Trời mưa thì mặc trời mưa
Buổi chiều thứ Sáu ngày 3 tháng 6 vừa qua, đường xá của thành phố Houston chen chúc những chiếc xe vội vã về nhà cho những ngày cuối tuần. Bầu trời sũng nước với mây xám còn đang vần vũ từ một cơn giông trong một chuỗi cơn giông trong gần hai tuần lễ kéo đến những trận mưa tầm tã làm ngập lụt và khiến hàng chục người chết, nhưng đã có nhiều trăm chiếc xe của gần 1,000 đồng hương người Việt còn nặng lòng với hai chữ Việt Nam, rẽ lối hưóng về nhà hàng Kim Sơn, trên đại lộ Bellaire, nơi có cuộc gây quỹ “Houston Cám Ơn Anh” để giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Cuộc chiến đã chấm dứt hơn 40 năm qua, nhưng nỗi thương đau, bất hạnh của họ vẫn còn đó và sẽ kéo dài đến hết cuộc đời họ.Ngoài sự có mặt đông đảo của đại diện các hội đoàn như Hội Y nha Dược Sĩ, Gia Đình Trưng Vương Houston, Hội Phụ Nữ Lâm Viên…Đặc biệt sực ó mặt đầy đủ các hội đoàn cựu quân nhân Houston, phải nói rằng không thiếu bất kỳ binh chủng nào, riêng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức còn có sự tham dự của chi hội Austin. Trong hàng quan khách, chúng tôi thấy có Hội Đồng Liên Tôn gồm Hoà Thượng Thích Huyền Việt, LM.Phạm Hữu Tâm, LM. Ngô Ngọc Hùng, Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng thuộc Phật Giáo Hoà Hảo Houston, ông bà Mục Sư Nguyễn Đình Di, Trung tá Trần Quốc Anh, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc gia tại Houston và Vùng Phụ Cận, cựu Thiếu tướng Trang Sĩ Tấn, Đại tá Liêu Quang Nghiã, cựu Đại tá Trương Như Phùng, cựu Đại tá Nguyễn Văn Nam, cựu Trung tá Nguyễn Đạt Thịnh và còn là chủ nhiệm Thời Báo Houston, và còn nhiều quan khách khác. Đặc biệt sự có mặt đầy đủ giới truyền thông báo chí Houston.
Sự dấn thân của những người trẻKhoảng 7.30 giờ buổi nhạc hội gây quỹ được khai mạc với một nghi lễ chào cờ long trọng do Hội Cảnh Sát Quốc Gia và Hội Thủy Quân Lục Chiến Houston đồng phụ trách. Sau đó, ban Tổ chức giới thiệu MC. Nam Lộc đến từ Nam California để cùng với MC. Võ Tiến Đạt, xướng ngôn viên của VIETV Houston cùng điều khiển chương trình.
7 người chính trong Ban Tổ chức, bao gồm Christine Quỳnh, Lily Minh Tâm, Nguyễn Khoa Diệu Thảo, Hiền Vy, Luật sư Christopher Pham và anh chị Vĩnh & Kim Oanh Nguyễn, những người đã làm việc không kể ngày đêm trong hơn ba tháng qua, đã được giới thiệu lên sân khấu. Christine Quỳnh, tổng giám đốc của công ty AB Realty Mortgage đại diện nhóm nói lên lời cảm tạ mọi nỗ lực của các nhà bảo trợ và đồng hương đã đóng góp công sức và tài chánh cho buổi gây quỹ. Christine Quỳnh phát biểu: “Cùng chia sẻ với nỗi khó khăn của các bác, các chú thương phế binh tại Việt Nam bao năm qua đã phải bán vé số làm phương tiện sinh sống, bên này chúng tôi cũng đi khắp nơi từ những nhà thờ, chùa, những cuộc biểu tình ủng hộ người dân trong nước đứng lên chống cá chết hàng loạt, cho tới bất kỳ cuộc họp mặt nào của người Việt Houston để bán vé số và vận động cho buổi gây quỹ trong mấy tháng qua. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã vì tình thương mà hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình”.Kết quả là trước khi khai mạc gần 7,000 tấm vé số đã được bán ra, Ban Tổ chức đã thu được trên $34,000$ đô la, và 88,000 đô la của tiền bảo trợ và bán vé vào cửa, nâng tổng số tiền thu là $122,000 trước giờ khai mạc.
