Wednesday, April 5, 2017

KHÔNG NÊN GỌI 30/4 LÀ NGÀY GIẢI PHÓNG.

Tôi sinh ra và lớn lên sau ngày 30/04. Trong khi phần lớn đất nước chìm trong khó khăn, hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, phần lớn người dân thiếu ăn, thiếu mặc, đói khổ trong giai đoạn 1980-1990, thì tôi đã sống một cuộc sống đầy đủ và sung túc, vì ông bà tôi là những đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông tôi là một người chân thành và có niềm tin sâu sắc với lý tưởng cộng sản. Ông có một người chị ở phía bên kia, và sau này di tản sang Mỹ. Ông không bao giờ liên lạc với bà, và đó là nỗi ân hận lớn nhất trong những ngày cuối đời của ông.
Là một 'hạt giống đỏ" tôi lớn lên với niềm tin chân thành về những gì được dạy dỗ, về lý tưởng cộng sản với hình mẫu Pavel Korchagin - Hình mẫu chuẩn mực cho mọi thiếu niên lớn lên dưới mái trường XHCN khi đó.
Vì vậy, sự kiện 30/04 đối với tôi và các bạn tôi khi đó là một cái gì đó rất đẹp, rất anh hùng, cũng rất vẻ vang. Với thế hệ chúng tôi, Việt Nam đã đánh bại siêu cường số 1 thế giới làm "chấn động năm châu rung chuyển địa cầu".
Nhưng sau sự kiện bức tường Berlin, mẹ tôi trở về Việt Nam (vì là con của cán bộ cao cấp, mẹ tôi và các bác, cậu của tôi đều lần lượt học ở Đông Đức, Liên Xô, Bungari...).
Với những gì đã được chứng kiến ở nước Đức và Đông Âu, mẹ tôi không tán đồng quan điểm với ông tôi. Mẹ tôi từng kể với tôi rằng, những người bạn Đức của bà nói rằng ''Mỹ là những người bạn tốt, cả thế giới muốn chơi với nó mà người Việt Nam mày lại đuổi nó đi.''
Bà kể cho tôi về những người Đức cộng sản và không cộng sản khi thống nhất đất nước đã ôm hôn nhau như thế nào. Bà kể về những người lính biên phòng Đông Đức đã tự sát chứ nhất định không bắn vào những người phía Đông muốn chạy sang phái Tây như thế nào.
Đó là bước ngoặt trong suy nghĩ của tôi! Mỹ mà tốt à? 
Tại sao người ở phía Đông lại chạy sang phía Tây chứ không phải ngược lại? Thế giới của tôi bắt đầu có nhiều màu sắc hơn, không còn chỉ có hai màu, cộng sản và phản động nữa.
Tôi bắt đầu tìm đọc những tác phẩm viết về ngày 30/04/1975. Đọc những tác phẩm bị coi là "phản động" ở Việt Nam. Các tác phẩm của Dương Thu Hương, Trần Độ, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Gia Kiểng...
Thông tin từ những tác phẩm này đã khiến tôi mở to mắt. Ngày 30/04 làm gì còn người lĩnh Mỹ nào ở Sài Gòn. Vậy sao còn gọi là kháng chiến chống Mỹ? Sao có thể gọi là "giải phóng"?
Và tôi khóc thương cho số phận dân tộc Việt. Khóc thương cho hàng triệu người Việt ở cả hai phía đã ngã xuống trong cuộc chiến "huynh đệ tương tàn". Khóc thương cho cả triệu người Việt vĩnh viễn nằm lại gữa biển khơi.
Và tôi khóc thương cho lòng yêu nước nhiệt tình nhưng ngây thơ của người Việt đã bị các cường quốc lợi dụng. Đất nước trở thành bãi chiến trường. Người Việt trở thành sỹ tốt xung phong. Việt Nam thành bàn cờ, nhưng người chơi là người Nga, người Trung Quốc và người Mỹ không phải là người Việt. Một bên chiến đấu để "giải phóng" và "nhuộm đỏ thế giới". Một bên chiến đấu để bảo vệ "thế giới tự do".
"Đại thắng mùa xuân" và "giải phóng miền Nam". Đât nước thành một đống đổ nát, hoang tàn. Trường Sơn thành một nghĩa trang khổng lồ.
Những người mẹ mất con. Khăn trắng trên đầu trẻ thơ. Và một vết thương hằn sâu trong lòng dân tộc. 40 năm rồi, bên chiến thắng vẫn ăn mừng, vẫn diễu binh, vẫn pháo hoa...bên kia vẫn là ngày quốc hận, ngày mất nước... vết thương dân tộc vẩn rỉ máu.
Một ngày nào đó, 30/04 trở thành ngày thống nhất, một ngày lễ cho cả dân tộc. Tổ quốc treo cờ rủ quốc tang cho những người đã ngã xuống ở cả hai phía.
Một tượng đài nhỏ thôi, giản dị thôi nhưng tinh xảo. Và một nghĩa trang của những người lính ở cả hai phía cho thế hệ trẻ có thể tỏ lòng thành kính cho những người đã ngã xuống vì dân tộc. Hy vọng là như thế!
Còn thống nhất lãnh thổ mà không thống nhất được lòng người thì có ích gì? Nhất là khi phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp đang trỗi dậy. Bài học mất nước của Hồ Quý Ly còn đó.

