Người Lính Việt Nam Cộng Hòa thi hành bổn phận công dân, từ vĩ tuyến 17 xuống tận Mũi Cà Mau, từ duyên hải quanh năm sóng vỗ đến rừng già heo hút đội sương, từ Cao Nguyên rậm rạp xuống đồng bằng sông rạch Cửu Long, xin mời quí vị lần theo dấu chân để đến, và nhận ra chân dung Những Người Lính ấy.
Xin bắt đầu với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cơ quan đầu não của quân đội thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1952, có nhiệm vụ tổ chức, trang bị, huấn luyện, nuôi dưỡng, hoạch định, và điều khiễn quân đội thi hành nhiệm vụ bảo vệ quốc gia dân tộc. Đứng đầu quân lực là Tổng Tham Mưu Trưởng. Vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh, lần lượt là Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, Trung Tướng Trần Văn Minh, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Đại Tướng Cao Văn Viên, và sau cùng là Trung Tướng Vĩnh Lộc. Thời gian giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng lâu nhất là Đại Tướng Cao Văn Viên 9 năm rưỡi, và vị có thời gian ngắn nhất là Trung Tướng Vĩnh Lộc chỉ 18 tiếng đồng hồ!
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với 1.100.000 quân, gồm ba quân chủng Hải Quân, Lục Quân, và Không Quân. Trong Lục quân có đầy đủ các binh chủng cho nhu cầu tác chiến và yểm trợ tác chiến, và các binh sở yểm trợ từ hành chánh nhân viên, hành chánh tài chánh, đến hành chánh tiếp vận. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành từ năm 1952 đến 1954.
- Giai đoạn phát triển lần 1 từ năm 1955 đến 1967.
- Giai đoạn phát triển lần 2 từ năm 1968 đến 1972.
- Giai đoạn phát triển lần 3 là năm 1973.
Vào thời gian cuối cùng, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có:
Lục quân, với:
- 4 Quân Đoàn trách nhiệm các Quân Khu, bao gồm các đơn vị và đại đơn vị trực thuộc: 11 Sư Đoàn Bộ Binh + hơn 20 Liên Đoàn Biệt Động Quân + 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh Thiết Giáp + 4 Liên Đoàn Công Binh Chiến Đấu.
- 1 Sư Đoàn Biệt Động Quân thành lập vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.
- Các tiểu đoàn Pháo Binh biệt lập, và một hệ thống Pháo Binh diện địa tại 48 Tiểu Khu, Đặc Khu, Biệt Khu.
- Địa Phương Quân, Nghĩa Quân.
- Lực lượng tổng trừ bị trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, có: 1 Sư Đoàn Nhẩy Dù + 1 Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến + 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân + Liên Đoàn Biệt Cách Dù.
Không quân, với:
- 5 Sư Đoàn tác chiến.
- 1 Sư Đoàn vận tải.
- Những Phi Đoàn đặc nhiệm.
Hải quân, với:
- Lực lượng Hải lực.
- Lực lượng Giang lực.
- Lực lượng Đặc nhiệm.
Về "binh sở yểm trợ". Trong Lục Quân có "Tổng Cục Tiếp Vận" với 8 ngành chuyên môn, có khả năng sửa chữa và tân trang toàn bộ quân dụng sử dụng chung trong các quân chủng, và khả năng xây dựng cơ sở thông thường lẫn kiến trúc đặc biệt. Không Quân có "Không Đoàn Tân Trang & Chế Tạo". Hải Quân có "Hải Quân Công Xưỡng".
Về trang bị. Khối lượng dụng cụ chiến tranh trang bị cho quân lực, gồm: 2.000.000 vũ khí cá nhân và cộng đồng. Hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 ly và 155 ly xe kéo, đến 175 ly cơ động, và đại bác phòng không. 1.200 xe chạy xích kể cả chiến xa M48. Hơn 1.600 chiến hạm chiến đỉnh, hoạt động trên sông, trên biển, và dọc duyên hải. Hơn 2.000 phi cơ các loại, từ tác chiến, yểm trợ tác chiến, yểm trợ tình báo kỹ thuật điện tử, đến liên lạc, và vận tải. Từ phi cơ cánh quạt, phi cơ phản lực, đến phi cơ trực thăng. Nói chung, khối dụng cụ chiến tranh trang bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tính đến năm 1973 trị giá khoảng 7 tỷ mỹ kim.