Đừng để đến khi quá muộn màngMC Nam Lộc cũng đã chia sẻ:” Chương trình Cám Ơn Anh do Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ VNCH (Hội HO CTTPB & CNQP VNCH) được phát động hơn 10 năm qua với sự hỗ trợ đặc biệt của đài truyền hình SBTN và của đồng hương trên toàn quốc, mỗi năm thu được khoảng 1 triệu đô. Riêng năm ngoái nhờ Houston Cám Ơn Anh nên số thu đã vượt lên trên $1.2 triệu. 100% số tiền này đã được chuyển về giúp hơn 12,000 thương phế binh. Tính trung bình mỗi thương phế binh nhận được $100 đô, trong số thương binh cần được giúp đỡ mà Hội đã có hồ sơ là trên 20, 000 người. Nhạc sĩ Nam Lộc cũng nêu ra một sự thật đau lòng là thương binh trẻ nhất cũng đã trên 60 tuổi. Với sức khoẻ và điều kiện sống khó khăn, phải nói rằng khoảng 10 năm nữa thì họ sẽ không còn sống nữa, khi ấy, nếu chúng ta muốn giúp, thì đã quá muộc màng!”.Cũng nên nhắc lại, nguời đứng đầu Hội là cựu Trung tá Nguyễn Hạnh Nhơn, bà từng là tù nhân chính trị Việt Nam, năm nay đã 90 tuổi. Sức khoẻ của bà cũng đã cạn kiệt. Bà và Hội đã và đang tìm người thay thế. Nhưng cho đến hôm nay, chưa có ai đứng ra nhận trọng trách này. Nhạc sĩ Nam Lộc cũng đã ghi nhận điểm đặc biệt của Houston Cám Ơn Anh là do những ngưòi trẻ thành công trong xã hội Hoa Kỳ, họ đã đứng lên thay mặt cha anh nay đã tuổi già, sức yếu để làm công việc trả món nợ ân tình và đem niềm an ủi cho những thương phế binh đã hy sinh một phần thân thể cho sự tự do và an vui của người miền Nam Việt Nam trong hơn 20 năm”.
Có chết cũng vui lòng nhắm mắtLily Minh Tâm Đỗ, CEO của công ty địa ốc DTT Management, một trong những thành viên đắc lực nhất của Ban Tổ chức đã lên sân khấu để chia sẻ về chuyến đi Việt Nam thăm 24 thương binh cùng với hai người con: Kathleen Tâm Thanh 10 tuổi và và Kenny Công Thiện 11 tuổi vào năm ngoái. DVD ghi lại hình ảnh về chuyến đi đã được trình chiếu trước quan khách với những hình ảnh của những người thương phế đang sinh sống tại tỉnh Đồng Nai.Đoạn DVD do cháu Kenny, 11 tuổi của Lily Minh Tâm quay đã được một số bạn bè giúp trong việc ráp nối và ca sĩ Diễm Liên đọc lời dẫn do chính Lily Minh Tâm viết, nhạc của ca sĩ Nguyễn Hoàng Quân cung cấp. Tuy hình thức đơn sơ, mộc mạc nhưng nội dung cảm động với cảnh người thật, việc thật đã khiến quan khách mủi lòng: Xin gửi Linkcủa DVD để kính tường tới độc giả:
https://www.youtube.com/watch?v=vS3TwsXaS0E&feature=youtu.be&app=desktop
Lily Minh Tâm tâm sự:“Em và hai con về VN thăm gia đình một tháng, và dành ra hai tuần để đi thăm các chú, các bác. Ban đầu nhạc sĩ Nam Lộc và bác Hạnh Nhân giới thiệu 20 hồ sơ. Khi em đến nơi thì đã có hai chú mới mất cách đó ít tháng. Em chỉ được thăm và cho quà gia đình của họ. Các chú, các bác ở đây giới thiệu cho em thên 4 thương binh khác chưa có hồ sơ, em cũng tặng họ mỗi người một phần quà và lấy tên tuổi để Hội lập hồ sơ cho họ. Chi phí này là tiền riêng của em, không liên quan gì đến tiền quỹ của Đại nhạc hội Houston Cám Ơn Anh năm nay hoặc năm ngoái. Khi nhận được quà, các bác các chú đã cảm động rơi nước mắt. Họ nói với em rằng: quà là đáng quý, nhưng điều đáng quý hơn là em đã đem lại cho họ niềm an ủi để sống những ngày tháng khó khăn còn lại vì họ cảm thấy họ đã không bị bỏ quên! Chú Bảo ở Đồng Nai, người mất một chân, mù một mắt và mới mổ ruột dư đã cầm tay em rung rung nước mắt mà nói:” đưọc thăm nom như thế này, chú có chết cũng vui lòng nhắm mắt cháu ơi!”.
