" Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng duyệt xét tình hình Huế
Trong ngày 23/3/1975, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, trước tình hình chiến sự diễn biến bất ngờ, và Quốc lộ 1 không thể khai thông được, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 cho lệnh rút lực lượng VNCH tại chiến trường Thừa Thiên về lập phòng tuyến tạm thời tại Huế. Cũng trong ngày này, tàu Hải quân được tăng cường để đón dân tị nạn cùng thân nhân gia đình binh sĩ vào Đà Nẵng.
Chiều 23 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quânđoàn 1, gọi Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, vào Đà Nẳng để duyệt xét lại tình hình phòng thủ Huế. Tướng Điềm đã báo cho Trung tướng Trưởng biết là Sư đoàn 1 Bộ binh đang đối đầu với 3 sư đoàn chủ lực và 1 sư đoàn pháo của Cộng quân.
*Từ phòng tuyến Thạch Hãn đến phòng tuyến Huế.
Như đã trình bày, suốt đêm 19 và rạng sáng ngày 20 tháng 3/1975, tất cả lực lượng phòng thủ dọc theo bờ nam sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) kể cả Liên đoàn Địa phương quân, 1 tiểu đoàn Biệt độn quân và vài chi đoàn Thiết giáp đã rút về phòng ngự phía Nam sông Mỹ Chánh. Về phòng tuyến Thạch Hãn, trong hơn hai năm, kể từ khi có Hiệp định ngưng bắn Paris ký ngày 27/1/1973, sông Thạch Hãn được xem như là “ranh giới” của lực lượng quân sự hai bên. Tại đây, có trạm hoạt động của Ủy hội Quốc tế và là nơi được chọn để trao đổi tù binh.
Trước khi Cộng quân tấn công phòng tuyến Thạch Hãn, vào 6 giờ chiều ngày 19/3/1975, Trung tướng Trưởng từ Sài Gòn trở lại Đà Nẵng sau cuộc họp tại Dinh Độc Lập. Khi phi cơ chở ông vừa hạ cánh, thì ông nhận được báo cáo khẩn cấp của Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn 1, gọi từ Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 ở Huế vào. Trung tướng Thi báo rằng đại bác 130 ly của địch đang pháo kích vào bản doanh của ông và CQ đang tung đợt tấn công quy mô lớn bằng xe tăng để tìm cách vượt qua vòng đai phòng thủ của lực lượng VNCH tại sông Thạch Hãn. Nhận được khẩn báo của Trung tướng Thi, Trung tướng Trưởng liền báo cáo cho Đại tướng Viên và yêu cầu cho Quân đoàn 1 được giữ lại Lữ đoàn 1 Dù, đang có mặt tại Đà Nẵng chuẩn bị về Sài Gòn. Đại tướng Viên báo lại cho Tổng thống Thiệu. Là Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực VNCH, Tổng thống Thiệu chấp thuận yêu cầu này với điều kiện: Lữ đoàn Dù được ở lại nhưng Quân đoàn 1 không được sử dụng để tung vào chiến trận. Theo phân tích của Đại tướng Viên, thì khi quyết định cho Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ở lại Đà Nẵng, Tổng thống Thiệu muốn tạo niềm tin cho dân chúng và giữ vững tinh thần chiến đấu của các đơn vị khác.(Trong phiên họp tại Dinh Độc Lập vào ngày 13/3/1975, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Trung tướng Trưởng phải bỏ Huế. Trước đó vào ngày 12/3/1975, theo kế hoạch mới của Trung tướng Trưởng, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến đang hoạt động tại phía Đông Quảng Trị sẽ thay Sư đoànNhảy Dù làm lực lượng phản ứng cấp thời tại Vùng 1. Liên đoàn 14 Biệt động quân được điều động ra Quảng Trị chuẩn bị thay dần Thủy quân Lục chiến).
Sáng ngày 20 tháng 3/1975, Trung tướng Trưởng bay ra Bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến cách Mỹ Chánh, thị trấn ở phía Nam tỉnh Quảng Trị, khoảng 8 km. Tại đây Trung tướng Trưởng đã gặp các chỉ huy của các đơn vị trong khu vực, cùng họ duyệt lại tình hình và bàn kế hoạch phòng thủ Hue, theo quân lệnh mới nhất của Tổng thống Thiệu là phải phòng thủ Huế với bất cứ giá nào, khác với chỉ thị trước đó một ngày là phải bỏ Huế.
