14-3-1975: Tổng Thống Thiệu Quyết Định Bỏ Cao Nguyên
Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo.
*Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh triệt thoái lực lượng VNCH khỏi Cao nguyên
Sau cuộc họp với Hội đồng AnNinh Quốc gia tại Dinh Độc Lập ngày 13/3/1975 có sự tham dự củaTrung tướng Ngô Quang Trưởng-Tư lệnh Quân đoàn 1- để bàn về kếhoạch tái phối trí lực lượng trong tình hình mới, sáng ngày 14tháng 3/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng TrầnThiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang,Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với Thiếutướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2& Quân khu 2. Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổnthống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phảirút toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 tại hai tỉnh Pleiku và Kontumvề khu vực duyên hải miền Trung (Phú Yên và Khánh Hòa) để táiphối trí lực lượng phản công chiếm lại Ban Mê Thuột.
Khi được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hỏi nên rút quân theo trụclộ nào, Tướng Phú đã trình bày với Tổng thống Thiệu rằng các quốclộ chính nối trong khu vực Cao nguyên đã bị Cộng quân cắt đứt,chỉ còn liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ Quốc lộ 14 rẽ raphía nam cách thị xã Pleiku chừng 32 km, chạy theo hướng đông nam, xuyên qua Hậu Bổn về Tuy Hòa (tỉnh lỵ Phú Yên). Kế hoạchchọn liên tỉnh lộ 7B đã không được sự đồng ý của Đại tướng Viên vì ông cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đườngdài hơn 250 cây số mà không rõ tình hình an ninh là một việc "quásức liều lĩnh", tuy nhiên cuối cùng Tướng Viên cũng không tìm ra được một con đường nào khác nên kế hoạch của tướng Phú đã đượcchấp thuận.
* Một chi tiết đặc biệt về lệnh triệt thoái Cao nguyên: Chủ lưc quân rút, Địa phương quân ở lại...
Trên đường trở lại Pleiku, Tướng Phú đã tâm sự với thiếu tá Phạm Huấn-sĩ quan Báo chí của tư lệnh Quân đoàn 2, là trong buổi họpông đã khẩn khoản xin Tổng thống Thiệu cho ông được tử thủ giữPleiku, nhưng đề nghị của ông đã không được chấp thuận. Một chitiết đặc biệt đã được Tướng Phú kể lại cho Thiếu tá Phạm Huấn vớinội dung như sau: Trong cuộc họp, Tổng thống Thiệu căn dặn tướngPhú rằng lệnh triệt thoái là tối mật, từ cấp tỉnh trưởng/tiểu khutrưởng trở xuống không được biết, có nghĩa là các lực lượng Địaphương quân vẫn ở lại chiến đấu, vẫn tiếp tục làm việc với tỉnhtrưởng, quận trưởng. Chỉ có toàn bộ chủ lực quân gồm Bộ binh,Pháo binh, Thiết giáp, Công binh, Không quân là phải triệt thoái.
Trước quyết định của Tổng thống Thiệu, Tướng Phú đã lo lắng vàhỏi lại: Thưa Tổng thống, nếu Chủ lực quân, Thiết giáp, Pháo binhrút đi, làm sao Địa phương quân chống đỡ nỗi khi Cộng quân đánh?Hơn 100 ngàn dân hai tỉnh Pleiku, Kontum, và gia đình anh em binhsĩ? Tổng thống Thiệu trả lời: Thì cho thằng Cộng sản số dân dó.Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được những vùng dân cư đông đúc...mầu mỡ hơn là bị kẹt quá nhiều quâtrên vùng Cao nguyên! (Cuộc triệt thoái Cao nguyên, tác giả PhạmHuấn, xuất bản 1987, dòng thứ 1 đến dòng thứ 6, trang 86).
Về phần Đại tướng Cao Văn Viên, khi về đến Sài Gòn, ông đã chomời Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 bộ Tổng Tham Mưu(TTM) và báo cho vị trưởng phòng này về các chi tiết đã được bàntrong buổi họp tại Cam Ranh. Tham mưu trưởng Bộ TTM là trungtướng Đồng Văn Khuyên lúc ấy đang công tác ở ngoại quốc. Cuộchành quân cũng được giữ bí mật tối đa do chính Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho viên tư lệnh chiến trường nên Bộ TTM không đượcquyền ra lệnh làm gì hết, kể cả việc tái phối trí các đơn vịKhông quân và lực lượng tăng phái cho Quân đoàn 2 tại Pleku và Kontum.