Em đã khóc cùng với chú. Em trở lại Mỹ nhưng hình ảnh của các chú các bác luôn trong đầu em. Và đó là động lực giúp em đi vận động bất kể ngày đêm cho buổi gây quỹ Houston Cám Ơn Anh 2016. Phải nói rằng; bạn của em bây giờ phần lớn là các chú, các bác thương phế binh? ”.
Sự hào sảng của giới doanh nhân HoustonMột chương trình văn nghệ đặc sắc, cảm động với những ca khúc đấu tranh và nhạc lính trước năm 1975 do các sĩ chuyên nghiệp Hương Thuỷ, Mai Vy, Nguyên Khang, Diễm Liên và các ca sĩ tài tử nổi tiếng như: Vương Phùng Sơn đến từ Oklahoma, Nguyễn Hoàng Quân, Houston. Đặc biệt, lòng nhân ái của các bạn trẻ và đồng hương Houston đã được nhạc sĩ Song Ngọc tạo dấu ấn trong âm nhạc, ông đã sáng tác và trình bày nhạc phẫm: Houston Cám Ơn Anh ngay trong buổi gây quỹ.
Phần đấu giá cũng thật hào hứng với kết quả thật đáng khích lệ: Nha sĩ Peter Nguyễn Vân Thọ đã mua chiếc ghế Y khoa Inada do công ty Teletron ủng hộ với giá $7,500 thêm các phần bảo trợ khác, tổng số bảo trợ của Nha sĩ Thọ là $14,100 , Luật sư Christopher Pham mua mặt giây chuyền có hình logo của Houston Cám Ơn Anh do tiệm kim hoàn John Đặng Jewery tặng với giá $3,000. Bốn bức tranh của Hội ảnh Houston của các nhiếp ảnh gia Thanh Võ, Daisy Cúc Trịnh, Phương Nguyễn, và Van Đỗ Vy cũng đã bán được với tổng số tiền là $2,100 do các nhà mạnh thướng quân Kevin Lân Ngô, Võ Tiến Đạt, Ls. Phạm Ngọc Bảo, và Bs. Bảo Tô. Ngoài ra, 200 hộp sữa Suremeal do công ty Supplement Depot tặng, 100 Uno Box do công ty V247 tặng, và 100 hộp sâm Đại Hàn do công ty Gensing Berry tặng cũng đã được quan khách mua ủng hộ.Cũng không quên nhắc đến những nhà bảo trợ hào sảng như công ty V247 của anh Kevin Ngô tặng $10,000, AB Realty Mortgage của Christine Quỳnh và ông xã là Ben Nguyễn bảo trợ qua chương trình matching fund của hãng dầu Chevron là $12,000. Anh Joe Trần của công ty Supplement Depot bảo trợ nhiều đợt vói tổng số là trên $18,000. Anh Quý Tôn CEO công ty Regal Nails ủng hộ $10,000, Gia Đình Trưng Vương Houston $4,000, L’Auberge Casino $3,000, nhạc sĩ Nam Lộc $3,000, và trên 30 công ty đã bảo trợ từ $3,000-1,000, xin nêu tên một số như Nhà hàng Kim Sơn, Ls. Phạm Ngọc Bảo, Trường Motessori, Công ty BGM, Ông bà chủ tịch Hội đồng tài chánh Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN, Tôn Nữ Châu Anh, bà Nga Dung thuộc Alpha Realtor, Caryn Trần Chicago Title, Tân Bình Market…và những ân nhân nhận bảo trợ $120 đô la cho một thương phế binh như Kevin Lân Ngô bảo trợ 50 thương phế binh, Nguyễn Khoa Diệu Thảo 40 người, Cô Yến Vương 30 người, cô Kim Thoa 30 người ca sĩ Hương Thuỷ cùng với thân phụ bảo trợ 10 người, Nha sĩ Chu Văn Cương cũng là Ứng cử viên chức vụ Dân biểu Tiểu Bang Texas quận hạt 149 đã ủng hộ $1.500 cho một bàn danh dự và $1,200 đô la để bảo trợ cho 10 người, Thiếu tướng Trang Sĩ Tấn 10 người, anh Nghĩa, chị Hồng thuộc nhà thờ Đức mẹ Lavang 10 người, Đại tá Nguyễn văn Nam , và ông Tạ Lê 10 người…
Những món quà nhở từ những tấm lòng thànhNhưng không thể quên những đóng góp tuy khiêm nhường về con số nhưng đã nói lên sự nhiệt thành và lòng mang ơn sâu xa đến những thương binh VNCH.
