh đã bị ăn sạch khi chưa hết hàng ghế đầu, nhớ lại Bradd ngưòi bạn da màu chôm đồ ăn ở chợ Safeway cho anh em bị Cảnh Sát đập máu me đầy đầu sau đó đem về nhốt ở nhà tù gần downtown Oakland, nhớ những ngày lang thang khu chiếu phim X gần đó, nhớ những dốc cao vời vợi của thành phố San Francisco bước chân rã rời vì đói và phóng cả bịch báo vào thùng rác để về nhà sớm vì không còn sức lực để đi, nhớ những ngưòi bạn Cựu chiến binh Việt Nam thấy mấy chục thằng đói lã, ngồi hai bên đường foodhill và dắt vào tiệm tạp hóa mua sandwich và trà bằng tiềng đô la đủ loại màu xanh đỏ, sau này mới biết được đó là phiếu thực phẩm foodstamp. 62 anh em cả tháng nay đói lã, chẵng biết kêu ai. ngôn ngữ chẳng có, mấy tên có khả năng anh ngữ thì đã cao bay, xa chạy, bây giờ còn lại cà đám nói tiếng Anh mà phải mỏi tay , hôm rời trại chuyến xe bus khởi hành từ camp Pendleton Oceanside, CA đến khoãng giữa đường Los lên San Francisco trên xa lộ số 5 , tẻ vào làng nhỏ Dos Palos, Los Pados, không một ngưòi dân địa phương nào nói tiếng Anh, tất cả là nông dân ngưòi Mể tây cơ, cả bọn ban ngày bắt cá, tôm mắc cạn ngoài đồng, ban đêm muổi cắn còn hơn muổi cà mau, đồng tháp vì đây là nơi chăn nuôi ngựa, mùi phân, mùi cây mốc nằng khô và cháy da người, những ngưòi đã ra đi và chắc không ai quay về nhìn thành phố này dù chỉ một lần, chiều đến những ngưòi nông dân Mể tây cơ, trang phục những áo quần gắn đầy kim tuyến lấp lánh và vào bar uống bia như những phim cowboy của thành phố miền tây hoang dã, họ uống bia và nghe nhạc những bản nhạc Latin như cùng một nốt nhạc, cứ vài hôm thì có vụ đánh nhau, rồi mọi ngưòi nhào vào can giáng, ban đêm tìm được một lò gas củ và nấu số cá và tôm bắt trong ngày, khoảng vài tuần thấy không ổn nên tất cả mọi ngưòi được đưa về Oakland, vì đã có một số đi bộ đến trường học và xin xe bus về lại camp pendleton.
Thành Phố Oakland nơi tử thủ cuối cùng . Thỉnh thoảng cứ một tuần hoạc 10 ngày có một ngưòi trong nhóm bảo trợ đến để trấn an và tiếp tế lương thực nhưng vài ngày sau đó biến mất, rồi ngưòi này đến người khác liên tục cùng chung một phương cách lường gạt, lúc ra trại mỗi ngưòi chỉ nhận được $10.00 dollars, và số tiền mấy chục ngàn chắc là bọn bão trợ này tẩu tán, một đêm bỗng nghe tiếng xe bus đậu trước cửa căn nhà chung cư này, và thêm 18 ngưòi anh em độc thân gia nhập chương trình Security chết đói này, về sau không còn ai thăm viếng và hỏi han, bọn bão trợ cũng biệt tăm hơi , anh em mổi ngày ngồi hai bên đuờng. rồi thiên thần xuất hiện.
Bà Delaney có con tham chiến và tữ trận tại Việt Nam ngừng xe và thăm hỏi sau khi biết được sự tình bà đã gọi các cơ quan truyền thông, báo chí và truyền hình đến, anh em ngồi trước ống kính với hàng số điện thoại phía dưới cho những ngưòi muốn bảo lãnh và giúp đở người Việt tỵ nạn Cộng Sản và cứ như thế có ngưòi phải đổ vở bảo trợ vài lần mới ổn định được đời sống.
Downtown Oakland Mission
Hang out with the homeless
San Leandro California First Apartment in the United States
Đời sống của người tỵ nạn hầu như vô định trong thời gian này, trở ngại ngôn ngữ, phong tục tập quán và sự hiểu biết về đất nước Hoa Kỳ hạn hẹp, cuốn tự điển đơn sơ vỏn vẹn vài chục trang được phát ra từ ngày ra trại, sự hiểu biết về tổ chức chánh quyền, luật lệ hầu như tất cả đều mới lạ, trong thời gian này những người di dân Á châu ít ỏi, có lẻ người Việt tỵ nạn là một trong những cộng đồng Á châu đông đảo nhất thời bấy giờ, thanh niên độc thân đa số là cựu quân nhân di tản theo đơn vị chiếm phần trăm khá lớn trong số người 130,000 người tỵ nạn thời bấy giờ.
Mộng ước thời bấy giờ có điều kiện đi đến trường, học sinh ngữ, học ngành chuyên môn khả dĩ có văn bản để kiếm việc làm để ổ định đời sống, đi học phải có điều kiện và phương tiện, và tùy khu vực nơi đông người Việt nam mới có ngân khoản để có những lớp học dành cho người tỵ nạn. Đây cũng là một vấn nạn vì đa số không có xe, và không biết lái xe, thẻ căn cước I-94 lại không có hình nên cũng chẳng đổi được chi phiếu tại nhà băng, những anh em đùm bọc nhau nhưng lại cùng cảnh ngộ nên chẳng có gì để giúp nhau, thân nhân, quê hương, tài chánh, tất cả đều là con số không, an ủi và nương tựa đều dồn vào người bảo trợ. Sau khi rời Oakland tôi về Santa Cruz với Bradd Shore lúc này Bradd khoãng ngoài 30 và hiện đang là Giáo Sư về Nhân chủng học của Đại Học Santa Cruz, mỗi buổi sáng Bradd đưa tôi đến Cabrillo College sau đó mới đến Trường, mỗi ngày ngồi trên xe Bradd học tiếng Việt còn tôi học tiếng Anh, vài tháng sau tiếng Anh của tôi củng khấm khá và tiếng Việt của Bradd củng đủ dể chào hỏi và nghe lóm chút đỉnh mổi khi gặp ngưòi Việt, cuối tuần chạy xuống San Jose để đi chợ VN, lúc bấy giờ chỉ có một cái chợ duy nhất, và hàng hoá mì gói, nước mắm và xì dầu, một số hàng hoá lẫn lộn với thức ăn của ngưòi Mể tây cơ như hành, ngò vv.. riêng đặc sản của chúng ta vẫn là bánh tráng loại mỏng và loại bánh tráng nướng, hai món ăn rất dể nấu và khoái khẩu thời bấy giờ là cơm chiên và chả giò, đôi lúc Bradd rủ mấy ngưòi Bạn đồng nghiệp về ăn cơm Việt Nam, và đứa nào cũng biết ăn Chả giò chấm với nước mắm và rau salad,
Bel-Air Country Club, Beverly Hills U.S.A. 1976
Những ngày dài trên phía Bắc California, Oakland, San Francisco, Daily City, Santa Cruz, Hayward, San Leandro bây giờ về lại Nam California, end up trong Bel-Air Country Club, nơi các tài tử như Bob Hope, Danh ca Frank Sinatra, John Wayne, các chính trị gia như Thống Đốc Brown, Ronald Regan members của Club này, anh em chúng tôi gồm, Nguyễn Quang Châu 11, Lê Khắc Trung 11, Phạm Hòa 72, và 1 SQ Cảnh Sát Cần Thơ Đại Úy Nguyển Văn Bày, ông Bày rửa chén, Châu maintenance Golf cart, Trung và Hòa làm Busboy, bây giờ cũng không nhớ ai đã giới thiệu vào chổ này, đi làm và ở luôn tại đây một căn phòng nhỏ chứa 2 cái bunkbed ( giường đôi) và 1 cái bàn, bên cạnh cũng có một vài cái phòng cho mấy người làm Mể tây cơ tù Nam Mỹ lên, lúc bấy giờ lương tối thiểu là $2.10 / Hour , vì phải trừ tiền phòng nên chỉ còn $1.90 xu, công việc làm liên tục và nặng nhọc vì phải mang những ly đá trên một cái tray gồm mấy chục ly, và có đêm có khoãng gần 500 khách ăn tiệc và dạ vũ, trang trí nhà hàng sang trọng nên nhiều thang cấp, nhiều đêm về đến phòng chỉ đủ sức cởi đôi giầy, tháo đôi vớ và nằm dài lấy sức cho ngày mai, mấy tháng sau anh em dành giụm tiền mua đủ một chiếc xe Capri loại nhỏ 4 chổ ngồi, vì chưa có bằng lái nên ngày nào sau giờ làm chạy lòng vòng trong parking lot cho quen và rửa xe tuy xe không dơ mấy.