Về huấn luyện. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có một hệ thống quân trường, đào tạo từ người chiến binh đến chỉ huy cấp bộ đại đơn vị, đào tạo sĩ quan và chuyên viên cho các quân chủng, binh chủng, binh sở.
Về quản trị. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được quản trị bởi:
- “Cơ Quan Điện Toán" Tổng Nha Tài Chánh & Thanh Tra Quân Phí thuộc Bộ Quốc Phòng, quản trị toàn bộ quân phí.
- “Trung Tâm Điện Toán Nhân Viên" thuộc Phòng Tổng Quản Trị/Bộ Tổng Tham Mưu, quản trị toàn bộ nhân viên.
- “Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận" thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/Tổng Tham Mưu, quản trị toàn bộ quân trang quân dụng chung, từ tiếp liệu, tồn trữ, cấp phát, vận chuyển, đến bảo trì, tân trang, tổn thất, và phế thải.
- Quân chủng Không Quân, Hải Quân, có cơ quan điện toán quản trị quân dụng riêng của quân chủng.
Trong hơn 20 năm chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc xâm lăng của nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nhiều chiến tích vẻ vang. Có thể nhận định mà không sợ sai lầm rằng, thế giới chỉ biết thành tích của chúng ta qua hai trận chiến điển hình, là cuộc phản công toàn diện trong cuộc “tổng công kích” của quân cộng sản hồi Tết Mậu Thân đầu năm 1968, và cuộc phản công đánh bại 3 trục tấn công do lãnh đạo nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ Hà Nội, xua quân chính qui vượt vĩ tuyến 17 trực diện tấn công Việt Nam Cộng Hòa vào mùa hè 1972. Chớ họ không thể hiểu được những chiến thắng với biết bao trận chiến đơn lẻ xảy ra hằng ngày hằng đêm, đánh nhau từng người, từng tổ, từng tiểu đội, trung đội, của Địa Phương Quân, Nghĩa Quân trong nội địa lãnh thổ, những chiến thắng của "lực lượng Dân Sự Chiến Đấu", của "Lực Lượng Đặc Biệt", của những "Toán Lôi Hổ", của "Liên Đoàn Biệt Cách Dù", ..v..v.. trong những cánh rừng già hoang dã dọc biên giới Việt Nam-Cam Bốt. Nơi mà quân chính qui cộng sản từ miền bắc, theo hành lang biên giới mà chúng gọi là "đường Trường Sơn", xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Họ cũng không thể hiểu sâu những trận chiến thầm lặng với sắc thái du kích mà Người Lính Việt Nam Cộng Hòa phải đối phó. Phải rình mò tìm địch mà đánh. Bất ngờ gặp nhau là đánh. Đánh nhau bất luận bao nhiêu tay súng, bất kể ngày đêm, bất cứ nơi nào. Chiến trường không chỉ là trận tuyến trong chiến tranh qui ước, mà chiến trường diễn ra ngay trong nhà, ngoài ngõ, chiến trường là bụi chuối trong vườn, là đám bắp trong rẫy, là ruộng lúa đồng sâu. Chiến trường cũng là góc núi, bụi cây, là rừng rậm cao nguyên, là bãi lầy đất Mũi (Cà Mau), là "biển cạn" Tháp Mười. Từng góc phố, căn nhà, từng con đường trong thành phố, từng bến đậu phi cơ hay nơi tàu cặp bến, đâu đâu cũng là chiến trường của quân cộng sản trong mục đích xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.