Nguyễn Khoa Diệu Thảo ghi nhận: “ Cảm động lắm cô ơi, ngay cả những người có rất ít tiền như hai bác Hoàng Lý và Quang Phạm đã xin các con nhiều đợt và sự ky cóp của hai bác lên được số tiến mặt là $1,000 đô. Hai bác đã đi mua morney order rồi gửi cho Ban Tổ chức. Các bác, các chú của 13 Hội đòan Quân đội với những số tiền hưu ít ỏi cũng đã cố gắng mua vé tham dự và ủng hộ. Phải nói rằng sự thành công to lớn này là do sự đóng góp của toàn thể đồng hương Houston và vùng phụ cận.
Christine Quỳnh cũng chia sẻ:” Có chú thương binh gọi điện thoại cho em và gửi tặng $50. Chú bảo rằng đây là số tiền chú dành dụm mà có được. Em thấy thương quá bảo chú rằng thôi chú cứ giữ lại, tấm lòng của chú là quá đủ. Cháu sẽ đóng số tiền này thay cho chú.Chú trả lời:” không được, đây là tấm lòng thành của tôi. Hơn nữa, cuối tháng tôi lại được lãnh tiền trợ cấp của chính phũ Hoa Kỳ. Những thương phế binh VNCH thì biết lãnh ở đâu?”. Em cảm động đến chảy nước mắt khi nhận tiền chú. Rồi một bác khác gọi vào nói rằng bác rất muốn mua vé để tham dự, nhưng bác chỉ có $30 thôi, vé giá $50, bác không đủ tiền. Em đã mua vé tặng bác để bác đi tham dự và còn có $30 để ủng hộ nữa”.Đó là nói về những người đóng góp tài chánh, riêng một số thiện nguyện viên giúp việc vận động, bán vé số, Christine Quỳnh thay mặt Ban Tổ chức nhờ người viết gửi lời cám ơn đặc biệt tới ông bà Hồ Sắc thuộc Liên Hội Cựu Quân Nhân Houston, cô Hiền Vy, cô Minh, cô Sáng thuộc Hội Thiếu Sinh Quân, anh chị Vĩnh & Kim Oanh Nguyễn, và Amy Nguyễn, cũng như lời cám ơn tới anh Hưng Nguyễn thuộc công ty One Media đã phụ trách phần âm thanh, và ánh sáng miễn phí cho buổi gây quỹ, các giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN, Lộ Đức, Lavang, Holy Rosary, Chuà Liên Hoa đã cho phép Ban Tổ Chức bán vé số và vận động trong nhiều tháng,
Các cơ quan truyền thông, báo chí đã hết lòng hỗ trợ vô điền kiện. Đặc biệt VIETV đã gửi 10 thiện nguyện viên giúp việc trực tiếp truyền hình buổi gây quỹ và những công việc khác. Và tất cả các chú, các bác, các anh chị thiện nguyên viên đã đóng góp bằng cách này hay cách khác.Cho tới khi bài báo này lên khuôn thì số tiền thu được còn thiếu một ít nữa là đủ $300,000. Sau khi trừ chi phí khoảng gần $50,000 thì số còn lại cũng còn khoảng $250,000 tức là vượt với số thu năm ngoái khoảng $30,000. Christine Quỳnh tâm sự với người viết với ánh mắt reo vui dù tiếng đã khan và sự mệt mỏi còn vướng vất trên gương mặt:” Cám ơn Chúa, cám ơn ơn trên, chiều nay thấy cơn mưa kéo đến, em đã lo lắng cầu nguyện: xin trời đừng mưa để các chú, các bác, các anh chị đến để ủng hộ. Lời cầu nguyện của chúng em đã được lắng ghe, phải không chị?”