North Holywood, California
Lankershim St, North Hollywood
Canoga Park, California
American Racer ship retired in Northern California
American Racer arrived Guam May 1975
Republic of Vietnam Special Operations Members in
Camp Pendleton Oceanside, California 1975
Tent City in Camp Pendleton 1975 / Vietnamese Refugee from Communist of Vietnam
American Racer Ship
The Helping Hand Status at front of the Refugee Processing Center Marines Camp California
The Barber in the Camp 1975
Những con sóng nhỏ tung tăng dưới dòng nước trong queo, từng đợt và từng đợt thật nhẹ, những viên sỏi vàng, nâu, đen, đục màu nằm yên lặng và hững hờ theo năm tháng, bải biễn ngắn và thật vắng vì đây là khu quân sự.
Chiếc cầu tàu dài bằng gổ thông cũng ngả màu xám đục, nằm phía trên mặt nước khoảng vài gang tay, bên hông một vài vỏ xe và những cuộn dây thừng làm vật đệm cho tàu cập bến. Tiếng đưa kẽo kẹt lung linh phãn hồi theo dòng nước, những ngọn gió nhè nhẹ kéo về từ đèo Hãi Vân theo sóng nước về đây từng chập, phía trên ôm theo sườn núi, con đường tráng nhựa đen, những hơi nóng bóng loáng trên đường của buổi trưa, không xa là lối lên núi của đài kiễm báo Sơn Trà ngự trị tại vùng này không biết từ bao giờ hướng về phương Bắc cảnh báo không phận và gìn giữ cho an sinh của miền Nam.
Bên tay phài cây cầu này là Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, sau những chuyến công tác miền Bắc giờ đây yên lặng và nhộn nhịp hẵn lên với những chuyến xe Jeep chạy thật nhanh vào xế chiều, đầy nhóc những anh em Biệt Hải từ Hoàng Sa và Trường Sa mới về, một số băng bó trên người mang những thương tích trong trận kịch chiến với Hài Quân Trung Cộng từ những hòn đảo xa vừa về.
Phía cuối con đường nhìn về những dãy trường sơn dâm ra biễn trùng điệp, là Bộ Tư Lệnh Hài Quân Vùng 1 Duyên Hải, một mình một cỏi, phía bên phải của con đường trước khi đến bãi biễn Tiên Sa nhìn về phía đồi hoa Sim là doanh trại Biệt Hải. Những tóan Hải kích một thời chế ngự các mật khu đường biển khắp mọi miền đất nước.
Đối diện với cầu tàu, băng qua đường là nơi đồn trú của Đoàn Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật vì triền núi dốc thẵm mới nhìn vào như lối kiến trúc 2 tầng. Cột cờ ngay cồng bước vào cũng là nơi tập họp điểm danh và chào cờ, phía tay phài dẫy văn phòng các ban tham mưu phía sau là khu truyền tin với những cột antenna dù căng cao, phía cao hơn trên đồi phía sau Đoàn là bải đáp trực thăng, bên tay trái dãy nhà tiếp liệu ban 4, nơi trang bị và tiếp liệu cho các toán Công Tác xâm nhập, phía trên cao sau con đường dốc là Câu lạc bộ và cạnh đó cũng là nơi phòng ngủ của các Liên Toán Trưởng và Sỉ Quan tham mưu trong đoàn, dẫy nhà kế tiếp nơi phòng ngủ của các Toán Trưởng kế tiếp là Bệnh Xá của Sở Công Tác, bên cạnh có một cái miếu có ghi tên cửa các Chiến Sĩ Biệt Hải đã Hy Sinh khi thi hành Công Tác tại miền Bắc.
Đối diện phía dưới là phòng ngủ của các toán chính giữa khu với dãy nhà tiếp liệu là khu giặt đồ với một hồ nước thật lớn một ngưòi đàn ông lớn tuồi ủi áo quần và một cháu gái phụ giúp giặt giũ. Đằng sau dẫy phòng của anh em Toán là khu gia binh cho những anh em không còn độc thân.
Sau những chuyến công tác dài trút bò những nặng nhọc từ balô, súng, dây đạn, áo mưu sinh, đồ xâm nhập, giày map, dội vào người một nón sắt nước lạnh từ thùng xăng loại 50 gallons cắt miệng, nước lạnh và đục màu rong phía đáy, mùi nước suối dư âm của rừng rú dội vào người như trút bỏ mọi hiễm nguy sau lưng, bỏ lại rừng hoang với tiếng chim kêu buổi sáng, tiếng côn trùng gào thét suốt đêm thâu, tiếng súng A.K tín hiệu liên lạc của địch quân, và cuối cùng là tiếng động cơ trực thăng theo gíó đưa về trong ngày triệt xuất, tiếng hò hét của địch quân tràn xuống sườn đồi và cuối cùng tất cả đều bỏ lại sau lưng trở lại căn phòng nhỏ bé này và cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.
Chiếc cầu tàu dài bằng gổ thông cũng ngả màu xám đục, nằm phía trên mặt nước khoảng vài gang tay, bên hông một vài vỏ xe và những cuộn dây thừng làm vật đệm cho tàu cập bến. Tiếng đưa kẽo kẹt lung linh phãn hồi theo dòng nước, những ngọn gió nhè nhẹ kéo về từ đèo Hãi Vân theo sóng nước về đây từng chập, phía trên ôm theo sườn núi, con đường tráng nhựa đen, những hơi nóng bóng loáng trên đường của buổi trưa, không xa là lối lên núi của đài kiễm báo Sơn Trà ngự trị tại vùng này không biết từ bao giờ hướng về phương Bắc cảnh báo không phận và gìn giữ cho an sinh của miền Nam.
Bên tay phài cây cầu này là Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, sau những chuyến công tác miền Bắc giờ đây yên lặng và nhộn nhịp hẵn lên với những chuyến xe Jeep chạy thật nhanh vào xế chiều, đầy nhóc những anh em Biệt Hải từ Hoàng Sa và Trường Sa mới về, một số băng bó trên người mang những thương tích trong trận kịch chiến với Hài Quân Trung Cộng từ những hòn đảo xa vừa về.
Phía cuối con đường nhìn về những dãy trường sơn dâm ra biễn trùng điệp, là Bộ Tư Lệnh Hài Quân Vùng 1 Duyên Hải, một mình một cỏi, phía bên phải của con đường trước khi đến bãi biễn Tiên Sa nhìn về phía đồi hoa Sim là doanh trại Biệt Hải. Những tóan Hải kích một thời chế ngự các mật khu đường biển khắp mọi miền đất nước.
Đối diện với cầu tàu, băng qua đường là nơi đồn trú của Đoàn Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật vì triền núi dốc thẵm mới nhìn vào như lối kiến trúc 2 tầng. Cột cờ ngay cồng bước vào cũng là nơi tập họp điểm danh và chào cờ, phía tay phài dẫy văn phòng các ban tham mưu phía sau là khu truyền tin với những cột antenna dù căng cao, phía cao hơn trên đồi phía sau Đoàn là bải đáp trực thăng, bên tay trái dãy nhà tiếp liệu ban 4, nơi trang bị và tiếp liệu cho các toán Công Tác xâm nhập, phía trên cao sau con đường dốc là Câu lạc bộ và cạnh đó cũng là nơi phòng ngủ của các Liên Toán Trưởng và Sỉ Quan tham mưu trong đoàn, dẫy nhà kế tiếp nơi phòng ngủ của các Toán Trưởng kế tiếp là Bệnh Xá của Sở Công Tác, bên cạnh có một cái miếu có ghi tên cửa các Chiến Sĩ Biệt Hải đã Hy Sinh khi thi hành Công Tác tại miền Bắc.
Đối diện phía dưới là phòng ngủ của các toán chính giữa khu với dãy nhà tiếp liệu là khu giặt đồ với một hồ nước thật lớn một ngưòi đàn ông lớn tuồi ủi áo quần và một cháu gái phụ giúp giặt giũ. Đằng sau dẫy phòng của anh em Toán là khu gia binh cho những anh em không còn độc thân.