Nói chung là người ngoại quốc, cho dù là những phóng viên hay những nhà lãnh đạo chính trị, họ không thể nào hiểu được những chiến thuật trên chiến trường Việt Nam và cách vận dụng chiến thuật đó của "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", trong khi 500.000 quân Đồng Minh rất khó thích ứng với cuộc chiến mà bản chất của nó là "chiến tranh tổng thể" trên chiến trường Việt Nam chúng ta, trong khi chiến lược chiến thuật của quân bạn chỉ trông vào bom đạn.
Vậy, “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa là ai?” “Họ”, là những nông dân chất phác hiền hòa, là những ngư dân miền duyên hải quanh năm sóng vỗ, là những công nhân nơi thành phố, là những học sinh tốt nghiệp trung học, là những sinh viên hay đã tốt nghiệp đại học, là những viên chức cán bộ đam mê đời sống quân ngũ, là những người chuyên môn trong các ngành nghề tự do. “Họ”, theo tiếng gọi quốc gia, tình nguyện vào các trường quân sự. "Họ", tuân lệnh chánh phủ, trình diện các trường quân sự. "Họ", là quân nhân hiện dịch, là quân nhân trừ bị, là quân nhân đồng hoá, là những nữ quân nhân. "Họ", là những chuyên viên, những chiến binh, những hạ sĩ quan, sĩ quan, tướng lãnh. "Họ" có mặt trong các quân chủng, binh chủng, binh sở, các cơ quan tham mưu, quân trường. Khi tổ quốc lâm nguy, "Họ" phụng sự tổ quốc, phục vụ dân tộc. Tất cả được gọi một cách thân thương trìu mến là "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", những người lính trong một hệ thống tổ chức chặt chẻ, kỷ luật nghiêm minh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa: Là Người Lính Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, ngày đêm quanh năm suốt tháng hơn 20 năm ròng rã, âm thầm, lặng lẽ, trấn giữ hệ thống giao thông và bảo vệ hạ tầng cơ sở. Là Người Lính Lực Lượng Đặc Biệt, Biệt Cách Dù, lặn lội vùng biên giới hoang vu để ngăn chận quân thù. Là lực lượng Giang Lực, canh giữ trên khắp miền sông rạch. Là Người Lính Không Quân, từ trên không đánh xuống. Là Người Lính Nhẩy Dù, từ trên không xuống đánh. Là Người Lính Hải Quân, từ ngoài biển đánh vào. Là Người Lính Thủy Quân Lục Chiến, từ ngoài biển vào đánh. Là Người Lính Bộ Binh, Người Lính Biệt Động Quân, đánh địch ngay trên bờ nam Bến Hải trong tầm đạn quân thù. Đánh địch dọc biên giới Tây Nguyên núi rừng rậm rạp. Đánh địch trên chót Mũi Cà Mau quanh năm ngập nước, trên biển cạn Tháp Mười, trong Rừng Sát sình lầy gai gốc, giữa đồng bằng trù phú Cửu Long. Đánh địch để giành lại từng góc phố của thủ đô, từng ngôi nhà giữa cố đô cổ kính, từng bờ tường của cổ thành Quảng Trị. "Họ" miệt mài với chiến trận, và mệt nhoài sau chiến trận. "Họ" đã đánh địch đến giây phút cuối cùng! Và "Họ", xứng danh là "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa".
Người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã anh dũng hi sinh nhưng không được yên bình vĩnh cữu trong các nghĩa trang mà tổ quốc ghi công, vì quân cộng sản đào mồ cuốc mả. Là những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể góp phần gìn giữ giang sơn, nhưng bị kẻ thù nhục mạ đọa đày. Là những quân nhân có vầng trán nhăn nheo với mái tóc già nua trước tuổi. Là những người tù chính trị bị cộng sản lưu đày trong các trại tập trung nghiệt ngã trên khắp miền quê hương đất nước, gánh phân người làm phân bón rau xanh, khiêng nước tiểu tưới lên hoa màu, nhưng "Họ" chỉ được ăn những cọng rau do phân và nước tiểu của "Họ" mà vươn lên. Để rồi nhiều người trong số "Họ", đã chết trong đau thương, đói khổ, nhọc nhằn!