Chương trình: Một Gia Đình Một Thương Phế BinhTừ Christine Quỳnh đến Lily Minh Tâm và tất cả các anh chị em trong Ban Tổ Chức Houston Cám Ơn Anh đều hiểu rằng, mỗi năm tổ chức một Đại Nhạc Hội gây quỹ có kết quả rất đáng khích lệ nhờ sự đóng góp nhiệt tình của các các cơ sở thương mãi và đồng hương, nhưng việc tổ chức quả thực bận rộn đến nỗi ảnh hưởng đến công việc kinh doanh lẫn sinh hoạt gia đình nên họ muốn chuyển đổi sang một hình thức giúp đỡ khác có kết quả lâu dài và đỡ tốn công sức hơn. Bà Hạnh Nhơn, nhạc sĩ Nam Lộc cũng như Hội HO CTTPB cũng đã nghĩ đến vấn đề vận động cho chương trình: “ Một Gia Đình, Một Thương Phế Binh”.
Christine Quỳnh chia sẻ:” Mình có khoảng 20,000 hồ sơ, ở Mỹ có khoảng 2 triệu người Việt. Tức là ít nhất có vài trăm ngàn gia đình, trừ những gia đình còn nhiều khó khăn, chúng ta dư sức để bảo trợ mỗi gia đình một thương binh. Riêng tại Houston, đầu tiên chúng em sẽ nhận 5,000 hồ sơ và sẽ đi vận động để có 5,000 gia đình làm công việc này. Mỗi năm người bảo trợ có thể giúp trực tiếp khoảng $200 đô la cho một gia đình thương phế binh, gia đình nào khá hơn có thể giúp 2, 5, 10 người. Như thế gánh nặng sẽ được san sẻ và không cần phải tổ chức tốn kém và mất quá nhiều thì giờ. Riêng gia đình em sẽ nhận 50 hồ sơ, gia Đình Minh Tâm nhận 20 hồ sơ. Để bắt đầu vận động, chúng em đã thưa chuyện với một số các nhà bảo trợ và đặc biệt là một số cơ quan truyền thông đã nhận lời tiếp sức với chúng em.Minh Tâm và em sẽ dùng kinh phí riêng về VN trong năm nay để thăm các bác, các chú và tìm hiểu thêm. Em hy vọng sẽ được nhiều các chú, các bác tiếp tay. Chúng ta cũng không còn nhiều thời gian nữa để có thể đem lại chút an ủi cuối đời cho những người đã chiến đấu và hy sinh một phần thân thể và đã phải gánh chịu bao nhiêu thiệt thòi, oan trái trong hơn 40 năm qua. Hy vọng rằng những ngày ngắn ngủi còn lại họ có được niềm an ủi ấm áp từ những người Việt Nam tuy xa quê hương gần một nửa thế kỷ nhưng đã không ngoảnh mặt làm ngơ và không thờ ơ trước những khổ đau của họ”.
Nếu được như điều mong ước của Christine Quỳnh. Lily Minh Tâm, và các anh chị trong Ban Tổ Chức Houston Cám Ơn Anh thì gánh nặng của bà Hạnh Nhân và hội HO CTTPB & CNQP đã theo đuổi trong hàng chục năm qua được chia bớt rất nhiều, và vấn đề cứu trợ thương phế binh không chỉ đè nặng trên vai một số người.
Đồng hương muốn tiếp tay ủng hộ chương trình Một Gia Đình Một Thương Phế Binh xin liên lạc với:
Christine Quỳnh: (281) 568-9988. Email:christine@abrealtymortgage.com
Hoặc: Lily Minh Tâm: (281) 650-4789. Email: <Minhtam4789@att.net>
Một đề nghịChuyến viếng thăm Việt Nam của TT. Obama trong tháng 5 vừa qua mà mục đích của chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố là để hai nước cựu thù tiến đến hợp tác toàn diện, để giải quyết những vấn đề tồn đọng của cuộc chiến tranh và để bắt đầu một kỷ nguyên mới, có lợi cho đôi bên. Việt Nam ngoài cái lợi là được mua các vũ khí sát thương còn được $100 triệu Đô Hoa Kỳ dành cho bước đầu của việc giúp các nạn nhân của chất độc Da Cam. Hàng trăm triệu đô la khác cho chương trình gỡ mìn tại nhiều địa điểm khác nhau, và nhiều tài trợ khác như Đại học Fulbright được chính thức mở cửa hoạt động, tài trợ giúp sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ v..v…Chính phủ Hoa Kỳ cũng được lợi khá nhiều từ hợp đồng 11 tỷ đô la bán máy bay dân sự cho VN, và sẽ bán được vũ khi với giá nhiều tỷ đô khác, được vào cảng Cam Ranh để thiết lập các căn cứ quân sự hầu có thể kềm bớt cảnh hô phong, hoán vũ của Trung Cộng hiện nay trên biển Đông. Thế nhưng, đối với những vết thương chiến tranh còn đang rỉ máu của VNCH trong hơn 40 năm qua, mà rõ nét nhất là số phận hẩm hiu, khổ đau thiệt thòi và phải gánh chịu nhiều cảnh đối xử phân biệt của những thương phế binh VNCH thì Hoa Kỳ và CSVN đã không đoái hoài tới. Không có một điều khoản hay ngân sách nào được đưa ra để giải quyết sự tồn đọng chiến tranh của thương binh VNCH?