Sau những chuyến công tác dài trút bò những nặng nhọc từ balô, súng, dây đạn, áo mưu sinh, đồ xâm nhập, giày map, dội vào người một nón sắt nước lạnh từ thùng xăng loại 50 gallons cắt miệng, nước lạnh và đục màu rong phía đáy, mùi nước suối dư âm của rừng rú dội vào người như trút bỏ mọi hiễm nguy sau lưng, bỏ lại rừng hoang với tiếng chim kêu buổi sáng, tiếng côn trùng gào thét suốt đêm thâu, tiếng súng A.K tín hiệu liên lạc của địch quân, và cuối cùng là tiếng động cơ trực thăng theo gíó đưa về trong ngày triệt xuất, tiếng hò hét của địch quân tràn xuống sườn đồi và cuối cùng tất cả đều bỏ lại sau lưng trở lại căn phòng nhỏ bé này và cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.
Và ..... cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.
Phụ trách Quân Sự tình báo chiến lược Quân Khu 1 , trách nhiệm 3 đoàn của Sở Công Tác phụ trách Đoàn công tác 11, 71 và 72 , tin tức và lệnh hành quân trực tiếp từ phòng 2 hành quân Quân Khu 1 thời gian này do Trung Tướng Ngô Quang Trưỡng làm tư lệnh.
Các Phi Đoàn trực thăng 253, 239, 233 và 213 Phi Đoàn quan sát 110 và 120 thời gian này phi đoàn 219 đồn trú ở Nha Trang .
Hành quân cho vùng 1 là 10 ngày và lương thực mang theo là 15 ngày vì thời tiết xấu quanh năm, đôi lúc trong một ngày chỉ có 1 giờ đồng hồ thời tiết khả dĩ để đổ và bốc toán, sau đó mây mù lại kéo vào và tất cả phi hành đoàn phải chờ đến ngày hôm sau.
Các Liên Toán Trưỡng thường theo học khóa Sĩ Quan Tiền Không Sát và đi bay với Phi Cơ Quan Sát, trách nhiệm tìm bải đáp để thả và bốc toán, hướng dẫn phi hành đoàn trực thăng vào vùng, liên lạc trực tiếp với Chỉ Huy Trưỡng Đoàn hoạc trưởng ban 3 hành quân để nhận lệnh, tùy theo khu vực hành quân đơn vị có thể dùng một đỉnh núi cao dùng làm đài tiếp vận để liên liên lạc với phi cơ và có thể liên lạc với Toán trong vùng hành quân.
Thức ăn gồm gạo sấy mỗi ngày 3 bịch, 1 nhỏ cho buổi sáng và 2 bịch lớn còn lại cho buổi trưa và buổi chiều, thường chỉ ăn 1 bịch lớn cho một ngày, số gạo và thức ăn dư đem đổi lấy thuốc lá, hoạc cafe hoạc tiền mặt, thức ăn gồm những thịt gà hộp và mang ra để làm chà bông mang cho nhẹ vì phải mang thức ăn 15 ngày không tiếp tế, phụ trội thêm là cá lòng tong khô, loại cá của ngưòi Đại Hàn ăn rất phổ thông và nhẹ nhàng mang theo hành quân.
Doanh trại Đoàn 72 nằm trên sườn đồi nhìn về biễn Đà Nẵng, trên đồi nơi bãi đáp trực thăng, nhìn qua đèo Hải Vân và đường bay xuyên qua vùng lữa đạn, Thường Đức, Nông Sơn, đỉnh 1062, đỉnh Đồng Đen, đỉnh 1192 và thẳng về hướng tây là biên gìới Lào vùng tữ địa với dãy Trường Sơn trùng điệp và cũng là nơi những nhánh đường xâm nhập và những căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt, căn cứ địa 604, 611, 607 và 609 gần Kontum trên đường 92 xuyên qua Lào và đến những nơi xuất phát xâm nhập miền nam từ Vinh, Quảng Bình Bắc Việt Nam. Năm 1974 tình hình chiến sự trong vùng gia tăng mạnh mẽ Cộng Quân tràn ngập với những căn cứ phòng không hiện đại nhất trong cuộc chiến Việt Nam, khu vực này chiến lược quyết định cho vận mạng của Cao Nguyên Việt Nam và kết thúc chiến trường Việt Nam cho những ai thống lĩnh khu vực này . Quân số mỗi Đoàn công tác gồm có 9 toán chia làm 3 liên toán thời gian hành quân của mổi Toán là 10 ngày với 5 ngày chuẩn bị, tìm bãi xâm nhập, trang bị toán và mọi thứ cần thiết để xâm nhập, nhưng thiết yếu vẫn là vấn đề thời tiết , đôi lúc Toán phải chờ cả tuần lễ hoạc 10 ngày mới xâm nhập vì thời tiết xấu, mây mù quanh năm.
ĐÀO HỒNG THỦY - NGƯỜI Ở LẠI TAM BIÊN
Sau khi tốt nghiệp khóa Hạ Sỉ Quan Trường Huấn Luyên Đồng Đế ở Nha Trang . Với cấp bậc Trung Sỉ , Đào Hồng Thủy đã chọn đơn vị Nha Kỷ Thuật để phục vụ đời binh nghiệp và được đưa về Đoàn 72 do Cựu Trung Tá Cẩm Ngọc Huân làm Đoàn Trưởng .
Đây là thời thời gian Đoàn 72 vừa mới thành lập để chuẩn bị học khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ cùng vơí các Đoàn 71 ,75 . Tất cả các Đoàn đều ở trong khu vực của vòng đai phi trường Nha Trang về hướng đường Phước Hải đi vào . Các Toán trong lúc học Chiến Tranh Ngoại Lệ gồm có 4 Sỉ Quan và 8 nhân viên Hạ Sỉ Quan , không biết TS Đào Hồng Thủy lúc đó đã ở Toán nào . Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ , không biết vì lý do gì mà Đào Hồng Thủy và một số anh em khác được đưa lên phục vụ ở Chiến Đoàn 2 đóng tại Kontum.
Khi Đoàn 72 được đưa lên Kontum để hành quân nhảy nhảy toán thực tập thám sát ở các rừng núi đường mòn HCM , Cao Nguyên và vùng Tam Biên Việt - Miên - Lào , mổi lần nhận công tác xâm nhập thì các Toán đều được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm 2 ‘ hướng đạo ’ để trợ giúp Toán có kinh nghiệm lúc di chuyển trong đường rừng .
Trong một lần công tác nhảy toán vào một vùng ‘ nóng ’ ở Tam Biên , Toán 723 của tôi được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm một Biệt Kích người Thượng và TS Đào Hồng Thủy ( Thủy đã phục vụ tại CD2 như trên đã nói ) . Những công tác trong thời gian thực tập nầy thường đi đũ 12 người như quân số của một Toán trong hoạt động Chiến Tranh Ngọai Lệ vậy . Toán chia làm 2 tổ , gồm có bán tổ A do Trưởng Toán là tôi chỉ huy và bán tổ B do Toán Phó ( cựu T/uý Tùng ) . Lúc Toán được Trực Thăng đưa vào vùng xâm nhập , máy bay của bán Tổ A luôn bay dẩn đầu để sẳn sàng nhảy xuống bải trước , sau đó máy bay của bán tổ B sẽ xuống sau .
Hôm đó , một buổi sáng nắng ráo bầu trời quang đãng trong không khí lạnh mát của rừng núi Cao Nguyên vào những ngày cận Tết năm 1971 . Chiếc máy bay trực thăng bán Tổ A chở tôi cùng các toán viên Trung Sỉ Ngô Quang Đợi , Huỳnh Cẩm Sanh , Huỳnh Thanh Phong , Nguyễn Văn Thoại và Đào Hồng Thủy đang bay bám theo sau chiếc O1 của Tiền Không Sát Đại Uý Lê Đình Vủ dẩn đường vào vùng , và theo sau máy bay của bán Tổ A là trực thăng chở bán Tổ B của T/úy Nguyễn văn Tùng cùng 4 nhân viên của toán và một người Biệt Kích Thượng của Chiến Đoàn 2 đi theo . Kèm hai bên trái phải của 2 máy bay trực thăng chở Toán 723 là 2 chiếc máy bay hỏa lực Cobra , thỉnh thoảng bay lên cao rồi là xuống thấp gần sát các ngọn cây rừng trông thật ngoạn mục . Ngước mặt nhìn lên bầu trời cao xa xa , thấy thêm một trực thăng trống dùng để cấp cứu khi cần .