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, khi rời đất nước lưu vong với hai bàn tay trắng, chỉ còn lại tình thương của vợ của con, của đồng hương đồng đội, che chở cho nhau nơi xứ người xa lạ.
Đó, là "chân dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", mà người phương Tây chưa thể nào nhận ra được. Bởi, họ chưa hiểu được chiều sâu của lịch sử và văn hoá Việt Nam, họ chưa hiểu được chiều sâu tính chất tráo trở lật lọng với bản chất độc tài tàn bạo của cộng sản Việt Nam, họ cũng chưa hiểu được chiều sâu của cuộc chiến tranh tự vệ về phía chúng ta. Do vậy mà người phương Tây chưa thể đánh giá được chiều sâu của cuộc chiến trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Một cuộc chiến mà trong đó, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân vượt biên giới xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa. Không thể nói khác được, dù cùng chủng tộc, nhưng hai quốc gia đều được thế giới công nhận với những tòa đại sứ thiết lập trên mỗi quốc gia. Quân của quốc gia này sang đánh chiếm quốc gia kia, ngoài chữ "xâm lăng" ra, không có chữ nào khác để chỉ hành động đó cả.
"Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", hình thành "Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa". Một quân lực hình thành trong chinh chiến, rèn luyện trong chiến chinh, nhanh chóng trưởng thành trong chiến trận. Và từ trong chiến trận, đã tạo nên những chiến tích vang danh, những anh hùng được toàn dân ngưỡng mộ. Vào giờ thứ 25 của một giai đoạn chiến đấu, vẫn tạo thêm những anh hùng cho lịch sử đương đại của tổ quốc, “thành mất chết theo thành”. Vì vậy:
''Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rất xứng đáng được vinh danh, dù ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bị bức tử sau hơn 20 năm dũng cảm chiến đấu tự vệ, nhưng đã thể hiện cao nhất về khả năng và tinh thần chiến đấu nối tiếp dòng lịch sử vẻ vang của tổ quốc, thể hiện vẹn tròn đạo nghĩa và truyền thống bất khuất kiêu hùng của dân tộc Việt Nam”.
Houston, tháng 4 năm 2005
Bổ túc tháng 8 năm 2006
Phạm Bá Hoa
Xin bắt đầu với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cơ quan đầu não của quân đội thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1952, có nhiệm vụ tổ chức, trang bị, huấn luyện, nuôi dưỡng, hoạch định, và điều khiễn quân đội thi hành nhiệm vụ bảo vệ quốc gia dân tộc. Đứng đầu quân lực là Tổng Tham Mưu Trưởng. Vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh, lần lượt là Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, Trung Tướng Trần Văn Minh, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Đại Tướng Cao Văn Viên, và sau cùng là Trung Tướng Vĩnh Lộc. Thời gian giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng lâu nhất là Đại Tướng Cao Văn Viên 9 năm rưỡi, và vị có thời gian ngắn nhất là Trung Tướng Vĩnh Lộc chỉ 18 tiếng đồng hồ!
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với 1.100.000 quân, gồm ba quân chủng Hải Quân, Lục Quân, và Không Quân. Trong Lục quân có đầy đủ các binh chủng cho nhu cầu tác chiến và yểm trợ tác chiến, và các binh sở yểm trợ từ hành chánh nhân viên, hành chánh tài chánh, đến hành chánh tiếp vận. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành từ năm 1952 đến 1954.
- Giai đoạn phát triển lần 1 từ năm 1955 đến 1967.
- Giai đoạn phát triển lần 2 từ năm 1968 đến 1972.
- Giai đoạn phát triển lần 3 là năm 1973.
Vào thời gian cuối cùng, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có:
Lục quân, với:
- 4 Quân Đoàn trách nhiệm các Quân Khu, bao gồm các đơn vị và đại đơn vị trực thuộc: 11 Sư Đoàn Bộ Binh + hơn 20 Liên Đoàn Biệt Động Quân + 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh Thiết Giáp + 4 Liên Đoàn Công Binh Chiến Đấu.
- 1 Sư Đoàn Biệt Động Quân thành lập vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.