Chính phủ Hoa Kỳ đã làm ngơ hay cộng đồng người Mỹ Gốc Việt của chúng ta đã bỏ quên người thương binh VNCH của mình trên địa bàn tranh đấu chính trị và xã hội?Những người được Toà Bạch Ốc hỏi thăm ý kiến trước chuyến đi Việt Nam của TT. Obama, những vị Dân biểu, Thượng Nhgị sĩ, Nghị viên, Thị trưởng gốc Việt, các vị đại diện đảng phái chính trị xin cho biết trong phần đóng góp ý kiến của quý vị, có phần nào dành cho Thương phế binh VNCH hay không? Nếu có, xin quý vị cho cộng đồng biết để mọi người có thể hỗ trợ cho đòi hỏi chính đáng này. Nếu chưa thì xin quý vị quan tâm và đưa vào nghị trình của quý vị. vấn đề của thương phế binh VNCH là một trong những tồn đọng của chiến tranh gây ra nỗi đau nhức nhối, một vết thương còn đang chảy máu của cộng đồng Nguời Mỹ Gốc Việt đang mong mỏi quý vị dân cử quan tâm và tranh đấu cho.
Chúng ta đã mất nước, chúng ta không có chính phủ để có thể dành một ngân quỹ giúp Thương Bệnh Binh của chúng ta, nhưng chúng ta có cộng đồng đang sống tại Hoa Kỳ. Với dân số 2 triệu ngưòi. Theo Bảng Kiểm tra dân số năm 2010 thì số lợi tức trung bình hàng năm của người Mỹ Gốc Việt là $16,000 đô. Nếu chỉ tính số người trong tuổi lao động là 500 ngàn người, tức là ¼ dân số, thì lợi tức tối thiểu hàng năm của người Mỹ gốc Việt là 8 tỷ Đô la. Thuế lợi tức của số 8 tỷ này trung bình là 25% thì số thuế đóng cho Liên bang hàng năm cũng đã lên tới 2 tỷ Đô la. Nếu trích ra $60 triệu đô la để có thể giúp mỗi thương phế binh $3,000 đô, một lần thôi cho 20,000 thương phế binh VNCH, thì cũng không có gì là quá đáng hay trở thành một gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Với số tiền $3,000 đô la thì việc cải thiện đời sống của thương binh VNCH mới có kết quả thiết thực.Dù với những nỗ lực hết lòng, hết sức hiện tại của Hội HO CTTPB và CNQP VNCH với sự hỗ trợ nhiệt tâm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong hơn 10 năm qua, số tiền quyên góp được, dù nếu không có thì chúng ta không thể tưởng tượng số phận các thương phế binh VNCH đã ra sao, nhưng nghĩ cho cùng, thì cũng chỉ là muối bỏ bể, không thể cải thiên được cuộc sống khó khăn cùng cực của hơn 20,000 người thương binh VNCH. Công việc này đòi hỏi một chính sách, một chương trình có tầm vóc quốc gia mà những người dân như chúng ta cần phải tranh đấu mới có được.
Cách đây khoảng 10 năm, chính phủ Hoa Kỳ có dành một ngân khoản là $65 triệu Đô để gọi là giúp thương binh của cả hai bên VNCH và Việt Cộng. Không biết số tiền này có đến tay thương binh Việt Cộng không hay đã rơi vào túi tham của những quan chức CS. Nhưng điều chắc chắn là thương binh VNCH không hề nhận được bất kỳ một tài trợ nào từ ngân quỹ này. Do đó, việc tranh đấu cũng cần phải đi kèm với điều khoản giám sát và những biện pháp chế tài cho việc xử dụng quỹ đúng mục đích?
Mong lắm thay!Triều Giang (6/2016)
No comments:
Post a Comment