Tôi ngồi thòng 2 chân ra bên ngoài mép trái của trực thăng cùng TS Thủy , còn TS Đợi và Sanh ngồi bên mép phải trực thăng , ngồi giữa máy bay là TS Phong và Thoại . Rừng núi vùng Tam Biên địa thế tương đối bằng bằng nên tầm nhìn con mắt khá xa với cây rừng trùng trùng màu xanh đậm trong buổi sáng trời nắng tốt . Tiếng động cơ kêu ‘ bùm bùm’ của máy bay như nhịp trống quân hành làm quên đi những lo âu hối hộp và làm dịu đi tiếng đập mạnh của con tim của buổi đầu đi nhảy toán . Thỉnh thoảng tôi đưa bàn tay lên túi áo ngực trái sờ nắn viên đá nhỏ mà tôi đã lượm bỏ vào túi trước khi lên máy bay , như một lá bùa hộ mạng và lâm râm “ ANH PHẢi SỐNG “ để đem viên sỏi nhỏ nầy trả lại cho sân bay khi xong công tác . Sau nầy , trong những lần nhảy Toán , tôi âm thầm thường làm vậy như một thói quen để trấn an những lo âu trong những lần công tác nguy hiểm , và tin tưởng “ANH PHẢi SỐNG “ để trở về .
Hơn nửa giờ bay , máy bay chở Toán 723 đã vượt qua những rừng núi bao la trong buổi sáng đẹp trời .Từ hướng xa phía trước gần sát ngọn cây , tôi thấy chiếc O1 như một con bồ câu trắng cô đơn đang bay lượn một vòng quanh vùng đất nhỏ trống trải rồi cất vút bay lên cao bầu trời ra khỏi tầm nhìn của tôi . Tiếp theo 2 chiếc Cobra như 2 cánh én đen lạng xà xuống nơi bải cỏ lau sậy ấy rồi bay lượn lòng vòng quan sát quanh vùng . Người xạ thủ đại liên của trực thăng đưa ngón tay cái ra dấu cho tôi biết máy bay đang vào vùng và chỉ ngón tay về hướng bải đáp khá trống , nơi chiếc O1 của Tiền Không Sát vừa mới bay lên . Từ trên cao tôi thấy bải đáp thưa thớt cỏ lau sậy và bao boc xung quanh là một rừng cây rậm rạp . Mắt đăm đăm nhìn bải đáp càng rỏ dần theo độ bay xuống thấp của chiếc trực thăng , và khi chiếc trực thăng chở bán Tổ A của tôi đang bay là là chầm chậm xuống bải đáp làm cỏ lau sậy nằm rạp xuống như một tấm thảm xanh mịn màng . Với phản ứng tự nhiên , tôi vội vàng vổ vai Thủy nhảy xuống bải cùng lúc . Chưa kịp quan sát thì nghe những tiếng nổ đạn bom , đất cát bắn tóe tung như xé tan màng nhỉ . Ngoái dầu nhìn lui , thấy chiếc máy bay chở bán Tô A đã bị trúng đạn phòng không của địch , đang lắc lư chậm chạp cố bay lên cao với làn khói đen dày đặc kéo theo sau , như hình một con rồng đen lướt trong gío mây . Còn chiếc trực thăng bán Tổ B của Tùng vội quay hướng bay về phải rồi bốc lên cao lẩn trốn vào các đám mây trắng . Hai chiếc Cobra bay lạng sát ngọn cây bắn xối xả các tràng đạn đại liên , phóng pháo M79 , Rocket xuống các rừng cây quanh bải đáp . Tiếng gầm hú như phong ba bảo táp lướt nhanh của 2 chiếc phản lực cơ A37 nhào xuống lượn lên với những trái bom thả xuống quanh bải tóe lửa khói trong tiếng nổ “ ầm ầm “ như một bản hợp xướng sống động với âm thanh rùng rợn làm người nghe có thể chết giấc cho những ai yếu bóng vía .
Trong giây phút đầu xuống bải đáp với lửa đạn bom rơi , tôi vội vàng đảo mắt nhìn xung quanh để tìm kiếm các toán viên . Thủy đang nằm sau bụi cỏ gần bên mé phải của tôi chỉa súng hướng về bìa rừng . Ts. Đợi cách xa tôi chừng 10m về trái , Ts. Sanh cách 5m phía sau lưng tôi , tất cả chỉ có 4 người nhảy xuống bải , còn Phong và Thoại ngồi giữa máy bay nên chưa kịp xuống thì máy bay bị trúng đạn phòng không của địch và cố gắng bay lên cao . Những tiếng đạn bom liên tục nổ từ Cobra và A37 bắn thay nhau yểm trợ , cùng B40 của địch bắn ra hướng Tổ A đang nằm nổ chát tai làm chúng tôi chẳng biết hướng nào có địch . Nằm giữa bải sau các lùm cỏ sậy chẳng có một mô đất che chở thân mình , chúng tôi chỉ biết hướng súng về rừng để mong nhìn thấy địch mà bắn trả lại thôi .
Nhìn Sanh bò đến bên trái của tôi rồi vội vàng đưa ống nghe của máy PRC 25 cho tôi .Nhanh tay tôi cầm lấy áp sát vào tai và nghe tiếng hối hả của Liên Toán Trưởng Đ/U Lê Đình Vủ :
H.ồ.n.g H.à , Hồng Hà đây là Vương Vủ .
Hồng Hà , Hông Hà đây là Vương Vủ anh nghe được trả lời ….
Mắt nhìn đăm đăm vào rừng , tay trái cầm ống nghe , tay phải cầm súng với ngón trỏ luôn dán sát cò súng Car 15 .Tôi thì thầm :
Hồng Hà nghe Vương Vủ 5/5 .
Tiếng máy khè khè trong ống nghe lại vang :
Gia đình Hồng Hà cứ nằm tại bải để Zu Lu xuống cứu .
Tôi chưa kịp trả lời lại Đ/U Vủ , thì bất chợt từ hướng rừng trước mặt Đợi và tôi cùng Thủy , nghe tiếng hét la lớn trộn lẩn trong tiếng nổ của súng đạn bom , tiếng được tiếng mất :
N.. à..ng S.. ố n , R.. ố ..ng …h .. ế t. ( hàng sống chống chết ) .
Theo sau những tiếng la hét ‘ hàng sống chống chết ’ với âm giọng như là của người Thượng hay Miên Lào là những tràng đạn AK bắn về hướng chúng tôi . Tiếng đạn nghe ‘x..í..u xíu ’ làm cày xủi đất bụi bay lên quanh mình . Ba họng súng Car 15 của tôi , Đợi và Thủy cùng lúc nhả đạn khi thấy những tên địch từ rừng chạy nhào ra hướng Đợi và chúng tôi đã đốn ngã được 3 tên địch làm mấy tên còn lại phải nằm xuống .
Tiếng Đợi nho nhỏ vọng từ xa :
Em bị thương rồi anh Hậu ơi .
Không chần chừ , như một bản tính tự nhiên tôi đáp lại để Đợi đủ nghe :
Cố gắng lên em , anh Hậu không bỏ Đợi đâu .
Tôi quay đầu về phải định nói Thủy bắn yểm trợ giúp tôi bò lên chổ Đợi đang nằm để kéo Đợi xuống gần Sanh băng bó vết thương . Tôi thì thầm :
Thủy , Thủy .
Không nghe tiếng trả lời , thấy Thủy vẩn ngồi yên mình hơi nghiêng, lưng dựa vào chiếc ba lô còn đeo trên vai . Tưởng Thủy không nghe , tôi liền vói tay lắc nhẹ chiếc balô :
Thủy ..Thủy .
Lần nầy Thủy vẩn im lặng nên tôi mới biết Thủy đã đi vào cõi chết từ lúc nào mà tôi chẳng hay. Thủy chết trong tư thế súng vẩn cầm tay , người hơi nghiêng và lưng tựa vào chiếc ba lô mang đầy gạo sấy 7 ngày ăn , như đang thả hồn ngắm nhìn rừng núi Tam Biên vào một buổi sáng đẹp trời …
Tôi vội vàng lấy súng Thủy ra và đưa Sanh bắn yểm trợ để tôi bò lên kéo Đợi xuống . Vừa bò đến nơi Đợi nằm , thấy cây súng Car 15 bị gãy ngang và máu bên đầu gối chân phải của Đợi đỏ sẩm cùng bụi đất trộn lẫn . Chưa kịp kéo Đơi , tôi nghe tiếng ‘ p..ì..n..h , pình ’ từ hướng sau lưng . Ngoái đầu về sau , tôi thấy một chiếc trực thăng từ trên cao bay chúi mũi xuống vội vàng nơi chúng tôi đang nằm trong tiếng ầm ầm bom đạn bắn thả yểm trợ để cứu chúng tôi .