- Các tiểu đoàn Pháo Binh biệt lập, và một hệ thống Pháo Binh diện địa tại 48 Tiểu Khu, Đặc Khu, Biệt Khu.
- Địa Phương Quân, Nghĩa Quân.
- Lực lượng tổng trừ bị trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, có: 1 Sư Đoàn Nhẩy Dù + 1 Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến + 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân + Liên Đoàn Biệt Cách Dù.
Không quân, với:
- 5 Sư Đoàn tác chiến.
- 1 Sư Đoàn vận tải.
- Những Phi Đoàn đặc nhiệm.
Hải quân, với:
- Lực lượng Hải lực.
- Lực lượng Giang lực.
- Lực lượng Đặc nhiệm.
Về "binh sở yểm trợ". Trong Lục Quân có "Tổng Cục Tiếp Vận" với 8 ngành chuyên môn, có khả năng sửa chữa và tân trang toàn bộ quân dụng sử dụng chung trong các quân chủng, và khả năng xây dựng cơ sở thông thường lẫn kiến trúc đặc biệt. Không Quân có "Không Đoàn Tân Trang & Chế Tạo". Hải Quân có "Hải Quân Công Xưỡng".
Về trang bị. Khối lượng dụng cụ chiến tranh trang bị cho quân lực, gồm: 2.000.000 vũ khí cá nhân và cộng đồng. Hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 ly và 155 ly xe kéo, đến 175 ly cơ động, và đại bác phòng không. 1.200 xe chạy xích kể cả chiến xa M48. Hơn 1.600 chiến hạm chiến đỉnh, hoạt động trên sông, trên biển, và dọc duyên hải. Hơn 2.000 phi cơ các loại, từ tác chiến, yểm trợ tác chiến, yểm trợ tình báo kỹ thuật điện tử, đến liên lạc, và vận tải. Từ phi cơ cánh quạt, phi cơ phản lực, đến phi cơ trực thăng. Nói chung, khối dụng cụ chiến tranh trang bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tính đến năm 1973 trị giá khoảng 7 tỷ mỹ kim.
Về huấn luyện. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có một hệ thống quân trường, đào tạo từ người chiến binh đến chỉ huy cấp bộ đại đơn vị, đào tạo sĩ quan và chuyên viên cho các quân chủng, binh chủng, binh sở.
Về quản trị. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được quản trị bởi:
- “Cơ Quan Điện Toán" Tổng Nha Tài Chánh & Thanh Tra Quân Phí thuộc Bộ Quốc Phòng, quản trị toàn bộ quân phí.
- “Trung Tâm Điện Toán Nhân Viên" thuộc Phòng Tổng Quản Trị/Bộ Tổng Tham Mưu, quản trị toàn bộ nhân viên.
- “Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận" thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/Tổng Tham Mưu, quản trị toàn bộ quân trang quân dụng chung, từ tiếp liệu, tồn trữ, cấp phát, vận chuyển, đến bảo trì, tân trang, tổn thất, và phế thải.
- Quân chủng Không Quân, Hải Quân, có cơ quan điện toán quản trị quân dụng riêng của quân chủng.
