Nhanh quá, mới đó đã hơn bốn mươi mốt năm rồi còn gì !!!!!
Vào những ngày nầy năm đó tôi đang học lớp hai trường “ TIỂU HỌC CỘNG ĐỒNG NAM TỈNH LỴ”, trường tỉnh lỵ mà , lớn lắm , mà đặc biệt bản chất CNTB, hình như theo Âu Mỹ hay sao tôi cũng không rõ nửa, trường toàn là con trai không hà, trong tỉnh lỵ lại có trường khác toàn là con gái không, không phải ở quê nhà, mà ở trại gia binh lận, cách quê nội độ nửa ngàn cây số . Miền tây ruộng đồng bao la , đất đai bằng phẵng, tầm nhìn mút mắt đến tận chân trời , nơi mà trời với ruộng gặp nhau
Một ngày giửa tháng ba năm đó, tụi tôi cũng đến trường như mọi hôm , vừa ra chơi vô, đột ngột cô giáo lại bảo rằng : “ bây giờ năm học vẩn chưa kết thúc, nhưng cô vừa được thầy Hiệu trưởng triệu tập bảo rằng: các trò cứ về ngay bây giờ nghỉ luôn đi, củng chẳng biết chừng nào học lại nửa, chiến tranh khốc liệt quá rồi , phải để trường cho người chạy giặc miệt ngoài tạm trú và nhiều công việc khác nửa” – thế là chúng tôi ra về ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thời đó tôi chỉ nghe loáng thoáng là chiến tranh, nhưng không hiểu gì cho lắm, cũng không có điều kiện tìm hiểu, với những đứa bé tuổi như tôi thì chiến tranh là những gì mà ở hậu phương nó thấy được, như là những đêm ngon giấc, bị mẹ lôi vội vã xuống hầm, rồi tiếng đạn cối 82 ly rung chuyển nhà cửa, đất đá bay rào rào , là nửa đêm hỏa châu sáng chói sau nhà điềm báo cho điều bất ổn,thương đau, là cửa nhà làng xóm cháy đỏ đêm thâu, là 1 đêm súng nổ rân trời ở xóm trong, sáng mai trên đường đi học thấy có bà mẹ ngồi ảo nảo vuốt ve đứa con thơ trên thảm cỏ ven đường, mới hay sự thể là đứa bé không qua tầm lửa đạn lúc rạng sáng , bà mẹ cố nuôi hy vọng mong manh, vô vọng nên bế chạy nhà thương nhưng nửa đường thì nhận ra đứa trẻ đả chết từ lâu rồi, nên sanh lưỡng lự, bần thần đau đớn rồi ngồi đó chưa biết làm gì ngoài vuốt ve , thương yêu lần cuối, để rồi xa biệt suốt đời v...v ...., thuở ấu thơ thì cái gì tôi biết về chiến tranh đại khái là thế đó
Rồi cái gì phải đến đã đến.............. rợp bóng cờ bay
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sau nầy lớn lên,nhất là từ khi có internet, tôi mới hiểu thêm nhiều góc cạnh khác của chiến tranh, như sự khốc liệt tàn bạo tại tâm điểm vùng chiến sự, sự gian khổ, hy sinh của các anh lính chiến và trên hết là khí tiết ngoan cường, gan dạ, quyết chiến đến cùng của rất nhiều binh sĩ và tướng lỉnh nền cộng hòa. Giờ đây tôi đả nhận ra rằng, hơn mười năm ngồi ghế nhà trường, thì những giáo trình chính thống mà mình được học có quá nhiều sai biệt thực tế, ví như sách vở giáo khoa, hay nền điện ảnh, văn học nghệ thuật trong bao năm qua miêu tã người lính cộng hòa như 1 lũ hèn hạ, hút sách, đầu trộm đuôi cướp, dâm loạn v...v .
Âu đó chỉ là nạn nhân của 1 kiểu nhân cách tiểu nhân, 1 nhân cách mang mầm bệnh nói láo, nói quá, nói theo quán tính.....
..................................................................................................................................................................................................................
- Đoạn video sau, như sự chứng minh những điều vừa nói ở trên, và cũng ôn lại những ngày buồn năm ấy, trong sự cô độc và tuyệt vọng, dù biết rằng không thể ngăn cản sức mạnh quá lớn đối phương, nhưng Thiếu Tướng Lê Minh Đảo- sư đoàn 18 bộ binh vẩn quyết một phen sống mái với quân thù, dù thừa biết địch quân đông hơn gần chục lần, và nhờ sự cầm chân giặc như thế, nên ở Sài Gòn, nhiều kẽ khác có thời gian tháo chạy !!!!!! Khi phóng viên nước ngoài hỏi, ông trả lời với vẽ mặt bừng bừng dũng khí, thể hiện ý chí sắc đá như sau :
“I will hold Long Khanh. I will knock them down here even if they bring here two divisions or three divisions... The communist could throw their entire army at Xuan Loc, the 18th will stand fast. Even though we knew we had lost the war, I still fought. I was filled with despair after the loss of the northern Corps, but I still fight. Please tell the Americans you have seen how the 18th Division can fight and die. Now, please go!".