Tôi và Sanh hối hả xốc Đợi lên sàn máy bay . Chưa kịp leo lên thì máy bay đã từ từ bay lên cao , tôi và Sanh nhanh chân đứng trên càng chân máy bay để bò lên sàn trong khi máy bay từ từ ra khỏi bải . Oái ăm thay ! trong lúc vừa bay lên cao thì người xạ thủ đại liên của trực thăng đã bị trúng đạn bị thương nặng . Từ trên cao của trực thăng , tôi nhìn xác Thủy mờ dần trong tầm mắt , xa dần , xa dần … sau những tảng mây trắng , như màu khăn tang che phủ một vòm trời của rừng núi Tam Biên vào một ngày buồn …
Ngồi đánh những dòng chữ nầy để thuật lại giấc ngủ dài của Thủy ở rừng núi Tam Biên , anh Hậu xin hương hồn Thủy hảy cảm thông , thứ tha cho anh Hậu không thể đem xác em về được với gia đình của em .
Cầu xin ƠN TRÊN cho Hương Hồn của em Thủy được vô NƯỚC TRỜI
Lê Văn Hậu
Cựu T/Úy Trưởng Toán 723
Đây là thời thời gian Đoàn 72 vừa mới thành lập để chuẩn bị học khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ cùng vơí các Đoàn 71 ,75 . Tất cả các Đoàn đều ở trong khu vực của vòng đai phi trường Nha Trang về hướng đường Phước Hải đi vào . Các Toán trong lúc học Chiến Tranh Ngoại Lệ gồm có 4 Sỉ Quan và 8 nhân viên Hạ Sỉ Quan , không biết TS Đào Hồng Thủy lúc đó đã ở Toán nào . Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ , không biết vì lý do gì mà Đào Hồng Thủy và một số anh em khác được đưa lên phục vụ ở Chiến Đoàn 2 đóng tại Kontum.
Khi Đoàn 72 được đưa lên Kontum để hành quân nhảy nhảy toán thực tập thám sát ở các rừng núi đường mòn HCM , Cao Nguyên và vùng Tam Biên Việt - Miên - Lào , mổi lần nhận công tác xâm nhập thì các Toán đều được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm 2 ‘ hướng đạo ’ để trợ giúp Toán có kinh nghiệm lúc di chuyển trong đường rừng .
Trong một lần công tác nhảy toán vào một vùng ‘ nóng ’ ở Tam Biên , Toán 723 của tôi được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm một Biệt Kích người Thượng và TS Đào Hồng Thủy ( Thủy đã phục vụ tại CD2 như trên đã nói ) . Những công tác trong thời gian thực tập nầy thường đi đũ 12 người như quân số của một Toán trong hoạt động Chiến Tranh Ngọai Lệ vậy . Toán chia làm 2 tổ , gồm có bán tổ A do Trưởng Toán là tôi chỉ huy và bán tổ B do Toán Phó ( cựu T/uý Tùng ) . Lúc Toán được Trực Thăng đưa vào vùng xâm nhập , máy bay của bán Tổ A luôn bay dẩn đầu để sẳn sàng nhảy xuống bải trước , sau đó máy bay của bán tổ B sẽ xuống sau .
Hôm đó , một buổi sáng nắng ráo bầu trời quang đãng trong không khí lạnh mát của rừng núi Cao Nguyên vào những ngày cận Tết năm 1971 . Chiếc máy bay trực thăng bán Tổ A chở tôi cùng các toán viên Trung Sỉ Ngô Quang Đợi , Huỳnh Cẩm Sanh , Huỳnh Thanh Phong , Nguyễn Văn Thoại và Đào Hồng Thủy đang bay bám theo sau chiếc O1 của Tiền Không Sát Đại Uý Lê Đình Vủ dẩn đường vào vùng , và theo sau máy bay của bán Tổ A là trực thăng chở bán Tổ B của T/úy Nguyễn văn Tùng cùng 4 nhân viên của toán và một người Biệt Kích Thượng của Chiến Đoàn 2 đi theo . Kèm hai bên trái phải của 2 máy bay trực thăng chở Toán 723 là 2 chiếc máy bay hỏa lực Cobra , thỉnh thoảng bay lên cao rồi là xuống thấp gần sát các ngọn cây rừng trông thật ngoạn mục . Ngước mặt nhìn lên bầu trời cao xa xa , thấy thêm một trực thăng trống dùng để cấp cứu khi cần .
Tôi ngồi thòng 2 chân ra bên ngoài mép trái của trực thăng cùng TS Thủy , còn TS Đợi và Sanh ngồi bên mép phải trực thăng , ngồi giữa máy bay là TS Phong và Thoại . Rừng núi vùng Tam Biên địa thế tương đối bằng bằng nên tầm nhìn con mắt khá xa với cây rừng trùng trùng màu xanh đậm trong buổi sáng trời nắng tốt . Tiếng động cơ kêu ‘ bùm bùm’ của máy bay như nhịp trống quân hành làm quên đi những lo âu hối hộp và làm dịu đi tiếng đập mạnh của con tim của buổi đầu đi nhảy toán . Thỉnh thoảng tôi đưa bàn tay lên túi áo ngực trái sờ nắn viên đá nhỏ mà tôi đã lượm bỏ vào túi trước khi lên máy bay , như một lá bùa hộ mạng và lâm râm “ ANH PHẢi SỐNG “ để đem viên sỏi nhỏ nầy trả lại cho sân bay khi xong công tác . Sau nầy , trong những lần nhảy Toán , tôi âm thầm thường làm vậy như một thói quen để trấn an những lo âu trong những lần công tác nguy hiểm , và tin tưởng “ANH PHẢi SỐNG “ để trở về .
Hơn nửa giờ bay , máy bay chở Toán 723 đã vượt qua những rừng núi bao la trong buổi sáng đẹp trời .Từ hướng xa phía trước gần sát ngọn cây , tôi thấy chiếc O1 như một con bồ câu trắng cô đơn đang bay lượn một vòng quanh vùng đất nhỏ trống trải rồi cất vút bay lên cao bầu trời ra khỏi tầm nhìn của tôi . Tiếp theo 2 chiếc Cobra như 2 cánh én đen lạng xà xuống nơi bải cỏ lau sậy ấy rồi bay lượn lòng vòng quan sát quanh vùng . Người xạ thủ đại liên của trực thăng đưa ngón tay cái ra dấu cho tôi biết máy bay đang vào vùng và chỉ ngón tay về hướng bải đáp khá trống , nơi chiếc O1 của Tiền Không Sát vừa mới bay lên . Từ trên cao tôi thấy bải đáp thưa thớt cỏ lau sậy và bao boc xung quanh là một rừng cây rậm rạp . Mắt đăm đăm nhìn bải đáp càng rỏ dần theo độ bay xuống thấp của chiếc trực thăng , và khi chiếc trực thăng chở bán Tổ A của tôi đang bay là là chầm chậm xuống bải đáp làm cỏ lau sậy nằm rạp xuống như một tấm thảm xanh mịn màng . Với phản ứng tự nhiên , tôi vội vàng vổ vai Thủy nhảy xuống bải cùng lúc . Chưa kịp quan sát thì nghe những tiếng nổ đạn bom , đất cát bắn tóe tung như xé tan màng nhỉ . Ngoái dầu nhìn lui , thấy chiếc máy bay chở bán Tô A đã bị trúng đạn phòng không của địch , đang lắc lư chậm chạp cố bay lên cao với làn khói đen dày đặc kéo theo sau , như hình một con rồng đen lướt trong gío mây . Còn chiếc trực thăng bán Tổ B của Tùng vội quay hướng bay về phải rồi bốc lên cao lẩn trốn vào các đám mây trắng . Hai chiếc Cobra bay lạng sát ngọn cây bắn xối xả các tràng đạn đại liên , phóng pháo M79 , Rocket xuống các rừng cây quanh bải đáp . Tiếng gầm hú như phong ba bảo táp lướt nhanh của 2 chiếc phản lực cơ A37 nhào xuống lượn lên với những trái bom thả xuống quanh bải tóe lửa khói trong tiếng nổ “ ầm ầm “ như một bản hợp xướng sống động với âm thanh rùng rợn làm người nghe có thể chết giấc cho những ai yếu bóng vía .