Trong hơn 20 năm chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc xâm lăng của nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nhiều chiến tích vẻ vang. Có thể nhận định mà không sợ sai lầm rằng, thế giới chỉ biết thành tích của chúng ta qua hai trận chiến điển hình, là cuộc phản công toàn diện trong cuộc “tổng công kích” của quân cộng sản hồi Tết Mậu Thân đầu năm 1968, và cuộc phản công đánh bại 3 trục tấn công do lãnh đạo nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ Hà Nội, xua quân chính qui vượt vĩ tuyến 17 trực diện tấn công Việt Nam Cộng Hòa vào mùa hè 1972. Chớ họ không thể hiểu được những chiến thắng với biết bao trận chiến đơn lẻ xảy ra hằng ngày hằng đêm, đánh nhau từng người, từng tổ, từng tiểu đội, trung đội, của Địa Phương Quân, Nghĩa Quân trong nội địa lãnh thổ, những chiến thắng của "lực lượng Dân Sự Chiến Đấu", của "Lực Lượng Đặc Biệt", của những "Toán Lôi Hổ", của "Liên Đoàn Biệt Cách Dù", ..v..v.. trong những cánh rừng già hoang dã dọc biên giới Việt Nam-Cam Bốt. Nơi mà quân chính qui cộng sản từ miền bắc, theo hành lang biên giới mà chúng gọi là "đường Trường Sơn", xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Họ cũng không thể hiểu sâu những trận chiến thầm lặng với sắc thái du kích mà Người Lính Việt Nam Cộng Hòa phải đối phó. Phải rình mò tìm địch mà đánh. Bất ngờ gặp nhau là đánh. Đánh nhau bất luận bao nhiêu tay súng, bất kể ngày đêm, bất cứ nơi nào. Chiến trường không chỉ là trận tuyến trong chiến tranh qui ước, mà chiến trường diễn ra ngay trong nhà, ngoài ngõ, chiến trường là bụi chuối trong vườn, là đám bắp trong rẫy, là ruộng lúa đồng sâu. Chiến trường cũng là góc núi, bụi cây, là rừng rậm cao nguyên, là bãi lầy đất Mũi (Cà Mau), là "biển cạn" Tháp Mười. Từng góc phố, căn nhà, từng con đường trong thành phố, từng bến đậu phi cơ hay nơi tàu cặp bến, đâu đâu cũng là chiến trường của quân cộng sản trong mục đích xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.
Nói chung là người ngoại quốc, cho dù là những phóng viên hay những nhà lãnh đạo chính trị, họ không thể nào hiểu được những chiến thuật trên chiến trường Việt Nam và cách vận dụng chiến thuật đó của "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", trong khi 500.000 quân Đồng Minh rất khó thích ứng với cuộc chiến mà bản chất của nó là "chiến tranh tổng thể" trên chiến trường Việt Nam chúng ta, trong khi chiến lược chiến thuật của quân bạn chỉ trông vào bom đạn.
Vậy, “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa là ai?” “Họ”, là những nông dân chất phác hiền hòa, là những ngư dân miền duyên hải quanh năm sóng vỗ, là những công nhân nơi thành phố, là những học sinh tốt nghiệp trung học, là những sinh viên hay đã tốt nghiệp đại học, là những viên chức cán bộ đam mê đời sống quân ngũ, là những người chuyên môn trong các ngành nghề tự do. “Họ”, theo tiếng gọi quốc gia, tình nguyện vào các trường quân sự. "Họ", tuân lệnh chánh phủ, trình diện các trường quân sự. "Họ", là quân nhân hiện dịch, là quân nhân trừ bị, là quân nhân đồng hoá, là những nữ quân nhân. "Họ", là những chuyên viên, những chiến binh, những hạ sĩ quan, sĩ quan, tướng lãnh. "Họ" có mặt trong các quân chủng, binh chủng, binh sở, các cơ quan tham mưu, quân trường. Khi tổ quốc lâm nguy, "Họ" phụng sự tổ quốc, phục vụ dân tộc. Tất cả được gọi một cách thân thương trìu mến là "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", những người lính trong một hệ thống tổ chức chặt chẻ, kỷ luật nghiêm minh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa: Là Người Lính Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, ngày đêm quanh năm suốt tháng hơn 20 năm ròng rã, âm thầm, lặng lẽ, trấn giữ hệ thống giao thông và bảo vệ hạ tầng cơ sở. Là Người Lính Lực Lượng Đặc Biệt, Biệt Cách Dù, lặn lội vùng biên giới hoang vu để ngăn chận quân thù. Là lực lượng Giang Lực, canh giữ trên khắp miền sông rạch. Là Người Lính Không Quân, từ trên không đánh xuống. Là Người Lính Nhẩy Dù, từ trên không xuống đánh. Là Người Lính Hải Quân, từ ngoài biển đánh vào. Là Người Lính Thủy Quân Lục Chiến, từ ngoài biển vào đánh. Là Người Lính Bộ Binh, Người Lính Biệt Động Quân, đánh địch ngay trên bờ nam Bến Hải trong tầm đạn quân thù. Đánh địch dọc biên giới Tây Nguyên núi rừng rậm rạp. Đánh địch trên chót Mũi Cà Mau quanh năm ngập nước, trên biển cạn Tháp Mười, trong Rừng Sát sình lầy gai gốc, giữa đồng bằng trù phú Cửu Long. Đánh địch để giành lại từng góc phố của thủ đô, từng ngôi nhà giữa cố đô cổ kính, từng bờ tường của cổ thành Quảng Trị. "Họ" miệt mài với chiến trận, và mệt nhoài sau chiến trận. "Họ" đã đánh địch đến giây phút cuối cùng! Và "Họ", xứng danh là "Người Lính Việt Nam Cộng Hòa".