Vào thời gian này, tại vùng Kontum và Pleiku chỉ còn 1 tiểu đoàncủa Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB, 5 Liên đoàn Biệt Động QuânQK 2, thiết đoàn 21 M 48, hai tiểu đoàn pháo binh 175 mm và cácđơn vị yểm trợ như Liên đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu, Liên đoàn231 Yểm trợ Tiếp Vận, kho đạn của Không quân và Lục quân vớikhoảng 20 ngàn tấn đạn, kho tồn trữ nhiên liệu với trữ lượng dùngtrong 45 ngày và nhu yếu phẩm và thực phẩm đủ dùng trong haitháng. Nhiệm vụ của Tướng Phú là làm sao đưa hết được các đơn vịvà tiếp phẩm này về Nha Trang và để từ đó mở cuộc phản công táichiếm lại Ban Mê Thuột.
* Cuộc họp của Thiếu tướng Phú về kế hoạch rút quân:
Theo lời ban tham mưu của Tướng Phú kể lại, vào lúc 5 giờ 10chiều ngày 14 tháng 3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại chiếc bunker của ông, vớithành phần tham dự gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hànhquân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân,Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 1(gồm 5 liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 & Quân khu 2. Mở đầu cuộc họp đặc biệt này,tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng choDại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dungcuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và tânChuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên.
Kế hoạch cuộc chuyển quân được phổ biến vắn tắt: Tướng Phú và Bộ tư lệnh nhẹ sẽ đi Nha Trang trước bằng trực thăng. Chuẩn tướngTất chỉ huy toàn bộ các đơn vị tham gia cuộc triệt thoái từKontum và Pleiku về Tuy Hòa theo tỉnh lộ 7 B. Đại tá Lê Khắc Lýđược giao trách nhiệm điều động bộ tham mưu quân đoàn và các đơnvị yểm trợ. Toàn bộ cuộc hành quân đặt dưới sự giám sát của chuẩntướng Trần Văn Cẩm.
Theo kế hoạch do Tướng Phú đề ra, Liên đoàn 20 Công binh chiến đấu sẽ cho một đơn vị đi đầu để làm thành phần tiên phong cónhiệm vụ sửa chữa cầu cống, đường sá khi cần thiết. Các đơn vị thiết giáp được giao nhiệm vụ yểm trợ đoàn xe vận tải. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân trong khu vực đoàn quân đi qua chịu trách nhiệm an ninh trục lộ. Đi cuối cùng là hai Liên đoàn Biệtđộng quân và 1 đơn vị thiết giáp. Các đơn vị cuối cùng này sẽ rờiPleiku vào ngày 19/3/1975.
Do cuộc chuyển quân rầm rộ với nhiều đơn vị và hàng trăm xe vậntải cùng nhiều quân cụ nặng nên thời gian chuẩn bị phải mất hết 4ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 16 tháng 3/1975.
Sau khi họp với các đơn vị trưởng, sáng ngày 15 tháng 3, Thiếutướng Phú cùng với một số sĩ quan được chọn lựa trong ban thanmưu bay về Nha Trang để tái tổ chức lại bộ tư lệnh Quân đoàn ở đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Cẩm và vài sĩ quan thân cận bayđi Tuy Hòa để chuẩn bị đón đoàn quân di chuyển từ Pleiku về. Cũngtrong ngày này, đã có một số quân xa bắt đầu rời Pleiku theo cáctoán nhỏ. Như đã trình bày ở trên, từ khi có cuộc tái phối tríđược nêu ra trong cuộc họp cho đến khi bắt đầu thực hiện, tất cảđều tiến hành một cách bí mật, không một lời nào được tiết lộ, kểcả không cho các tỉnh trưởng của hai tỉnh Kontum và Pleiku biết.
Tỉnh trưởng Pleiku nhờ ở gần bộ Tư lệnh nên được biết trước, còntỉnh trưởng Kontum thì đến phút chót mới biết được và ông đã tháptùng theo đoàn quân, nhưng giữa đường thì bị CQ bắn chết.
Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành rakhỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu. Nhưng khi chiếc xe cuối cùngvừa rời khỏi bến thì tin này được dân chúng biết. Vậy là mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có,ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ gì có thể mang theođược. Sau đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoànngười cả quân lẫn dân kéo dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguy hiểm. Cuộc chuyển quân của Quân đoàn 2 khỏi Pleiku bắt đầu...
No comments:
Post a Comment