Trong giây phút đầu xuống bải đáp với lửa đạn bom rơi , tôi vội vàng đảo mắt nhìn xung quanh để tìm kiếm các toán viên . Thủy đang nằm sau bụi cỏ gần bên mé phải của tôi chỉa súng hướng về bìa rừng . Ts. Đợi cách xa tôi chừng 10m về trái , Ts. Sanh cách 5m phía sau lưng tôi , tất cả chỉ có 4 người nhảy xuống bải , còn Phong và Thoại ngồi giữa máy bay nên chưa kịp xuống thì máy bay bị trúng đạn phòng không của địch và cố gắng bay lên cao . Những tiếng đạn bom liên tục nổ từ Cobra và A37 bắn thay nhau yểm trợ , cùng B40 của địch bắn ra hướng Tổ A đang nằm nổ chát tai làm chúng tôi chẳng biết hướng nào có địch . Nằm giữa bải sau các lùm cỏ sậy chẳng có một mô đất che chở thân mình , chúng tôi chỉ biết hướng súng về rừng để mong nhìn thấy địch mà bắn trả lại thôi .
Nhìn Sanh bò đến bên trái của tôi rồi vội vàng đưa ống nghe của máy PRC 25 cho tôi .Nhanh tay tôi cầm lấy áp sát vào tai và nghe tiếng hối hả của Liên Toán Trưởng Đ/U Lê Đình Vủ :
H.ồ.n.g H.à , Hồng Hà đây là Vương Vủ .
Hồng Hà , Hông Hà đây là Vương Vủ anh nghe được trả lời ….
Mắt nhìn đăm đăm vào rừng , tay trái cầm ống nghe , tay phải cầm súng với ngón trỏ luôn dán sát cò súng Car 15 .Tôi thì thầm :
Hồng Hà nghe Vương Vủ 5/5 .
Tiếng máy khè khè trong ống nghe lại vang :
Gia đình Hồng Hà cứ nằm tại bải để Zu Lu xuống cứu .
Tôi chưa kịp trả lời lại Đ/U Vủ , thì bất chợt từ hướng rừng trước mặt Đợi và tôi cùng Thủy , nghe tiếng hét la lớn trộn lẩn trong tiếng nổ của súng đạn bom , tiếng được tiếng mất :
N.. à..ng S.. ố n , R.. ố ..ng …h .. ế t. ( hàng sống chống chết ) .
Theo sau những tiếng la hét ‘ hàng sống chống chết ’ với âm giọng như là của người Thượng hay Miên Lào là những tràng đạn AK bắn về hướng chúng tôi . Tiếng đạn nghe ‘x..í..u xíu ’ làm cày xủi đất bụi bay lên quanh mình . Ba họng súng Car 15 của tôi , Đợi và Thủy cùng lúc nhả đạn khi thấy những tên địch từ rừng chạy nhào ra hướng Đợi và chúng tôi đã đốn ngã được 3 tên địch làm mấy tên còn lại phải nằm xuống .
Tiếng Đợi nho nhỏ vọng từ xa :
Em bị thương rồi anh Hậu ơi .
Không chần chừ , như một bản tính tự nhiên tôi đáp lại để Đợi đủ nghe :
Cố gắng lên em , anh Hậu không bỏ Đợi đâu .
Tôi quay đầu về phải định nói Thủy bắn yểm trợ giúp tôi bò lên chổ Đợi đang nằm để kéo Đợi xuống gần Sanh băng bó vết thương . Tôi thì thầm :
Thủy , Thủy .
Không nghe tiếng trả lời , thấy Thủy vẩn ngồi yên mình hơi nghiêng, lưng dựa vào chiếc ba lô còn đeo trên vai . Tưởng Thủy không nghe , tôi liền vói tay lắc nhẹ chiếc balô :
Thủy ..Thủy .
Lần nầy Thủy vẩn im lặng nên tôi mới biết Thủy đã đi vào cõi chết từ lúc nào mà tôi chẳng hay. Thủy chết trong tư thế súng vẩn cầm tay , người hơi nghiêng và lưng tựa vào chiếc ba lô mang đầy gạo sấy 7 ngày ăn , như đang thả hồn ngắm nhìn rừng núi Tam Biên vào một buổi sáng đẹp trời …
Tôi vội vàng lấy súng Thủy ra và đưa Sanh bắn yểm trợ để tôi bò lên kéo Đợi xuống . Vừa bò đến nơi Đợi nằm , thấy cây súng Car 15 bị gãy ngang và máu bên đầu gối chân phải của Đợi đỏ sẩm cùng bụi đất trộn lẫn . Chưa kịp kéo Đơi , tôi nghe tiếng ‘ p..ì..n..h , pình ’ từ hướng sau lưng . Ngoái đầu về sau , tôi thấy một chiếc trực thăng từ trên cao bay chúi mũi xuống vội vàng nơi chúng tôi đang nằm trong tiếng ầm ầm bom đạn bắn thả yểm trợ để cứu chúng tôi .
Tôi và Sanh hối hả xốc Đợi lên sàn máy bay . Chưa kịp leo lên thì máy bay đã từ từ bay lên cao , tôi và Sanh nhanh chân đứng trên càng chân máy bay để bò lên sàn trong khi máy bay từ từ ra khỏi bải . Oái ăm thay ! trong lúc vừa bay lên cao thì người xạ thủ đại liên của trực thăng đã bị trúng đạn bị thương nặng . Từ trên cao của trực thăng , tôi nhìn xác Thủy mờ dần trong tầm mắt , xa dần , xa dần … sau những tảng mây trắng , như màu khăn tang che phủ một vòm trời của rừng núi Tam Biên vào một ngày buồn …
Ngồi đánh những dòng chữ nầy để thuật lại giấc ngủ dài của Thủy ở rừng núi Tam Biên , anh Hậu xin hương hồn Thủy hảy cảm thông , thứ tha cho anh Hậu không thể đem xác em về được với gia đình của em .
Cầu xin ƠN TRÊN cho Hương Hồn của em Thủy được vô NƯỚC TRỜI
Lê Văn Hậu
Cựu T/Úy Trưởng Toán 723
Theo lời yêu cầu của anh , Hậu xin gởi bài “ MỘT QUẢNG ĐỜI TÔI ” do Cúc nghe tôi kể về những mẩu chuyện đường rừng của Toán 723 nên đã ghi lại để dự định mang đi tham dự Đại Hội của bà Khúc Minh Thơ vào năm 2008 tại Dallas. Nhưng rất tiếc thiếu sót rất nhiều chi tiết và tâm trạng khúc mắc của các anh em trong Toán 723 trong thời gian hiểm nguy tại Bạch Mã, đó cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra vụ “thảm sát “ tại Đoàn 72 mà rất tiếc Tr/Ta Phó là người xui xẻo số mạng đưa đầy về làm Đoàn Trưởng một thời gian ngắn phải nhận lảnh. Lẻ ra …..
Dầu đã 38 năm qua, nhưng Hậu vẩn còn nhớ chai Champagne được Thiếu Tá Minh rót ra để mời các anh em SQ, có cả Trung Úy Minh, anh Tr/uy Quãng, Đ/úy Tùng, Hậu v.v đang ngồi họp lắng nghe tình hình chiến sự và Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Đoàn 72 được lệnh rút về Đá Bạc. Vì trong thời gian nầy máy bay trực thăng tiếp tế lương thực rất khó khăn bởi súng phòng không của VC. đã không tôn trọng, vi phạm Hiệp Định Ba Lê trắng trợn . Lệnh T/tá Minh chỉ định Toán 723 “phải ” ở lại trấn thủ Bạch Mã, để chờ vài ngày bộ binh sẽ lên tiếp nhận, còn Bộ chỉ Huy Đ72 và các Toán khác rút về Đá Bạc.
Trước đây Bạch Mã chỉ là nơi đồi núi bỏ hoang, nhưng sau khi ký Hiệp Định Ba Lê, để ngăn chặn sự lấn đất dành dân của VC, nên các Tóan xâm nhập nhảy lên thám sát trước làm đầu cầu và sau đó bộ binh và các Đoàn lên lập căn cứ Tiền phương để từ đó thả Toán xâm nhập thám sát vào Trường Sơn lấy tin tức và cắm cờ trên các ngọn cây cho Uỷ Ban Quốc Tế 4 bên thấy đó là vùng của Quốc Gia.