Người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã anh dũng hi sinh nhưng không được yên bình vĩnh cữu trong các nghĩa trang mà tổ quốc ghi công, vì quân cộng sản đào mồ cuốc mả. Là những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể góp phần gìn giữ giang sơn, nhưng bị kẻ thù nhục mạ đọa đày. Là những quân nhân có vầng trán nhăn nheo với mái tóc già nua trước tuổi. Là những người tù chính trị bị cộng sản lưu đày trong các trại tập trung nghiệt ngã trên khắp miền quê hương đất nước, gánh phân người làm phân bón rau xanh, khiêng nước tiểu tưới lên hoa màu, nhưng "Họ" chỉ được ăn những cọng rau do phân và nước tiểu của "Họ" mà vươn lên. Để rồi nhiều người trong số "Họ", đã chết trong đau thương, đói khổ, nhọc nhằn!
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, khi rời đất nước lưu vong với hai bàn tay trắng, chỉ còn lại tình thương của vợ của con, của đồng hương đồng đội, che chở cho nhau nơi xứ người xa lạ.
Đó, là "chân dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", mà người phương Tây chưa thể nào nhận ra được. Bởi, họ chưa hiểu được chiều sâu của lịch sử và văn hoá Việt Nam, họ chưa hiểu được chiều sâu tính chất tráo trở lật lọng với bản chất độc tài tàn bạo của cộng sản Việt Nam, họ cũng chưa hiểu được chiều sâu của cuộc chiến tranh tự vệ về phía chúng ta. Do vậy mà người phương Tây chưa thể đánh giá được chiều sâu của cuộc chiến trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Một cuộc chiến mà trong đó, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân vượt biên giới xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa. Không thể nói khác được, dù cùng chủng tộc, nhưng hai quốc gia đều được thế giới công nhận với những tòa đại sứ thiết lập trên mỗi quốc gia. Quân của quốc gia này sang đánh chiếm quốc gia kia, ngoài chữ "xâm lăng" ra, không có chữ nào khác để chỉ hành động đó cả.
"Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa", hình thành "Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa". Một quân lực hình thành trong chinh chiến, rèn luyện trong chiến chinh, nhanh chóng trưởng thành trong chiến trận. Và từ trong chiến trận, đã tạo nên những chiến tích vang danh, những anh hùng được toàn dân ngưỡng mộ. Vào giờ thứ 25 của một giai đoạn chiến đấu, vẫn tạo thêm những anh hùng cho lịch sử đương đại của tổ quốc, “thành mất chết theo thành”. Vì vậy:
''Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rất xứng đáng được vinh danh, dù ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bị bức tử sau hơn 20 năm dũng cảm chiến đấu tự vệ, nhưng đã thể hiện cao nhất về khả năng và tinh thần chiến đấu nối tiếp dòng lịch sử vẻ vang của tổ quốc, thể hiện vẹn tròn đạo nghĩa và truyền thống bất khuất kiêu hùng của dân tộc Việt Nam”.
Houston, tháng 4 năm 2005
Bổ túc tháng 8 năm 2006
Phạm Bá Hoa
con nhung nguoi linh VNCH ket lai trong nuoc, o ra di duoc, doi kho, benh tat, dau yeu, mong cac bac, cac chu giup do
ReplyDelete