Trước ngày 21//3/1975, tình hình tại khu vực phía Nam sông Mỹ Chánh và khu vực phụ cận Huế chưa đến nổi quá xấu. Các đơn vị chủ lực quân và diện địa vẫn còn nguyên vẹn, kỷ luật nghiêm minh và tinh thần chiến đấu cao. Việc mất Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng. Dù sao thì dân chúng đã bỏ đi trước đó do đó không gây trở ngại cho các đơn vị khi giao tranh với Cộng quân. Hơn nữa với 1 Lữ đoàn Thủy quân lục ứng chiến tại phía Nam sông Mỹ Chánh và 2 Lữ đoàn Thủy quân lục chiến đang là lực lượng tổng trừ bị tại Đà Nẵng thì Quân khu 1 vẫn có các lực lượng nòng cốt để tăng viện khi chiến trường sôi động. Sau buổi họp, các cấp chỉ huy đều bày tỏ sự quyết tâm giữ vững Huế.
Trên đường trở về Đà Nẵng, Tướng Trưởng đã ghé vào bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn 1 tại Mang Cá, Huế. Sau đó, ông cùng Tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn 1, đi một vòng thanh tra các hệ thống phòng thủ trong thành phố Huế. Tinh thần tướng Trưởng lúc đó rất phấn chấn vì sự bố phòng bảo vệ Huế rất vững vàng. Đến 1 giờ 30 trưa, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn và được đài Huế tiếp vận. Ông hứa với dân chúng, đặc biệt với dân chúng trong thành phố Huế, rằng quân đội VNCH sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Sự việc Tổng thống Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh là điều mà theo Tướng Trưởng nghĩ, tuy muộn màng, nhưng cũng rất cần thiết.
Đặt chân xuống Đà Nẵng vào chiều tối, Trung tướng Ngô Quang Trưởng nhận được một công điện ghi “Mật”. Đây là lệnh của Tổng thống VNCH do Bộ Tổng Tham Mưu chuyển đến. Theo phân tích của Đại tướng Cao Văn Viên, thì ngược với những gì đã tuyên bố trên Đài phát thanh, nay Tổng thống cho vị Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 được “tự do hành động”. Vì không thể nào phòng thủ nổi ba căn cứ Huế, Đà Nẵng, Chu Lai cùng một lúc, nên Tổng thống khuyên Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 tuỳ nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi.
NGÀY 25-3-1975: Lực Lượng Quân Khu 1 Rút Khỏi Huế
Vương Hồng Anh"
Comment của Mai Chu FB
Mai Chu Tôi thấy có điểm sai ở chỗ TT Trưởng gọi CT Điềm vào Đà Nẳng để duyệt xét lại tình hình phòng thủ Huế!
Bởi vì trong ngày 23-3-1975,Tôi và Thu Hình Viên Nguyễn Văn Đông (hiện sống ở Paris) có mặt tại Huế. Và chiều hôm đó hân hạnh dự buổi cơm tối cuối cùng tại tư dinh tỉnh thị trưởng Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ (RIP-San Diego) có sự hiện diện của TT Lâm Quang Thi, (Sacramento) TL Tiền Phương vùng hỏa tuyến; CT Nguyễn Văn Điềm, (RIP 3-1975 Quảng Ngải) TLSĐ1BB.
Khi bữa ăn vừa bắt đầu, chuông điện thoại vang lên, viên sĩ quan trực báo có TT Tư Lịnh QĐ muốn nói chuyện.
ĐT Duệ nhận máy nghe và mặt biến sắc.
Tôi nghe Ông Duệ xin lịnh tháo kho gạo an toàn phân phát cho anh em gia đình binh sỉ dưới quyền tiểu khu tử thủ.
Đồng thời, Ông Duệ nhắm TT Thi chỉ tay nhịp nhiều lần.
TT Thi ngồi ngay chính giữa chủ tọa bữa ăn, đứng bật dậy và đưa hai tay lên cao khoát qua khoát lại tỏ ý "không có mặt. Từ chối trực tiếp nghe điện thoại"!
CT Điềm ngồi cạnh Tôi bất ngờ cũng đứng bật dậy dơ cao hai tay quơ qua quơ lại y chang TT Thi.
Cho đến lúc này, ĐT Duệ dùng tay bịt ống nói, chỉ Tôi và nói to: "Châu,em và Đông lên lầu ăn với phi hành đoàn. Có cơ mật quân sự cần giữ kín,sự có mặt của hai em không tiện!" Thế là Tôi và Đông đứng lên rời bàn tiệc đi ra sau lên lầu tới ban công nhìn ra dòng Hương Giang sập tối.
Sáng sớm hôm sau.
Lối 8 am. 24-3-1975
Tụi Tôi bị ĐT Duệ bỏ rơi, không cho đi theo xe vào tiểu khu.