Khi Đoàn 72 triệt thoát khỏi Bạch Mã trong cảnh bom đạn hiểm ngụy. Mổi lần máy bay trực thăng bay lên Bạch Mã là bi VC bắn súng phòng không và phóng pháo vào đồi liên tuc. Cảnh tượng rút lui vội vàng nguy hiểm, có người không kịp lên sàn phải đeo chân càng máy bay để thoát ra khỏi đỉnh đồi Tử Thần Bạch Mã. Sau khi Đoàn 72 rút lui, Bạch Mã chỉ còn lại Toán 723 gồm có Th/uý Tùng, tôi và 10 HSQ nhân viên Toán trấn thủ đỉnh Bạch Mã để chờ vài ngày sau bộ binh sẽ lên thay thế. Có lẽ định số mang cái tên Hậu, có nghĩa là sau cùng, bao sau??? nên nay tôi, và anh em Toán 723 thui thủi ở lại một mình trên đỉnh đồi tử thần Bạch Mã .
Khi Đoàn 72 còn trấn đóng thì ngọn đồi có khoảng 6 vọng gác, nay chỉ còn lại Toán 723, vòng đai lại quá rộng nên chúng tôi co cụm phòng thủ trong căn nhà lầu đổ nát mà thuở xưa là nơi nghỉ mát của vua quan nhà Nguyễn, và hằng đêm chúng tôi chia làm 2 vọng gác hai đầu cửa ra vào của căn nhà lầu, thỉnh thoảng rảo bước xem động tịnh quanh vòng đai hàng rào của ngọn đồi để xem có gì khả nghi không.
Theo lệnh, Toán 723 ở lại Bạch Mã vài ngày để chờ bộ binh lên thay thế. Nhưng ! Hởi ơi ! gần 2 tháng trời sống trong lửa đạn bom rơi, cảnh chết chóc, bị thương của lính Đia Phương Quân nhờ Toán giúp đở, mà chẳng có đơn vị bộ binh nào lên thay thế. Hằng ngày, các anh em luôn hối thúc chuyên viên truyền tin gọi về BCH Đoàn 72 tại Đá Bạc để xem có bộ binh lên thay Toán chưa. Nhưng bên kia đầu máy PRC 25 cũng như mọi lần rè tiếng nói :
Chưa , cứ chờ đó.
Sự bất mản của anh em Toán 723 nảy sinh từ đó, vì bộ binh không lên thay thì phải cho Toán khác lên thạy chứ . Cũng trong thời gian đó, thêm một người em ruột của tôi ở Sư Đoàn 1 tử trận, tôi xin BCH 72 cho tôi lội bộ một mình về dự đám tang của người em nhưng không được chấp thuận. Anh em Toán 723 cảm thấy như 1 đứa con bị bỏ chợ, hay là Toán "bị đì " nên các anh em bàn bạc rủ tôi bỏ đồi Bạch Mã xuống núi về Đá Bac. tới đâu thì tới bến luôn,( có phải " Lôi hổ chết bỏ " không đây ???..)
Là một người Trưởng Toán từng sống chết với anh em kể từ ngày thành lập Đoàn 72, chúng tôi từng chia nhau điếu thuốc, ngụm nước, ly cà phê đen và phì phà khói thuốc se xì ke làm lâng lâng tâm thần đê mê trong chốc lát.
Tôi buồn bả lắc đầu : Các em cứ ra đi để sống, còn anh và Th/u Tùng phải ở lại sống chết cùng Bạch Mã.
Thấu hiểu vì Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm và phải chấp hành Quân Lệnh của thượng cấp, dù chưa biết đó là đúng hay sai? ( 30/4/1975 ? ) nhưng phải thi hành trước khiếu nại sau????. nên tôi và Tùng đành chấp nhận ở lại cùng Bạch Mã. Rất may tụi vẹm vc và cả Địa Phương Quân bên kia núi không biết anh em ra đi để lại Bạch Mả chỉ còn có 2 người thức trắng 2 đêm canh gác. Sau 2 ngày thì Chuẩn Uý Đàm Quang Phong được lệnh dẩn một số anh em gồm các Toán và vài anh em 723 sau khi trể phép,dù chuồn đi chơi,bị quân cảnh bắt, lội bộ đường rừng lên bổ sung cho chúng tôi. Vì vậy Ch/uý Phong không phải mang danh xưng một Toán nào của Đ72 lên hổ trợ chúng tôi cả. Chuẩn Uý Phong cho biết khi anh em Toán 723 do TS Thanh Phong ( Phong đen ) hướng dẩn bỏ Bạch Mã hướng dẩn lội bộ đường rừng về Đá Bạc thì Th/tá Minh và cả BCH Đoàn 72 hoảng lên lính quýnh quáng như gà mắc đẻ, vội vàng ra lệnh C/uy Phong dẩn vài anh em lên bổ sung quân số Bạch Mã liền. Cũng còn may đó, tôi và Th/u Tùng còn ở lại , nếu không thì bị lột loong rớt chức hết cả rồi. Sau đó chiến sự xẩy ra như trong bài “Một Quãng Đời Tôi ” do nhà tôi đã diển tả vào năm 2008.
Anh Hoà ơi !
Từ bài Đỉnh Bạch Mã và phi vụ tiếp tế cuối cùng của anh KB. Phan văn Phúc là Nhân Duyên đưa đến bài MỘT QUÃNG ĐỒI TÔI mà đã do nhà tôi Cúc, ghi lại từ năm 2008. Hảy suy gẩm về NHÂN DUYÊN để thấy những gì đến trong quãng đời tạm bợ phù du của chúng ta. Chúc vui khỏe .
Thân mến.
Người xứ Trâu - Hậu
TB: Nói đến TS Nguyễn Thanh Phong ( Phong Đen ) của Toán 723 thì cả đoàn 72 ai cũng biết bản tính bạt mạng ngang tàng. Phong thường chơi với Hiệp; Điệp. Hiệp thì đang sống ở Dayton , OH . và mỗi lần qua thăm bà con là tôi có ghé thăm Hiệp. Nghe đâu Điệp thì ở San Jose ? Phong rất thương tôi và nhiều lần bảo vệ tôi trong những chốn ăn chơi pha chút bụi đời theo gót giày sô ở Nha Trang, Cây số 17 , Huế , Kontum. Và khi Trưởng Toán 723 bị xa rời anh em để lên Đoàn 75 là lúc xẩy ra "thảm nạn" ở Đ72(có phải giọt nước làm tràn ly không?).
Con cúi đầu cầu xin Ơn Trên tha thứ cho chúng con.
Dầu đã 38 năm qua, nhưng Hậu vẩn còn nhớ chai Champagne được Thiếu Tá Minh rót ra để mời các anh em SQ, có cả Trung Úy Minh, anh Tr/uy Quãng, Đ/úy Tùng, Hậu v.v đang ngồi họp lắng nghe tình hình chiến sự và Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Đoàn 72 được lệnh rút về Đá Bạc. Vì trong thời gian nầy máy bay trực thăng tiếp tế lương thực rất khó khăn bởi súng phòng không của VC. đã không tôn trọng, vi phạm Hiệp Định Ba Lê trắng trợn . Lệnh T/tá Minh chỉ định Toán 723 “phải ” ở lại trấn thủ Bạch Mã, để chờ vài ngày bộ binh sẽ lên tiếp nhận, còn Bộ chỉ Huy Đ72 và các Toán khác rút về Đá Bạc.
Trước đây Bạch Mã chỉ là nơi đồi núi bỏ hoang, nhưng sau khi ký Hiệp Định Ba Lê, để ngăn chặn sự lấn đất dành dân của VC, nên các Tóan xâm nhập nhảy lên thám sát trước làm đầu cầu và sau đó bộ binh và các Đoàn lên lập căn cứ Tiền phương để từ đó thả Toán xâm nhập thám sát vào Trường Sơn lấy tin tức và cắm cờ trên các ngọn cây cho Uỷ Ban Quốc Tế 4 bên thấy đó là vùng của Quốc Gia.