Nam Phong.
Gửi đến BBC từ Huế.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả. Bài được gửi tới BBC sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975.

https://www.facebook.com/BBCVietnamese/videos/1022115214467887/ 
Bài phỏng vấn được Tiger Mori-izumi phiên dịch sang tiếng Nhật và posted trên blog với link sau đây:

http://ichiban.militaryblog.jp/e655385.html 

30-4-1975 40年

去年の記事も参照 『黒い4月』サイゴン陥落の日


本日、ベトナム共和国の首都サイゴンが陥落し、ベトナム全土がベトナム共産党の支配下に墜ちた国恨(Quốc Hận)の日』から40年が経過しました。
終戦40周年に際し、元ベトナム共和国軍ファム・ホア少尉が英国BBCのインタビューに答えています。

BBC Vietnamese 4月24日(4月25日編集)
1975年までベトナム共和国軍コマンド部隊に所属していた元兵士はBBCのインタビューに対し、サイゴン陥落に至った大きな要因として、同盟国の撤退を挙げた。特殊部隊将校ファム・ホア氏は1972年の『燃える夏(イースター攻勢)』から軍務に就いている。

 「あれは私の人生の中で、短くも壮絶な日々でした」

 ホア氏が語ったところによると、1975年4月29日、彼の部隊はフーコック島への移動を命じられたが、それが首都陥落に伴う脱出とは知らなかったという。そして翌4月30日には、避難民は『ほとんどパニック状態』に陥っていたと語る。

 「これから海外でどうやって生きればいいか分からない。言葉も分からない。誰の助けも無い。国が無くなってしまったのだから、国籍すら無くしてしまった。本当に全てを失ったのです。」

 続けてホア氏は語った。

 「私のような若い将校のほとんどは、アメリカからの支援が無くなった事で南ベトナムが滅びるなどとは考えもしませんでした。」

 なぜ南ベトナム軍は北ベトナム軍に敗れたのか?という問いにホア氏は以下のように答えた。

 「今日では、それが同盟国の支援に左右されていた事は誰の目にも明らかです。敵は共産圏、つまり中国、ソビエト、チェコスロバキア、東欧諸国、東ドイツからの支援を受けていました。世界中の共産陣営がアメリカを叩くためにベトナムの戦場に手を伸ばしていたのです。アメリカが撤退した後、ベトナム共和国一国でどうやって全世界の共産国家を相手にできますか?」

 戦争で最も記憶に残っている事は何か尋ねたところ、ホア氏は1974年に自分の部隊と遭遇し、戦死した北ベトナム兵から回収した手紙を読んだ時だと語った。

 「あの兵士は、自分は死ぬと分かっていたから、故郷の母と恋人に向けた手紙に、わざわざ我々南の兵士に向けたメッセージを書いたのでしょう。私はあの手紙に書かれた北ベトナム兵の思いを一生忘れる事ができません。」

その手紙にはこう書かれていたという。
 
『南部人へ。私達北の人間は、この戦争にとてつもなく大きな代償を払い続けています。これはベトナムという国にとって不幸でしかありません。だからもしあなたが北ベトナム兵と戦う事になっても、憎しみ合う必要はありません。我々はお互いに、自らの義務を果たす一人の兵士に過ぎないのです。  ―――南ベトナム軍の兄弟達、私達は君たち兵士を恨んではいません。君たちもまた、ベトナムの南北分断によって、南側としての犠牲を強いられている同胞なのですから』

ホア氏は最後にこのように語った。

「今のベトナムは、我々ベトナム共和国が願った姿、そしてあの北ベトナム兵が願った祖国の姿、そのどちらでもありません。」

 ホア少尉は40年経った今も、軍人として祖国を守れなかった悔しさと、そして自ら手にかけた北の兵士の言葉の重みを背負って生きておられます。この思いは彼一人だけではありません。サイゴン陥落時および終戦後海外に脱出した200万人を超える在外ベトナム人、そして現在もベトナム国内で暮らす大勢の人々が同じ思いを持って生きています。彼らは、ベトナム共産党政権が求心力を維持するため40年間続けてきた『解放戦争』の賛美と旧政権への憎悪を煽るプロパガンダがベトナムの将来の為にならないことを知っています。そして過去の遺恨を乗り越えベトナムが真に平和で豊かな国家となる為には、現在の独裁政権による恐怖政治を終わらせなければならないと訴え続けています。こうして遠く離れた国で彼らの声を聞く私も、いつの日かベトナムが、彼らの願う自由で平等な国家へ生まれ変わる事を心から祈っています。

No comments:

Post a Comment