Máy móc và ba lô trên vai còn đang phân vân suy nghỉ tìm cách về Thuận An thì nghe tiếng trực thăng từ xa vọng lại.
Trong phút chốc, HU1B AMERICA Airline bay cho CIA, đáp ngay bãi cỏ trước tư dinh.
Và, với thẻ báo chí MACV cộng với tiếng máy quay phim làm áp lực, phi hành đoàn đã buộc lòng cho phép hai khách hàng không có tên trong "Flight List" lên tàu, và cho biết chỉ bay tới Đà Nẳng mà thôi.
Đây là chuyến bay cuối cùng do toà tổng lảnh sự Mỷ tại Đà Nẳng cử ra di tản hồ sơ và nhân viên trung tâm văn hoá Việt Mỷ Huế!
May mắn vào tới phi trường Đà Nẳng gần 10am.
Tôi liên lạc tổng đài điện thoại Khánh Vân Đà Nẳng thì được biết tổng đài Minh Châu Huế đã mất liên lạc.
Ở Đà Nẳng, 4 ngày sau,vắt giò chen lấn đạp lên nhau vô cùng may mắn lên được chuyến Boeing Air VN cuối cùng 3pm ngày 28-3-1975 về lại Sài Gòn tối đó!😘
Bởi vì trong ngày 23-3-1975,Tôi và Thu Hình Viên Nguyễn Văn Đông (hiện sống ở Paris) có mặt tại Huế. Và chiều hôm đó hân hạnh dự buổi cơm tối cuối cùng tại tư dinh tỉnh thị trưởng Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ (RIP-San Diego) có sự hiện diện của TT Lâm Quang Thi, (Sacramento) TL Tiền Phương vùng hỏa tuyến; CT Nguyễn Văn Điềm, (RIP 3-1975 Quảng Ngải) TLSĐ1BB.
Khi bữa ăn vừa bắt đầu, chuông điện thoại vang lên, viên sĩ quan trực báo có TT Tư Lịnh QĐ muốn nói chuyện.
ĐT Duệ nhận máy nghe và mặt biến sắc.
Tôi nghe Ông Duệ xin lịnh tháo kho gạo an toàn phân phát cho anh em gia đình binh sỉ dưới quyền tiểu khu tử thủ.
Đồng thời, Ông Duệ nhắm TT Thi chỉ tay nhịp nhiều lần.
TT Thi ngồi ngay chính giữa chủ tọa bữa ăn, đứng bật dậy và đưa hai tay lên cao khoát qua khoát lại tỏ ý "không có mặt. Từ chối trực tiếp nghe điện thoại"!
CT Điềm ngồi cạnh Tôi bất ngờ cũng đứng bật dậy dơ cao hai tay quơ qua quơ lại y chang TT Thi.
Cho đến lúc này, ĐT Duệ dùng tay bịt ống nói, chỉ Tôi và nói to: "Châu,em và Đông lên lầu ăn với phi hành đoàn. Có cơ mật quân sự cần giữ kín,sự có mặt của hai em không tiện!" Thế là Tôi và Đông đứng lên rời bàn tiệc đi ra sau lên lầu tới ban công nhìn ra dòng Hương Giang sập tối.
Sáng sớm hôm sau.
Lối 8 am. 24-3-1975
Tụi Tôi bị ĐT Duệ bỏ rơi, không cho đi theo xe vào tiểu khu.
Máy móc và ba lô trên vai còn đang phân vân suy nghỉ tìm cách về Thuận An thì nghe tiếng trực thăng từ xa vọng lại.
Trong phút chốc, HU1B AMERICA Airline bay cho CIA, đáp ngay bãi cỏ trước tư dinh.
Và, với thẻ báo chí MACV cộng với tiếng máy quay phim làm áp lực, phi hành đoàn đã buộc lòng cho phép hai khách hàng không có tên trong "Flight List" lên tàu, và cho biết chỉ bay tới Đà Nẳng mà thôi.
Đây là chuyến bay cuối cùng do toà tổng lảnh sự Mỷ tại Đà Nẳng cử ra di tản hồ sơ và nhân viên trung tâm văn hoá Việt Mỷ Huế!
May mắn vào tới phi trường Đà Nẳng gần 10am.
Tôi liên lạc tổng đài điện thoại Khánh Vân Đà Nẳng thì được biết tổng đài Minh Châu Huế đã mất liên lạc.
Ở Đà Nẳng, 4 ngày sau,vắt giò chen lấn đạp lên nhau vô cùng may mắn lên được chuyến Boeing Air VN cuối cùng 3pm ngày 28-3-1975 về lại Sài Gòn tối đó!😘
No comments:
Post a Comment