Ý là: Tôi quyết giử Long khánh . Tôi sẻ hạ gục họ tại đây ngay cả khi họ mang đến đây thêm 2 hay 3 sư đoàn nửa.... Cộng quân có thể nướng hết quân sĩ của họ tại Xuân Lộc. Sư 18 sẽ chận đứng lại , ngay cả chúng tôi thừa biết là chúng tôi thua trong cuộc chiến nầy , chúng tôi vẩn quyết chiến đến cùng. Dù chúng tôi đã tuyệt vọng chiến thắng rồi sau nhiều thất bại trước đội quân Bắc cộng (có lẽ ông muốn nói khi Quản Trị , Đông Hà thất thủ) nhưng chúng tôi vẩn quyết chiến đến cùng . Anh (ý phóng viên) hảy bảo với người Mỹ rằng họ sẽ xem sư 18 chúng tôi chiến đấu và hy sinh như thế nào nhé. Thôi xin chào
Có lần khác ông nói là :
“Please, do not call me a hero. My men who died at Xuan Loc and the hundred battles before are the true heroes"- tức xin đừng gọi tôi là anh hùng nhá , mà những đồng ngũ của tôi đã hy sinh tại Xuân Lộc và hằng trăm trận khác trước đây mới thực sự xứng đáng là anh hùng
Có điều nói thêm là Lê Minh Đảo cũng là Tỉnh trưởng , kiêm chi khu trưởng Chương Thiện, sau chuyển công tác thì ông Hồ Ngọc Cẩn mới kế nhiệm (mời xem bài vừa kế trước sẽ hiểu thêm) vậy đất Chương Thiện ra sao mà sinh ra những người con kiên cường bất khuất quá vậy ?
Mọi người chắc hẳn có nhiều quan điểm khác nhau, do nhiều ý thức hệ khác nhau, kẽ khen, người chê, nhưng theo tôi : ý tưởng , mục tiêu trong chinh chiến, hay trong cuộc đời có bại có thành là lẽ bình thường, chỉ xét theo khía cạnh, trung trinh tiết liệt, khí phách hiên ngang, hết mình hết sức cho mục tiêu lý tưởng, thì nhân cách của ông Đảo quả thật đáng trân quý lắm vậy. Còn nếu xét về góc độ khác , góc độ phải quấy, chính tà lại là việc khác hoàn toàn, tôi xin mượn lời Khổng Tử cho dể hiểu “ Hạ được thành , giết được giặc vẩn không gọi là thắng, nếu không thắng được lòng dân”. Nếu bình luận chiến tranh, nói phe nầy tốt, phe kia xấu mà chỉ lôi toàn giết chóc tang thương kể tội cho 2 bên, 2 ý thức hệ đối lập nghe thì ở đó mà kể hoài không đi đến đâu, vì chiến tranh là giết nhau giành đoạt mục tiêu mà, 2 bên đều thế , đều giết nhau mà chiến tranh khó lòng tránh bom rơi đạn lạc, sao người ta không đem cái giá trị, cái gì của chính thể hay phe chiến thắng làm được, như phát triển kinh tế những gì, nâng GDP từ bao nhiêu lên bao nhiêu, tỷ lệ % gia đình có xe hơi, xe gắn máy 2 chế độ, 2 chính thể ra mà so sánh, ngoài gia còn về những gì phi vật chất , như sự yên bình xã hội , sự chính xác anh minh trong nền tư pháp, (số án oan sai , v...v) xác suất nguy hiễm thấp, chỉ số về đạo đức thanh thiếu niên v...v các yếu tố đó mới là cái mấu chốt xác định ngụy tà trái phải trong chinh chiến. – người đọc thử theo lý nầy mà đánh giá xem sao ?
Mượn chuyện Cam Pốt ví dụ, trước 1975 nền cộng Hòa Kmer do Lon –Non Tổng Thống ( thân Mỹ) thừa ăn, dư mặc, sau Pôn Pốt chiến thắng Lon- Non, người dân không còn sở hửu cái tô, cái chén, xe hơi tháo bánh ra chồng đống lại, hằng triệu giáo viên, sinh viên, học sinh, bác sĩ, thầy tu v....v phải bõ mạng vì là tàn dư CNTB, đất nước chìm trong đau thương, đói khát, nạn diệt chủng, ngân hàng cũ thời Lon- non bị cho nỗ phá đi, vì muốn xây dựng 1 chế độ không có tiền lương v...v cuối cùng sau 3 năm tám tháng 2 ngày phải làm 1 cuộc cách mạng nửa làm tổng số 2 cuộc CM là gần nừa số dân bỏ mạng, như thế pôn Pót chiến thắng hay chiến bại? Chiến thắng, giải phóng xong rồi , không biết lảnh đạo kinh tế, thi hành những chính sách trời ơi đất hởi, chính sách , chủ nghĩa toàn ảo tưỡng đem ra thực thi, rồi chậm tiến, lạc hậu còn hơn cái chính thể, hay chế độ mà đã bị đánh đổ thì chiến thắng cái gì ? ai giải phóng ai?, mấy triệu mạng người như rác cỏ à ? trong khi thời Lon – Non làm Tổng Thống ( thân Mỹ) đã xây dựng 1 nước cộng Hòa Kmer dư ăn, dư mặc (mời các bạn trẻ xem loạt video : những năm tháng máu và hoa để hiễu sự chiến thắng của cộng sãn pôn pót như thế nào; phim do nhà nước VN ta thời nay làm , tôi thấy rất nhiều người trong đó nhiều người trẽ có kiến thức học vấn mà còn hay gắn pôn pốt và nạn diệt chũng của nó vô do Mỹ, đó là không hiểu biết, bệnh nói láo, nói quá, nói theo ấn tượng, có lẽ sãn phẩm của 1 nền GD : https://www.youtube.com/watch… )
Ai quấy ai phải trong cuộc đau thương nầy ? lời kết dành cho người đọc !!!!!!!!
No comments:
Post a Comment