Khi Đoàn 72 triệt thoát khỏi Bạch Mã trong cảnh bom đạn hiểm ngụy. Mổi lần máy bay trực thăng bay lên Bạch Mã là bi VC bắn súng phòng không và phóng pháo vào đồi liên tuc. Cảnh tượng rút lui vội vàng nguy hiểm, có người không kịp lên sàn phải đeo chân càng máy bay để thoát ra khỏi đỉnh đồi Tử Thần Bạch Mã. Sau khi Đoàn 72 rút lui, Bạch Mã chỉ còn lại Toán 723 gồm có Th/uý Tùng, tôi và 10 HSQ nhân viên Toán trấn thủ đỉnh Bạch Mã để chờ vài ngày sau bộ binh sẽ lên thay thế. Có lẽ định số mang cái tên Hậu, có nghĩa là sau cùng, bao sau??? nên nay tôi, và anh em Toán 723 thui thủi ở lại một mình trên đỉnh đồi tử thần Bạch Mã .
Khi Đoàn 72 còn trấn đóng thì ngọn đồi có khoảng 6 vọng gác, nay chỉ còn lại Toán 723, vòng đai lại quá rộng nên chúng tôi co cụm phòng thủ trong căn nhà lầu đổ nát mà thuở xưa là nơi nghỉ mát của vua quan nhà Nguyễn, và hằng đêm chúng tôi chia làm 2 vọng gác hai đầu cửa ra vào của căn nhà lầu, thỉnh thoảng rảo bước xem động tịnh quanh vòng đai hàng rào của ngọn đồi để xem có gì khả nghi không.
Theo lệnh, Toán 723 ở lại Bạch Mã vài ngày để chờ bộ binh lên thay thế. Nhưng ! Hởi ơi ! gần 2 tháng trời sống trong lửa đạn bom rơi, cảnh chết chóc, bị thương của lính Đia Phương Quân nhờ Toán giúp đở, mà chẳng có đơn vị bộ binh nào lên thay thế. Hằng ngày, các anh em luôn hối thúc chuyên viên truyền tin gọi về BCH Đoàn 72 tại Đá Bạc để xem có bộ binh lên thay Toán chưa. Nhưng bên kia đầu máy PRC 25 cũng như mọi lần rè tiếng nói :
Chưa , cứ chờ đó.
Sự bất mản của anh em Toán 723 nảy sinh từ đó, vì bộ binh không lên thay thì phải cho Toán khác lên thạy chứ . Cũng trong thời gian đó, thêm một người em ruột của tôi ở Sư Đoàn 1 tử trận, tôi xin BCH 72 cho tôi lội bộ một mình về dự đám tang của người em nhưng không được chấp thuận. Anh em Toán 723 cảm thấy như 1 đứa con bị bỏ chợ, hay là Toán "bị đì " nên các anh em bàn bạc rủ tôi bỏ đồi Bạch Mã xuống núi về Đá Bac. tới đâu thì tới bến luôn,( có phải " Lôi hổ chết bỏ " không đây ???..)
Là một người Trưởng Toán từng sống chết với anh em kể từ ngày thành lập Đoàn 72, chúng tôi từng chia nhau điếu thuốc, ngụm nước, ly cà phê đen và phì phà khói thuốc se xì ke làm lâng lâng tâm thần đê mê trong chốc lát.
Tôi buồn bả lắc đầu : Các em cứ ra đi để sống, còn anh và Th/u Tùng phải ở lại sống chết cùng Bạch Mã.
Thấu hiểu vì Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm và phải chấp hành Quân Lệnh của thượng cấp, dù chưa biết đó là đúng hay sai? ( 30/4/1975 ? ) nhưng phải thi hành trước khiếu nại sau????. nên tôi và Tùng đành chấp nhận ở lại cùng Bạch Mã. Rất may tụi vẹm vc và cả Địa Phương Quân bên kia núi không biết anh em ra đi để lại Bạch Mả chỉ còn có 2 người thức trắng 2 đêm canh gác. Sau 2 ngày thì Chuẩn Uý Đàm Quang Phong được lệnh dẩn một số anh em gồm các Toán và vài anh em 723 sau khi trể phép,dù chuồn đi chơi,bị quân cảnh bắt, lội bộ đường rừng lên bổ sung cho chúng tôi. Vì vậy Ch/uý Phong không phải mang danh xưng một Toán nào của Đ72 lên hổ trợ chúng tôi cả. Chuẩn Uý Phong cho biết khi anh em Toán 723 do TS Thanh Phong ( Phong đen ) hướng dẩn bỏ Bạch Mã hướng dẩn lội bộ đường rừng về Đá Bạc thì Th/tá Minh và cả BCH Đoàn 72 hoảng lên lính quýnh quáng như gà mắc đẻ, vội vàng ra lệnh C/uy Phong dẩn vài anh em lên bổ sung quân số Bạch Mã liền. Cũng còn may đó, tôi và Th/u Tùng còn ở lại , nếu không thì bị lột loong rớt chức hết cả rồi. Sau đó chiến sự xẩy ra như trong bài “Một Quãng Đời Tôi ” do nhà tôi đã diển tả vào năm 2008.
Anh Hoà ơi !
Từ bài Đỉnh Bạch Mã và phi vụ tiếp tế cuối cùng của anh KB. Phan văn Phúc là Nhân Duyên đưa đến bài MỘT QUÃNG ĐỒI TÔI mà đã do nhà tôi Cúc, ghi lại từ năm 2008. Hảy suy gẩm về NHÂN DUYÊN để thấy những gì đến trong quãng đời tạm bợ phù du của chúng ta. Chúc vui khỏe .
Thân mến.
Người xứ Trâu - Hậu
TB: Nói đến TS Nguyễn Thanh Phong ( Phong Đen ) của Toán 723 thì cả đoàn 72 ai cũng biết bản tính bạt mạng ngang tàng. Phong thường chơi với Hiệp; Điệp. Hiệp thì đang sống ở Dayton , OH . và mỗi lần qua thăm bà con là tôi có ghé thăm Hiệp. Nghe đâu Điệp thì ở San Jose ? Phong rất thương tôi và nhiều lần bảo vệ tôi trong những chốn ăn chơi pha chút bụi đời theo gót giày sô ở Nha Trang, Cây số 17 , Huế , Kontum. Và khi Trưởng Toán 723 bị xa rời anh em để lên Đoàn 75 là lúc xẩy ra "thảm nạn" ở Đ72(có phải giọt nước làm tràn ly không?).
Con cúi đầu cầu xin Ơn Trên tha thứ cho chúng con.
Doan 72, doi dien cau tau So Phong Ve Duyen Hai, Phia duoi Bo Tu Lenh Hai Quan vung 1 Duyen Hai , goc tay phai Doi Hoa Sim Biet Hai
Quý huynh đệ thân mến,
ReplyDeleteVào cuối Tháng Tư 1975 từ xà lan do tàu Phi Luật Tân kéo ra Hải Phận QT, hầu hết gia đình NKT, đặc biệt ĐCT 11, 71, 72 và một số CH ở SLL (Tr/T Hồ Châu Tuấn, Trần Đúc Huynh...). Tôi không nhớ tên tàu mà từ xà lan chúng ta được chuyển qua, tôi chỉ nhớ đó là một tàu tiếp tế của Đệ Thất Hạm Đội, sau 2 hoặc 3 ngày đưa chúng ta đến Subic Bay trong đó có Đại Tá Ngô Thế Linh.
1. Nếu anh em nào còn nhớ tàu tiếp tế đó tên là gì không? Tôi chỉ nhớ mang máng là Sgt. Brown (?). Đã 37 năm qua trí nhớ bắt đầu cùn lụt. Tại Subic Bay chúng ta một số đi về đảo "Guam" và một số đi về đảo "Wake". Tại CA dường như có chương trình của SBTN tổ chức vào ngày 21/4/2012 lấy tên "Sống Sót Trên Biển Cả" mà gia đình bà con của tôi muốn tham dự nên đã hỏi tôi câu hỏi nầy.
2. Năm 2003 vào Tháng 7 tôi có thăm Thiếu Tá Nguyễn Văn Quang ở Portland OR. Tôi đã mất liên lạc sau vài năm vì ông đổi số phone. Xin vui lòng cho biết tin tức hiện nay của ông, đặc biệt quý vị ở OR.
Thành thật cám ơn quý huynh đệ.
Nguyễn Hải Triều
Anh Trieu.
ReplyDeleteCo 2 chiec tau Green Post va Green Forrest cho nhieu anh em NKT, hy vong 1 trong 2 chiec nay la tau ma anh da len.
Nguyen Duy Tuu, RT113
proviet@aol.com